Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 chương trình mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số toàn quốc và được triển khai thực hiện trong thời gian dài. Chương trình được triển khai sớm, nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong trào của cả nước, được người dân và các địa phương hết sức quan tâm, ủng hộ và tích cực triển khai. Các cấp ủy Đảng và chính quyền đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vì lợi ích của đa số
nhân dân, góp phần đảm bảo công bằng và ổn định chính trị, xã hội; đã có nghị
quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động và nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Tính đến năm 2014, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai diện rộng trên khắp cả nước, bước đầu đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.
1.2.2.1. Về tổ chức, bộ máy triển khai chương trình
Đã hình thành bộ máy chỉđạo và quản lý Chương trình đồng bộ ở các cấp từ Trung ương tới cơ sở:
a) Ở Trung ương:
- Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập BCĐ và Thường trực BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban. Thường trực BCĐ Trung ương đã có quyết định thành lập Văn phòng Điều phối Trung ương.
- Nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành lập bộ phận thường trực để chỉđạo thực hiện các nhiệm vụđược phân công. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập BCĐ chương trình của Bộ, phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các đơn vị trực thuộc.
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập BCĐ chương trình do đồng chí Bí thư tỉnh/thành ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực tiếp làm trưởng Ban. BCĐ các tỉnh, thành phố đều thành lập bộ phận giúp việc theo một trong 03 hình thức:
- Ban Xây dựng NTM tương đương cấp sở (05 tỉnh, thành phố);
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 - Tổ giúp việc BCĐ (04 tỉnh, thành phố).
c) Cấp huyện đều thành lập BCĐ huyện do đồng chí bí thư huyện ủy hoặc chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Bộ phận giúp việc đặt trong phòng Nông nghiệp huyện.
d) Cấp xã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Đã có 71% thôn, bản, ấp thành lập Ban Phát triển thôn, bản, ấp.
Hệ thống chỉđạo mạnh, đồng bộ nhưđã nêu trên là yếu tố quan trọng thúc
đẩy triển khai thực hiện Chương trình.
Tuy vậy, mô hình tổ chức hiện nay vẫn có sự thiếu thống nhất. Việc thiếu cán bộ chuyên trách ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng công tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
1.2.2.2. Về ban hành văn bản hướng dẫn
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở định hướng chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn xã và 05 quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình. Các Bộ, ngành đã ban hành 05 quyết định và 52 thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách, nội dung chương trình.
Vận dụng chính sách của Trung ương, các tỉnh, thành phố đã ban hành thêm nhiều cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, như chính sách cấp xi măng để dân tự làm đường ở Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình; chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng hoặc mua máy móc làm đất, máy gặt đập liên hợp của An Giang, Đồng Tháp, Thái Bình; chính sách phát triển mỗi làng một sản phẩm của Quảng Ninh...
Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậm được ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chính sách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên
địa bàn xã; Tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉđạo (BCĐ) chương trình các cấp; Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; nhà ở dân cưđạt chuẩn; Hướng dẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
1.2.2.3. Về một số hoạt động
* Công tác tuyên truyền, vận động:
Các cơ quan Trung ương và địa phương đã tích cực tổ chức quán triệt về
mục đích, nội dung của chương trình. Đến cuối năm 2011 có 100% cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp đã triển khai công tác tuyên truyền tới người dân tại thôn, bản.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủđã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Nhiều tỉnh, thành phố, Bộ, ngành
đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ởđịa phương, đơn vị.
Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi đua trong xây dựng NTM và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tổng hợp kết quả thi đua.
Ban Chỉđạo Chương trình ở các địa phương đã chủđộng chỉđạo biên tập, ban hành sổ tay hướng dẫn, xây dựng phim tư liệu, bản tin, tập san riêng về xây dựng NTM phát đến các cơ quan và cán bộ tham gia chỉ đạo xây dựng NTM. Nhiều đài, báo Trung ương và địa phương đã tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động của chương trình.
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình thực hiện chương trình: “Tổ phụ nữ
tự quản đường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”... Công tác tuyên truyền vận động được coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.
* Công tác kiểm tra, giám sát:
a) Ban Chỉđạo Trung ương đã chủđộng xây dựng kế hoạch, chương trình công tác; phân công các thành viên kiểm tra, đôn đốc các địa phương. Nhờđó, đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 phát hiện các vướng mắc kịp thời đề xuất bổ sung các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương tổ chức thực hiện (công tác quy hoạch; thực hiện tiêu chí giao thông, điện, chợ nông thôn ….).
Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình ở các vùng (miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Cửu long; Duyên hải nam Trung bộ, Đông nam Bộ và Tây Nguyên) đánh giá kết quả, làm rõ tính
đặc thù của từng vùng, từđó có cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp, thúc đẩy thực hiện chương trình.
Các Bộ, ngành đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, các hội nghị sơ kết để đánh giá kết quả, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện hiệu quả hơncác nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉđạo Văn phòng Điều phối sớm ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM, các đơn vị chuyên ngành của Bộ đã xây dựng Sổ tay hướng dẫn chuyên ngành, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ vận hành chương trình và tập trung chỉđạo xây dựng mô hình điểm về các nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.
b) Ở các địa phương, công tác kiểm tra, chỉ đạo được coi trọng. Nhiều địa phương đã quy định cụ thể thời gian kiểm tra địa bàn của BCĐ các cấp. (BCĐ tỉnh Hà Tĩnh đã quy định ngày thứ Bảy hàng tuần là ngày nông thôn mới để xuống kiểm tra, chỉđạo thực hiện chương trình ở cơ sở).
Tuy nhiên, việc chỉđạo từ Trung ương hầu như mới chỉ tập trung vào cấp tỉnh và cấp xã, ít chú ý chỉ đạo cấp huyện. Vì vậy, vai trò của cấp huyện trong quy hoạch, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chỉđạo xây dựng NTM ở cấp xã chưa thật rõ nét.
1.2.2.4. Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tại các
địa phương
a. Về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
* Kết quảđạt được:
Trong 3 năm 2011-2013, Chương trình đã huy động được 485 nghìn tỷ đồng, trong đó:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 a) Ngân sách nhà nước các cấp bố trí 161.938 tỷđồng chiếm 33,4%, trong đó: - Vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 50.048 tỷđồng (10,3%), gồm ngân sách Trung ương 5.469,16 tỷ đồng (1,1%) và ngân sách địa phương các cấp 44.579,15 tỷđồng (9,2%);
- Vốn lồng ghép 111.889,7 tỷđồng (23,1%). b) Vốn tín dụng 231.378,1 tỷđồng, chiếm 47,7%.
c) Các doanh nghiệp hỗ trợ 29.900,91 tỷđồng, chiếm 6,0%. d) Dân đóng góp 62.841,07 tỷđồng, chiếm 13,0%.
Ngày 25/01/2014, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định 195/QĐ-TTg phân bổ nguồn vốn trái phiếu cho năm 2014 - 2016 là 15.000 tỷđồng, trong đó bố trí cho năm 2014 với 4.765 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương đang tích cực hoàn chỉnh phương án phân bổđể sớm triển khai thực hiện ngay từ Quí I/2014.
* Mặt hạn chế:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nguồn ngân sách bố trí cho chương trình còn thấp so với nhiệm vụđề ra; Đầu tư của doanh nghiệp trong nước và đầu tư
của nước ngoài vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn.
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 và phương hướng, nhiệm vụđến năm 2015).
1.2.2.5. Về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước
để định hướng cho xây dựng NTM. Ngày 02/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM, hỗ trợ ngân sách Trung ương để các địa phương thực hiện. Đến quý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM (trước khi có Quyết định 193/QĐ-TTg, toàn quốc mới chỉđạt 23,4%).
Các tỉnh đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng xã NTM gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An,
Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng…Một sốđịa phương đạt thấp như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Đồng thời các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụưu tiên. Đến nay đã có 81% số xã phê duyệt xong đề án.
Tuy vậy, chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều nơi còn thấp. Nhiều xã mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết. Nhiều Đề án nặng về tính toán
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn.
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 và phương hướng, nhiệm vụđến năm 2015). 1.2.2.6. Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Các địa phương đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, là yếu tố quan trọng nhất đểđổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế
- xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Nhiều địa phương đã chủ động ban hành cơ chế hỗ trợ linh hoạt, phù hợp điều kiện cụ thể của từng vùng để
huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.
Sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư
phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.
- Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu bức xúc của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội. Tỉnh Tuyên Quang đã có chính sách hỗ trợ bình quân 170 tấn xi măng, 02 triệu
đồng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí) để xây dựng 01 km đường bê tông, nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường. Các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam
Định, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Tĩnh… cũng có chính sách tương tự. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển rất cao. Cả nước đã và
đang triển khai xây dựng trên 5 ngàn công trình với khoảng 70.000 km đường giao thông nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông.
- Về thủy lợi đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửa gần 7 ngàn km kênh mương. Tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ
cứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng cho các xã điểm.
Đã có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi.
- Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng. Từ năm 2010- 2013 nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn khoảng 15.205 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện và các các dự án vay vốn nước ngoài. Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới
điện. Tới nay, tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng 1,3% so với năm 2010), trong đó có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ nông thôn có điện.
Đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí vềđiện.
- Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Đã nâng cấp hơn 1.000 công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát