Giải pháp về phát triển sản xuấ t

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và tổ chức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 102 - 103)

Để thành công trong sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt ngoài đầu tư

cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: Hệ thống kênh mương, trạm bơm, hệ thống dịch vụ: Thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp giống cây trồng mới năng suất cao, thích

ứng với điều kiện khó khăn thì việc xây dựng các trang trại, mở rộng diện tích

đất trồng trọt đối với từng hộ nông dân là rất cần thiết, đặc biệt là sản xuất rau an toàn. Chính vì vậy để phát triển sản xuất công tác dồn điền đổi thửa, tuyên truyền, đào tạo công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ cho các chủ trang trại, chủ hộ sản xuất kinh doanh là đòi hỏi khách quan.

* Dồn điền đổi thửa

Đất sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân trong các xã ở nhiều vị trí khác nhau, khó khăn cho việc đầu tư, thâm canh tạo ra nhiều nông, lâm sản. Cùng với việc dồn điền đổi thửa là công việc xây dựng các công trình giao thông nội đồng, trạm bơm, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển nông sản và

đầu tư cơ giới hoá ở các khâu có điều kiện.

* Khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất - Công tác khuyến nông: Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ

sản,... còn mang tính tự phát, sản xuất theo kinh nghiệm nên đã hạn chế hiệu quả

sản xuất, kinh doanh; xa hơn sản phẩm làm ra không theo đúng khoa học kỹ

thuật chất lượng bịảnh hưởng làm giảm uy tín đối với người tiêu dùng, thậm chí

ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người dân và cộng đồng. Chính vì vậy, cần tuyên truyền khoa học kỹ thuật, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư.

- Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều giống cây trồng mới được lai, chọn ra thích ứng với nhiều vùng sinh thái nên cần chọn các giống cây trồng mới, ngắn ngày chất lượng cao: Lúa, ngô, lạc,....; các giống lợn siêu nạc, vịt siêu trứng phù hợp với các xã trên địa bàn huyện. Kèm theo các giống cây trồng, vật nuôi mới là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 các quy trình trồng trọt, chăn nuôi cần được chuyển giao để người dân tiếp thu thực hiện. Để thực hiện trong bước quá độ cần xây dựng các mô hình ứng dụng nhằm thông qua mô hình để người dân biết, người dân học, người dân làm sẽ có hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và tổ chức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)