phương pháp luân giao
Trong vụ Thu 2012, 8 dòng triển vọng (bảng 4.11) được lai theo sơ đồ Griffing 4. Thí nghiệm đánh giá các tổ hợp lai được thực hiện trong vụ Xuân 2013. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp về năng suất bắp tươi của các dòng được trình bày trong bảng 4.12 và phụ lục 5.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Bảng 4.12. Giá trị khả năng kết hợp chung (ĝi), khả năng kết hợp riêng (ŝij) và phương sai khả năng kết hợp riêng (σ2ŝij) về năng suất bắp tươi của 8 dòng triển
vọng (Xuân 2013)
Dòng Ŝij ĝi σ2ŝij
N14 N8 N9 N15 N16 N23 N19 N11 6,991 10,852 -10,348 -17,409 7,869 3,319 -1,275 13,496 75,013 N14 7,325 0,291 2,197 -1,325 -12,342 -3,137 -5,576 11,681 N8 0,386 -6,109 10,236 -18,081 -4,609 -5,671 76,757 N9 8,025 -17,898 15,419 4,125 -8,037 90,918 N15 -1,925 22,925 -7,703 3,690 132,818 N16 -10,398 13,441 -6,421 96,664 N23 -0,842 -6,304 193,515 N19 14,824 14,859
Kết quả bảng 4.12 cho thấy: Trong bộ thí nghiệm luân giao 8 dòng triển vọng, dòng có giá trị khả năng kết hợp chung cao nhất về năng suất bắp tươi là dòng N19 (ĝi =14,824) tiếp đến là N11 (13,496), cao hơn các dòng khác chắc chắn ở mức tin cậy P > 0,95. Điều đó cũng có nghĩa là trong bộ luân giao 2 dòng này mang lại hiệu quả tích cực, góp phần làm tăng thêm giá trị trung bình của tổng thể, ngoài ra có thêm dòng N15 (3,690), tuy nhiên tác động không mạnh bằng 2 dòng N19 và N11.
Về giá trị phương sai khả năng kết hợp riêng cho thấy sự sai khác rõ rệt giữa các dòng. Dòng N23 có giá trị phương sai khả năng kết hợp riêng về năng suất cao nhất (193,515), tiếp đến là các dòng N15 (132,818).
Giá trị tổ hợp riêng cao đạt được ở các tổ hợp N15 x N23 (22,925), N9 x N23 (15,419), N16 x N19 (13,441), N11 x N8 (10,852) và N8 x N16 (10,236).
Qua kết quả phân tích khả năng kết hợp về năng suất bắp tươi cho thấy 2 dòng N11 và N19 có khả năng kết hợp chung cao, 2 dòng N15 và N23 có phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
sai khả năng kết hợp riêng cao, đồng thời 4 dòng này có giá trị tổ hợp riêng cao với các dòng khác. Như vậy, có thể bổ sung các dòng này vào tập đoàn dòng ngô nếp phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô nếp lai. Điều này cũng cho thấy công tác đánh giá dòng với sự hỗ trợ của phương pháp phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị SSR đã giúp cho nhà tạo giống nhanh chóng xác định được các dòng triển vọng với xác suất thành công cao, từđó rút ngắn quá trình tạo giống ngô nếp lai.
Đồng thời với quá trình đánh giá khả năng kết hợp về năng suất bắp tươi của các dòng ngô nếp, chúng tôi tiến hành khảo sát các tổ hợp luân giao nhằm đánh giá khả năng sử dụng các dòng nếp được chọn lựa. Kết quảđược trình bày trong phần tiếp theo.