3.2.1.1 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào
điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực. Các tụ điểm dân cư truyền thống (như thôn, xóm...) được hình thành tập trung bên cạnh những khu vực có nước và có điều kiện canh tác ở những nơi có giao thông thuận tiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nhìn chung, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các lĩnh vực y tế, giáo dục.
Hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới, mặc dù
đã được quan tâm đầu tư song còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp. Hầu hết giao thông trong các khu dân cư đã được cứng hóa 80% nhưng khá bụi về
mùa khô gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Toàn huyện mới chỉ có thị trấn Phát Diệm có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thoát nước thải sinh hoạt... còn lại chủ yếu là chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, thấm vào đất, đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.
Các khu dân cư cũ ngày càng mở rộng, các khu dân cư mới đã bắt đầu phát triển, nước sinh hoạt đáp ứng được một phần nhu cầu người dân. Tuy nhiên, kiến trúc không gian khu dân cư còn bất hợp lý. Việc xây dựng nhà ở hoàn toàn mang tính tự phát, đảm bảo chất lượng xây dựng, kiến trúc và mỹ quan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Bình quân đất ở trung bình từ 80 - 95 m2/người. Trong tương lai việc phát triển thêm đất ở đểđáp ứng nhu cầu là thực tế khách quan không thể tránh khỏi, nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có cũng như phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp vào làm nhà ở nhất là những khu vực ruộng cho năng suất cao. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện.
3.2.1.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn a) Giao thông
Huyện Kim Sơn có mạng lưới giao thông tương đối hợp lý bao gồm 2 loại hình: Đường bộ và đường thủy cụ thể như sau:
Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và
đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 901,28 km, trong đó: - Quốc lộ 10 là tuyến đường chạy xuyên các tỉnh duyên hải phía Bắc nối từ Quảng Ninh đến Thanh hóa. Đoạn chạy qua huyện có chiều dài 18,5 km. Chạy qua các xã: Ân Hòa, Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Thượng Kiệm, Lưu Phương, Tân Thành, Lai Thành, mặt đường bê tông nhựa rộng 8,0 ÷ 11,0 m, nền 9,0 ÷ 12,0 m.
- Tỉnh lộ 480 Chạy từ huyện Yên Mô qua xã Lai Thành giao với Quốc lộ
10, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 3,0 km.
- Tỉnh lộ 480B nối với Quốc lộ 1 tại Tam Điệp qua Yên Mô về Kim Sơn.
Đoạn qua huyện có chiều dài 2,5 km, mặt đường hẹp (3,0 ÷ 3,5 m) nền đường (4,0 ÷ 5,0 m).
- Tỉnh lộ 481 là tuyến đường nối quốc lộ 10 qua các xã: Yên Lộc, Định Hóa, Văn Hải, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Đồng và thị trấn Bình Minh. Có tổng chiều dài 20,5 km.
- Đường liên xã: như tuyến đường Lưu Phương - Cồn Thoi; Đường Ân Hòa, đường WB,... tổng chiều dài các tuyến đường liên xã khoảng 50,00 km, cơ
bản các tuyến đã được nhựa hóa, bê tông, cấp phối.
- Đường trục xã: Với tổng chiều dài 78,40 km, mặt đường nhỏ, nền đường có kết cấu yếu. Mặt đường chủ yếu là bê tông, nhựa, đá dăm, tải trọng yếu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 - Đường liên thôn - liên xóm: Tổng chiều dài 728,38 km, nền đường hẹp, mặt rải đá cấp phối và một phần được bê tông.
- Đường giao thông nội thị: Mạng lưới đường nội thị chưa được hình thành rõ nét, hiện chỉ có các tuyến đường đối ngoại đi trong phạm vi đô thị đóng vai trò giao thông đô thị. Ngoài ra các tuyến ngõ xóm nối các khu dân cư với
đường giao thông chính.
Đường thủy: Vận tải đường thủy của Kim Sơn đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa với tuyến sông Đáy, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sông cấp 3, chiều rộng tối thiểu 100 m, có thể cho tầu 200 tấn chạy qua; tuyến sông Vạc chiều rộng bình quân 40m; tuyến sông Ân cho các thuyền nhỏ bé lưu thông. Hiện nay huyện đang hình thành cầu cảng để bốc xếp vận chuyển hàng hóa tại xã
Đồng Hướng và xã Quang Thiện. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng
đường thủy hàng năm lên gần 150 ngàn tấn. Phương tiện thủy bao gồm thuyền vận tải các loại và xà lan tự hành, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư xây dựng khu neo
đậu tàu thuyền với quy mô 500 tàu thuyền neo đậu.
b) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện Kim Sơn tương đối hoàn chỉnh, chủ yếu là tự
chảy và tưới tiêu tốt đảm bảo sản xuất cho nhân dân trong huyện. Có hệ thống sông, kênh mương chằng chịt, với ba trục sông chính: sông Đáy, sông Vạc và sông Càn chảy dọc theo huyện. Đây là một trong những địa bàn thoát lũ cho các lưu vực sông trên lãnh thổ tỉnh và đồng bằng sông Hồng. Trên địa bàn huyện có 1.013,20 km kênh mương, trong đó có 103,40 km kênh cấp I, 28 trạm bơm với 53 máy bơm và 26 cống dưới đê với 155,0 m cửa. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đã xuất hiện tình trạng hạn hán trên một số vùng gây nhiều khó khăn cho sản xuất như: đầu vụ đông xuân gây hạn hán khoảng 5.000 ha trong đó khu Hữu Vạc khoảng 4.000 ha.
c) Các lĩnh vực hạ tầng xã hội
- Giáo dục và đào tạo: Năm 2013, huyện có tổng số 88 trường học gồm: 27 trường Mầm Non, 29 trường Tiều học, 27 trường Trung học cơ sở, 4 trường Trung học phổ thông và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên với tổng số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Đến nay 27/27 xã, thị trấn có trường học được xây dựng kiên cố. 100% các xã, thị trấn có trung tâm Học tập cộng đồng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn các ngành học, bậc học đạt 100%.
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
Kim Sơn có đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; toàn huyện đạt 13,95 cán bộ y tế/vạn dân; 100% trạm y tế có bác sỹ; các thôn, khu phố có cán bộ y tế; các xã, thị trấn đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Trung tâm y tế huyện tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở
vật chất và trang thiết bị. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực, tỷ lệ phát triển dân số hàng năm duy trì ở mức ổn định 0,98%. Tuổi thọ
trung bình của người dân không ngừng được nâng lên; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 19% vào năm 2013.
- Văn hoá - thể thao: Số làng, thôn, khu phố được công nhận làng văn hoá ngày càng tăng, đến nay đã có 274/298 khu dân cư tiên tiến, 243/298 xóm, phố
văn hóa đạt 78% và 33.438 gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá,
đạt 80,8%. Trong những năm qua được sự chỉđạo đạo của UBND huyện, phòng văn hóa thông tin đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công các hoạt động văn hóa xã hội tại huyện. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ có bước phát triển khá, số người tham gia tập thể thao thường xuyên tăng nhanh. Thường xuyên tổ chức các giải thể thao thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, đặc biệt tổ chức các giải chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và huyện. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2013 còn 6,7% (theo tiêu chí năm 2008).
- Hệ thống đài truyền thanh huyện và đài truyền thanh các xã, thị trấn đã
được đầu tư, nâng cấp. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin thiết thực phục vụ sản xuất, đời sồng nhân dân được thực hiện qua phương thức truyền thanh khá đều đặn và hiệu quả.
- Đến nay tất cả các xã đã có điện lưới Quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lưới đường điện tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, quản lý sử dụng có hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 - Quốc phòng - An ninh: Công tác quân sự địa phương luôn được các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân và tổ chức tốt các cuộc diễn tập. Tinh thần cảnh giác và nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới được nâng lên. Các phương án, kế hoạch phòng thủ khu vực được chỉ đạo thường xuyên và bổ
sung kịp thời. Phát huy mạnh mẽ phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, kết hợp đẩy mạnh các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội; nắm chắc tình hình, điều tra, giải quyết kịp thời các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra “điểm nóng” và tình huống “đột xuất, bất ngờ”.