0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyệ n

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH (Trang 62 -77 )

3.2.2.1. Tình hình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia. Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện công tác lập quy hoạch.

Tính tới thời điểm 31/12/2013 trên địa bàn huyện Kim Sơn công tác kiện toàn tổ chức bộ máy đạt được kết quả như sau:

Cấp huyện: Đã thành lập ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch làm phó ban, các thành viên là lãnh đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan và Bí thưđảng ủy các xã. Thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo do đồng chí trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT làm tổ trưởng, các thành viên là thành viên các phòng Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính - Kế hoạch, Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Lao động thương binh và xã hội.

Cấp xã: Đã thành lập ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư làm trưởng ban, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, ở các xóm thành lập ban phát triển xóm do đồng chí trưởng xóm là trưởng ban.

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu thực tế của địa phương trên cơ sở định hướng chung của huyện, các xã đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 Từ công tác ổn định xong tổ chức huyện đã có kế hoạch cho các xã tổ

chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Huyện ưu tiên cho các xã có điều kiện kinh tế phát triển hơn triển khai lập quy hoạch trước để có căn cứ, rút kinh nghiệm triển khai các xã tiếp theo. Tính đến thời điểm 31/12/2013 các xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành công tác lập đồ án và đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã đến năm 2020; 6 xã điểm đã hoàn thành lập quy hoạch sản xuất. Kinh phí lập các quy hoạch chi tiết còn khó khăn; kinh phí lập quy hoạch phát triển sản xuất theo hình thức khoán gọn, kinh phí khoán thấp hơn nhiều so với định mức lập quy hoạch nên chưa thu hút, khuyến khích được các

đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch.

3.2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Sau khi hoàn thành công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 25 xã, UBND huyện đã chỉđạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các hạng mục theo kế hoạch. Tính đến thời điểm 31/12/2013 đã thực hiện

được các hạng mục sau:

a) Công tác lãnh đạo, chỉđạo, điều hành quản lý

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, Ban Chỉđạo xây dựng nông thôn mới huyện, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tuyên truyền sâu rộng nhiều nội dung đến tất cả các cấp, các ngành và nhân dân, tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ và nhân dân hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá tiến độ, tìm các giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

- Đối với cấp huyện: Đã ban hành 52 văn bản các loại để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Đối với cấp xã: Các xã đã ban hành 340 văn bản các loại để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Ban thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, UBND huyện đã tiến hành kiểm tra, giám sát 11 đơn vị về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

b) Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

Các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể đã đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, nội dung và ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng NTM; đã tổ chức 694 hội nghị của huyện và của xã để kết hợp tuyên truyền, phổ biến, chỉđạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để cán bộ và nhân dân hiểu và tham gia xây dựng nông thôn mới. Đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã tăng cường thời lượng chương trình tuyên truyền về các nội dung Chương trình MTQG xây dựng NTM, các văn bản hướng dẫn và kết quả

thực hiện chương trình của tỉnh, của huyện. Cấp huyện và cấp xã đã phát hành 1.181 bộ tài liệu về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cơ sở. Tổ chức tập huấn công tác dồn điền đổi thửa cho 465 lượt cán bộ huyện và cơ sở, trong tháng 12/2013 UBND huyện phối hợp với Văn phòng điều phối XDNTM tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM đối với cán bộ cơ sở, tham quan học tập mô hình nông thôn mới các địa phương khác cho 658 lượt người.

c) Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

* Giao thông nông thôn

- Trong 3 năm thực hiện nông thôn mới, các xã đã tiếp nhận đầu tư từ các chương trình dự án đường đến trung tâm các xã làm mới, đổ bê tông 43,10 km

đường trục xã, với kinh phí 74.469,00 triệu đồng. Các xã tiếp nhận 4.601 tấn xi măng, đổ bê tông làm mới và nâng cấp 40,89 km đường giao thông thôn, xóm với kinh phí 11.064,36 triệu đồng đạt 107,27% kế hoạch.

- Tổng đường trục xã, liên xã, trục thôn xóm, đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng trên địa bàn toàn huyện là 2.996,89 km, trong đó:

+ Đường trục xã, liên xã: 128,40 km, đã cứng hoá bằng bê tông, nhựa là 86,80 km, đạt 67,60%.

+ Đường liên thôn, trục thôn, xóm: 501,26 km, đã cứng hoá bằng bê tông, nhựa là 196,22 km, đạt 39,14%.

+ Đường ngõ, xóm: 227,12 km đã cứng hoá 176,16 km, đạt 77,56%. + Đường trục chính nội đồng có tổng số là 1.638,85 km, đã cứng hóa được 744,75 km, đạt 45,44%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 * Hệ thống thủy lợi

- Tổng số km kênh mương được kiên cố hóa trên địa bàn: Hiện có 1.013,2 km kênh mương, trong đó có 908,8 km kênh cấp II, III do xã quản lý, đã kiên cố

hóa 82,14 km, đạt 9,04%; có 170 cống các loại; 28 trạm bơm.

- Trong 3 năm qua, đã cải tạo và nâng cấp kênh mương từ các dự án nạo vét, kiên cố hóa kênh mương với tổng giá trị 158.446 triệu đồng, trong đó chủ yếu vốn từ ngân sách Trung ương, làm mới, nâng cấp các cầu cống với tổng kinh phí 16.216,43 triệu đồng.

* Cơ sở vật chất trường học

- Tổng số trường học trên địa bàn: 88 trường.

- Có 54/88 trường học đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 61,36%, trong đó có 1 trường THPT; 11/27 trường mầm non, đạt tỷ lệ 40,74%; 29/29 trường tiểu học,

đạt tỷ lệ 100,00% (trong đó có 2 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); 13/27 trường THCS, đạt tỷ lệ 48,15%.

- Trong 3 năm thực hiện, đã xây dựng và nâng cấp được 14 công trình trường học, trị giá 39.447 triệu đồng.

* Cơ sở vật chất văn hóa

- Trong thời gian qua, toàn huyện xây dựng thêm được 23 nhà văn hoá thôn, xóm với tổng giá trị trên 6.096 triệu đồng, huyện hỗ trợ 25 triệu đồng/1 nhà văn hoá với tổng số tiền 575 triệu đồng.

- Về cơ sở vật chất văn hóa và công trình thể thao xã:

+ Tổng số nhà văn hóa xã trên địa bàn: 5/25 xã có nhà văn hóa. + Tỷ lệđạt chuẩn theo quy định: 5

- Về cơ sở vật chất văn hóa và công trình thể thao thôn: Tổng số nhà văn hóa, công trình thể thao thôn trên địa bàn: 119/277 thôn.

* Nhà ở dân cư: Tỷ lệđạt chuẩn theo quy định: Tổng số 39.876 nhà, trong

đó có 80% nhà cơ bản đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng. Vận động nhân dân đẩy mạnh công tác chỉnh trang nhà cửa, giảm tỷ lệ nhà dột nát, tăng tỷ lệ nhà

ởđạt tiêu chuẩn, nhân dân đầu tư trên 250 tỷ đồng xây mới, nâng cấp nhà ở, các công trình vệ sinh, cổng ngõ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 * Trụ sở UBND xã: Hoàn thành xây mới, nâng cấp trụ sở 5 xã, 01 đài tưởng niệm với tổng kinh phí 17.142 triệu đồng.

* Điện nông thôn: Ngành điện đã đầu tư nâng cấp Trạm biến áp, đường dây với tổng trị giá 13.333 triệu đồng.

* Chợ nông thôn: Cải tạo, nâng cấp 02 chợ (Chính Tâm, Lưu Phương) với tổng kinh phí 942 triệu đồng.

d) Về phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân

Thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới như: Thực hiện Đề án đào tạo nghề, các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đề án hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao, các dự án khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

- Tập trung triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang

đồng ruộng, tổ chức sản xuất tại các xã theo kế hoạch; đầu tư xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản với tổng kinh phí 737,4 triệu đồng, tập trung phát triển 72 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

- Đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho 2550 lượt người với kinh phí 255 triệu đồng. Hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao với kinh phí 1.926 triệu

đồng, hỗ trợ thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa hàng hóa với kinh phí 435 triệu đồng.

- Bố trí nguồn vốn cho hộ nghèo vay để phát triển sản xuất là 61.451 triệu

đồng. Đầu tư phát triển các HTX trên địa bàn với tổng kinh phí 1.420 triệu đồng - Phối hợp với Trường trung cấp nghề Kinh tế Kỹ thuật Công đoàn-Liên

đoàn lao động tỉnh,Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm huyện mở 16 lớp dạy nghề cho 860 lượt người, trong đó: Mở 10 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 554 lao động, 9 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 306 lao động với tổng kinh phí 1.710 triệu đồng.

e) Về văn hóa - xã hội - môi trường

* Về giáo dục

- Tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định: 100% phổ cập giáo dục THCS, 3 xã đạt chuẩn theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 - Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều khó khăn: Lao

động nông thôn phần lớn trình độ thấp, kinh phí đầu tư hỗ trợ hạn chế, thời gian

đào tạo dài, việc phối hợp giải quyết việc làm sau đào tạo khó khăn nên khó thu hút lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề.

* Về y tế

- Đầu tư nâng cấp trạm y tế các xã với tổng vốn đầu tư 2.589 triệu đồng. - Tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định: 60,76% dân số tham gia các hình thức BHYT, 11/27 xã đạt chuẩn về tiêu chí y tế.

- Tỉnh, huyện và các xã đã có các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách về bảo hiểm y tế. Việc vận động nhân dân tham gia mua BHYT vẫn còn gặp khó khăn.

* Về văn hóa

Tỉnh, huyện và các xã đã có cơ chế hỗ trợ thực hiện tiêu chí văn hóa nhưng việc bố trí kinh phí hỗ trợ còn chậm, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao. Nên tỷ lệ xã đạt tiêu chí văn hóa còn thấp.

* Về môi trường

- Phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nước sạch tại các xã, hoàn thành và đưa vào sử dụng 3/5 dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch với tổng vốn đầu tư là 45.464 triệu đồng, tổ chức thực hiện cấp nước sạch cho các hộ nhân dân đối với các dự án đã hoàn thiện.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, tường bao các nghĩa trang với kinh phí 2.100 triệu đồng.

- Toàn huyện đã tổ chức mua được 142 xe đẩy 3 bánh thu gom rác thải tại các khu dân cư, tổng trị giá là 465,8 triệu đồng, trong đó huyện hỗ trợ 234,25 triệu đồng bằng 50% mua xe thu gom rác thải. Đầu tư thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

đi xử lý với kinh phí 657 triệu đồng huyện hỗ trợ toàn bộ kinh phí.

f) Về Hệ thống chính trị

* Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh

- Tính đến thời điểm 31/12/2013: 22/25 xã đạt chuẩn tiêu chí về Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội,chiếm tỷ lệ 81,48%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 - Tổng số cán bộ, công chức cấp xã của huyện có 621 người; cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã phường, thị trấn đạt 506 người (chiếm 81,48%); cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn là 115 người.

Các xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định.

Đảng bộ chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh 27/27 xã, thị trấn.

Các tổ chức đoàn thể chính trị của các xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

* Về An ninh trật tự xã hội

- Tính đến thời điểm 21/12/2013: 22/25 xã đạt chuẩn tiêu chí về An ninh trật tự xã hội,chiếm tỷ lệ 81,48%.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, vùng nông thôn luôn đảm bảo và giữ vững; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng được mở rộng và nhân dân các dân tộc trong huyện được nâng lên; công tác đấu tranh phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch luôn được quan tâm chỉ đạo; thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng toàn dân thường xuyên được củng cố, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền biên giới Quốc gia. Tình hình An nình chính trị, trật tự xã hội luôn ổn định và

được giữ vững.

k) Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Sau khi các xã lập xong quy hoạch chung và đưa vào triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cơ bản các xã đã đạt từ 5 -15 tiêu chí. Xã đạt thấp nhất là Xã Kim Trung 5 tiêu chí, xã cao nhất là Kim Đông đạt 15 tiêu chí.

Các xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí là chiếm tỷ lệ cao 17/25 xã.

Qua phân tích cho thấy tiêu chí số 1 (Quy hoạch), tiêu chí số 04 (Điện), tiêu chí số 08 (Bưu điện) đạt cao nhất 25/25 xã. Tiêu chí số 05 (Trường học) có 23/25 xã đạt. Tiêu chí số 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, tiêu chí số 19 (An

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 ninh trật tự xã hội) có 22/25 xã đạt. Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất) có 17/25 xã đạt. Tiêu chí số 09 (Nhà ở dân cư), tiêu chí số 12 (Tỷ lệ lao động có

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH (Trang 62 -77 )

×