3.3.5.1. Giải pháp tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân, từng xóm để người dân nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu Quốc gia.
- Tuyên truyền vận động để người dân hiểu biết và tự nguyện, có nhận thức đúng đắn về việc tham gia đóng góp xây dựng quê hương, tránh tình trạng áp đặt. Trong đó, đóng góp về ngày công lao động là chính.
3.4.5.2. Giải pháp vốn đầu tư
- Tỉnh, huyện tạo mọi điều kiện hỗ trợ về cơ chế, chính sách và kinh phí cùng với sự đóng góp của nhân dân để đầu tư cho các cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản,... cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Tìm nguồn vốn để đầu tư cho ngành nông nghiệp, thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên phát triển kinh tế hộ gia đình. Thu hút các doanh nghiệp, các công ty vềđầu tư tại xã.
- Huy động tiền vốn và nhân lực trong nhân dân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn tài chính, phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương từ các nguồn thu, các khoản thuế.
3.3.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường
- Ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong sản xuất để tạo sản phẩm có giá trị cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Gắn sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
3.3.5.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Nâng cao trình độ cho người nông dân thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, giúp họ có thể hiểu được cơ bản kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
- Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực địa phương: Lực lượng lao động của xã Kim Tân hiện nay đang thiếu lao động có trình độ. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích nông dân nâng cao tay nghề, thu hút nguồn nhân lực có trình độ
về làm việc cũng như sản xuất ở địa phương. Tổ chức đào tạo nghề cho các lao
động trẻ, đồng thời tập huấn kỹ thuật sản xuất cho lao động nông nghiệp.
- Tổ chức việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn đểđẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế nông hộ. Bên cạnh đó, thành lập các câu lạc bộ như hội chăn nuôi, hội nuôi trồng thủy sản, hội trồng cây cảnh,... tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với phương châm “nông dân dạy nông dân”.