Phương pháp mổ khám toàn diện của K.I Skrjabin

Một phần của tài liệu Đề cương ký sinh trùng thú y 1(nguồn Đinh Công Trưởng) (Trang 67 - 78)

- rất khó phòng trừ, cần kiên trì

1. Phương pháp mổ khám toàn diện của K.I Skrjabin

- Mục đích: tìm mọi loài giun sán ký sinh ở mọi khí quan trong cơ thể

- Ứng dụng: Dùng để điều tra khu hệ giun sán ký sinh ở đv của 1 vùng hay 1 nước nào đó

-Dụng cụ: kìm kẹp, panh, kéo, dao phẫu thuật, hộp lồng, sô chậu, kinh hiển vi, kính lup, phiến

kính, họp lồng

-Nguyên tắc: khi mổ khám cần cần căn cứ vào đặc điểm của từng loài đv mà có các phương pháp

mổ khám khác nhau

*ví dụ mổ khám đv có vũ và gia cầm: gồm 5 bước

-Bước 1: Kiểm tra bên ngoài xác chết ta dùng kìm kẹp kiểm tra cóc lỗ tự nhiên , vết trầy sước ở

các nơi da mỏng.

-Bước 2 : có thể lôt da, xem kỹ các tổ chức dưới da, và tìm KST dưới da

-Bước 3:Mổ khám các khoang để tìm KST, Sau đó kiểm tra các xoang lớn trong cơ thể( xoang ngực, xoang bụng), lấy nước trong các xoang này cho vào bình mang đi kiểm tra , kiểm tra óc, bóc mắt ra để kiểm tra, kiểm tra cả dịch trong mắt, dịch trong các khớp xương, ở xoang mặt, kiểm tra lưỡi môi,

-Bước 4: Mổ khám phân lập các khí quan riêng rẽ, nhưng ko làm rối loạn các khí quan,và các

động mạch, tĩnh mạch lớn.

+Cơ quan tiêu hóa: buộc chặt các bộ phận của cơ quan tiêu hóa rồi bóc tách ra cho vào chậu or

thùng riêng

++Thực quản: dùng kéo cát dọc đường tiêu hóa sau đó kiểm tra kỹ niêm mạc thấy chõ nào trầy

sước, sưng, có mủ thì kiểm tra kỹ chỗ đó. Sau đó dùng tay gạt toàn bộ niêm mạc thực quản cho lên phiến kính, rồi ép giữa 2 phiến kính trong suốt cho lên kính hiển vi kiềm tra và tìm ginun sán.

++ Dạ day : ta cắt dọc theo đường cong của dan dày, lấy hết chất cạn bã và nước rủa dạ dày cho

vào thùng, rồi dùng đũa khuấy sau đó đợi cho lắn cặn rồi đổ phần nước trên đi và giữ lại phần cặn rồi lại cho nươc vào rồi lại khuấy rồi lại để lắng cặn rồi lại đổ nước trên đi, cứ làm thế khi nào nước trong thì đổ nước trên đi lấy cặn mang đi soi kính tìm giun sán

++Ruột non, ruột già và manh tràng: Dùng dao rạch theo đường cong của ruột đối diện với màng

treo ruột, dùn keo phân làm đôi rồi dùng phương pháp gạn rửa sa lắng lấy các chất chứa của mỗi mộ phận mang đi kiểm tra và dùng tay gát toàn bộ niêm mạc của từng bộ phân ép kính mang kiểm tra tìm giun sán

++Gan, tuyến tụy: Tách mật mang kiểm riêng ( dùng gạn rửa sang lắng kim tra dịch mật), còn gan thì bóp nát và cũng dùng gạn rủa sa lắng tìm giun sán . Tyến tụy cũng làm như gan

++Cơ quan hô hấp: dùng kéo cắt hầu, khí – thực quản, sau đó cạo niêm dịch ép kính rồi mang soi tìm giun sán, còn phổi thì bóp nát dùng pp gạn rửa sa lắng rồi kiểm tra tìm giun sán

++Cơ quan bài tiết: Thận cắt làm đôi dùng mắt thường có thể kiểm tra đc, sao đó nạo vét bể thận, lấy tổ chức thận ép kính mang kiểm tra. Ông dẫn nước tiểu và bàng quang thì cát dọc theo đường ống sao đó dùng phương pháp gạn rửa sa lắng để kiểm tra, dùng tay gạt toàn bộ niêm mạc cho ép kính mang kiểm tra

++Các cơ: dùng phương pháp tiêu cơ hay ép cơ để kiểm tra +Với dạ dày 4 túi của đv nhai lịa thì sử lý và kiểm tra từng túi

-Ưu điểm: Phương pháp này là chính xác nhất và có thể tìm thấy tất cả các giun sán ở mọi khí

quan, tôt chức trong cơ thể động vật mà các phương pháp chẩn đoán súc vật sống không tìm thấy đc.

2. Phương pháp mổ khám toàn diện đối với một khí quan

- Mục đích: tìm mọi loài giun sán ký sinh ở một khí quan nào đó trong cơ thể - Ứng dụng: xác định chính xác các loại giun sán ở từng hệ cơ quan

3. Phương pháp mổ khám không (phi) toàn diện

-Ung dung: tìm 1 loài giun sán nào đó ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể và đc sử dụng trong

mổ khms bệnh tích nhằm phát hiện các loại giun sán hay ấu trùng có kích thước lớn mà bằng mắt thường có thể nhìn thấy đc và biết đc tỉ lện và cường độ nhiễm một loại giun sán nào đó

Câu 38. Vận dụng các học thuyết phòng trừ tổng hợp để phòng trừ 1 số bệnh giun sán cụ thể có hại cho gia súc?

Trả lời

a. Trị bệnh : Dùng thuốc 1 số thuốc như Tetraclorua cacbon, , filixan, hexacloparacilo…

- Tetraclorua cacbon với trâu bò 0,4ml/ kgP tiêm thẳng vào dạ cỏ hoặc pha lẫn với Parafin và tiêm vào bắp. Khi điêu trị thì không cần cho súc vật nhin ăn, ko điều trị cho súc vật trc 2 tháng đẻ

- Hexacloretan dùng với bò, ko dùng cho bò cái. Liều dùng 0,2-0,4g/kg Đưa qua đường miệng -Hexaclorofen cho uống với liều 17mg/kg P, Ko dùng cho bò chửa từ 7 tháng trở lên

-Dertil dùng với liều 4mg/kg thể trọng cho uống qua miệng -Dùng Fascinex, Albendazol cũng coshieeuj quả cao

- Tẩy trừ: Dertil B: 8-9mg/kg P – Trâu, bò, 5-6mg/kg P – dê cừu Fascinex: 10-12mg/kg P Fascinex: 10-12mg/kg P

Vime-facsi (Rafosanide): 1ml/30-35kg P – T, B, 1ml/15-20kg P – D, C, thỏ (tiêm dưới da, vùng cố, 1 liều duy nhất, không tiêm quá 10ml cho một chỗ tiêm)

- ÂT ngoài bãi chăn: tháo cạn nước, làm khô những đồng cỏ, dùng những chất hóa học có khả

ăng diệt ốc như vôi bột

- Với KCTG : Chăn các loài súc vật an ký chủ trung gián như ngan, ngỗng, vịt….

- ÂT cây thức ăn: cắt cỏ cách mặt nước 2-3 cm, phơi tái trước khi cho ăn. Ko cho trâu bò ăn trên

các đồng cỏ lầy lội, ngặp nước

-Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, máng uống, Vệ sinh thân thể, khai thác, sử dụng hợp lý. Định kỳ tẩy run sán cho gia súc 1 năm 2 lần và màu xuân và lần 2 vào cuối thu

-Tránh nhập gia súc tại các vùng bị bệnh khi chưa kiểm tra và trị triệt để -Trên đồng cỏ có căn bệnh có thể dùng pp chăn dắt luôn phiên

-Trứng, ấu trừng trong chuồng trại: ủ phân sinh học lợi dụng nhiệt để tiêu diệt trứng và ấu trùng.

Cách làm như sau:

-Vì là phân trâu bò có nhiều nước, nát nên khi ủ ta cấn ủ phân với là xanh và vôi bột, xung quanh đống phân dùng bùn đất chát kín và ủ với tỉ lệ như sau:

+Phân gia súc : 1000kg +Lá xanh băm nhỏ: 200kg +Vôi bột : 50kg

Các thành phần trên xếp thành lớp

-Khi vận chuyển phân ko để rơi vãi phân, dụng cụ chứa phân ko dùng để đựng hay lấy thức ăn, sau khi lấy xong cần tiêu độc

-Noi ủ phân phải bằng phẳng và cố hàng rào xung quanh , đào rãnh sâu để tránh đọng nươc. Trên bề mạt đất trc khi ủ caand trải 1 lớp cây khô, sau đó 1 lớp lá xanh, sau đó cho phân và rác vôi bột. Bên ngoài chát kín. Nhưng để 1 lỗ nhỏ trên ngọn đống phân để tưới nước khi cần

c. Chú ý

-Chẩn đoán chính xác bệnh

-Xác định những nơi cần diệt trưng và mầm bệnh của sán là gan. Nếu gs mắc ít cũng phải tiến hành diệt trùng ở quy mô rộng

-Diệt KST khi chưa tới giai đoạn trưởng thành vì khi đó chưa đẻ trứng và tránh gây tổn thương cho con vật

-Khi tiến hành phải tôm trọng quy tắc phòng bệnh chung

Câu 39: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán – trực tiếp Trả lời

*Phương pháp trực tiếp

-Dụng cụ: Cốc thủy tinh ( có thể dùng cốc nhựa), Đũa thủy tinh, phiến kính. Kính hiển vi , Panh

-Nguyên lý:

-Tiến hành thí ngiệm: có 2 cách

+Cách 1: Lấy 1 phiến kính vô trùng, sau đó nhỏ 1 giọt glycerin 50%. Sau đó dùng Panh lấy mẫu

phân cần xét ngiệm to bằng hạt đỗ, cho lên phiến kính trộn đều với giọt glycerin 50%. Đã cho trên phiến kính, sau đó gạt cặn bã sang 2 bên đầu phiến kính , dàn mỏng dd, úp lá kính lên rồi mang đi soi trên kính hiển vi để tìm trứng giun sán. Soi trên vật mính 10 ta cũng đã có thể nhìn thấy trứng giun sán

+Cách 2: Ta có thể lấy từ 2 -3 g phân cho vào cốc thủy tinh, sau đó cho thêm vào cốc 1 lượng

nước gấp 3 lần lượng phân rồi dùng đũa thủy tinh khuấy mạnh tạo dòng xoáy trong cốc rồi rút đũa thủy tinh ra sao cho trên đũa còn 1 giọt đ phân bám trên đó. Ta cho giọt dd đó lên phiến kính, đạy lá kính rồi mang lên kính hiển vi soi

- Nhược điểm: độ chính xác thấp, khi con vật nhiễm nhẹ ta cần làm 5-10 tiêu bản mới có thể phát hiện

- Ứng dụng: chẩn đoán được trứng của các loại sán lá, sán dây, giun tròn, đốt sán dây

Câu 40: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Fülleborn Trả lời

*Phương pháp Fülleborn

-Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tih( có thể dùng cốc nhựa), lưới lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển vi, panh

-Hóa chất : dd nước muối báo hòa

- Nguyên lý: lợi dụng tỉ trọng của 1 số đ nước muỗi báo hòa ( NaCl, dd Sodium hyposulfite) lớn

hơn tỉ trọng của trứng giun sán , làm cho chũng nồi lên trên

-Tiến hành thí nghiệm: dùng Panh ta lấy khoảng 5-10 gam phân cho vào cốc thủy tinh + 1 ít dd

nước muối bão hòa, Sau đó dùng đũa thủy tinh nghiền, dằm nát phân ra. Rồi cho thêm vào đó 50 – 100ml nước muỗi bão hòa vào cốc và khuấy đều. Đổ dd vào cốc khác qua lưới lọc để loại trừ căn bã. Sau đó đổ dd vào bình tam giác đến phần tiết diện nhỏ nhất của miệng bình, để yên bình trong time từ 25 – 30 phút trứng sẽ nổi lên . Dùng vòng vớt bằng thép vớt trên bề mặt của dd phù nổi để lên phiến kính, đạy lá kính lên rồi mang soi dưới kính hiển vi để tìm trứng giun sán

+Chú y: muốn nâng cáo hiệu quả của pp này ta có thể thay nước muỗi báo hòa bằng dd khác có

tỉ trọng lớn hơn như : dd Sodium hyposulfite, dd sodium nitrat…

- Ưu điểm: hiệu quả tốt, đc sử dụng rộng rãi vì chẩn đoán trứng các loại giun tròn và sán dây,

noãn nang đơn bào

- Nhược điểm: không tìm được trứng của sán lá , giun đầu gai, đốt sán dây….

Câu 41: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Darling * Phương pháp Darling

-Dụng cụ: Panh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển

vi, máy quay li tâm

-Hóa chất : dd nước muỗi bão hào

- Nguyên lý: lợi dụng tỉ trọng của 1 số dd nước muỗi báo hòa ( NaCl, dd Sodium hyposulfite) lớn

hơn tỉ trọng của trứng giun sán , làm cho chũng nồi lên trên kết hợp với lực ly tâm với ục địch tập trung được nhiều giun sán hơn

-Tiến hành thí nghiệm:

+b1:Dùng panh lấy 3-5 gam phân cho vào cốc thủy tinh + 18 -20 ml nước lã sau đó nghiền, dằm nát. Sau đó đổ dd vào cốc khác qua giá lọc và đổ phần cặn bã tren giá lọc đi và giữ lại phần dd. +b2: ta cho phần dd đã lọc vào ống ly tâm, sau đó quay li tâm trong time 1-2 phút với tốc độ là 3000 vòng / phút, khi đó tỉ trọng của trứng nặng hơn tỉ trọng của nước lã sẽ chìm xuống dưới, sau đó đổ phần dd phía trên đi, giữ lại phần cặn cho vào ống ly tâm có chứa dd nước muối bão hòa dùng đũa thủy tinh khuấy đều sau đó lại mang ly tâm 1 lần nữa trong 1-2 phút tốc độ 3000 vòng / phút. Khi đó trứng nhẹ hơn dd phù nổi sẽ nổi lên trên bề mặt.

+b3: Dùng vòng vớt vớt phần váng bên trên bề mặt của dd dàn đều trên phiến kính, đạy lá kính lại mang lên kính hiển vi soi tìm trứng giun sán

- Ưu điểm: độ chính xác cao hơn phương pháp Fülleborn , có thể tìm thấy nhiều trứng giun tròn

hơn

- Nhược điểm: không tìm được trứng của sán lá , giun đầu gai, đốt sán dây….,

Câu 42: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Cherbovich Trả lời

-Dụng cụ: : Panh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển

vi, máy quay li tâm

-Hóa chất: tùy vào mục đích chẩn đoán mà dùng hóa chất khác nhau. ( Nếu tìm giun đầu gai thì dùng Sodium hyposulfite…)

- Nguyên lý: lợi dụng tỉ trọng của 1 số dd nước muỗi báo hòa dùng Na2SO4 bh hoặc MgSO4 bh,

ZnSO4 bh ) lớn hơn tỉ trọng của trứng giun sán , làm cho chũng nồi lên trên kết hợp với lực ly tâm với ục địch tập trung được nhiều giun sán hơn

-Tiến hành thí nghiệm:

+b1:Dùng panh lấy 3-5 gam phân cho vào cốc thủy tinh + 18 -20 ml nước lã sau đó nghiền, dằm nát. Sau đó đổ dd vào cốc khác qua giá lọc và đổ phần cặn bã tren giá lọc đi và giữ lại phần dd. +b2: ta cho phần dd đã lọc vào ống ly tâm, sau đó quay li tâm trong time 1-2 phút với tốc độ là 3000 vòng / phút, khi đó tỉ trọng của trứng nặng hơn tỉ trọng của nước lã sẽ chìm xuống dưới, sau đó đổ phần dd phía trên đi, giữ lại phần cặn cho vào ống ly tâm có chứa dd nước muối bão hòa dùng đũa thủy tinh khuấy đều sau đó lại mang ly tâm 1 lần nữa trong 1-2 phút tốc độ 3000 vòng / phút. Khi đó trứng nhẹ hơn dd phù nổi sẽ nổi lên trên bề mặt.

+b3: Dùng vòng vớt vớt phần váng bên trên bề mặt của dd dàn đều trên phiến kính, đạy lá kính lại mang lên kính hiển vi soi tìm trứng giun sán

- Ưu điểm : tốt hơn 2 phương pháp Fülleborn, Darling , có thể tìm thấy trứng giun đầu gai, trứng

giun phổi lợn, các laoij trứng giun tron, sán dây ngựa, trứng sán lá …. -Nhược điểm : Kinh phí cao

Câu 43: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = Cherbovich Trả lời

*Phương pháp lắng cặn : phương pháp nổi lắng cặn, phương pháp gạn rửa sa lắng ** Phương pháp gạn rửa sa lắng

-Dụng cụ: Panh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giá lọc, vòng vớt bằng thép, phiến kính, kính hiển

vi

-Hóa chất : nước bình thường

-Nguyên lý : lợi dụng sự chênh lệch tỉ trọng giữa nước lã or các dd khác có tỉ trọng nhẹ hơn trứng

giun sán, sau khi sử lý trứng giun sán nạng sẽ chìm xuống phía dưới

-Mục đích: dùng để tìm các loại trứng giun sán có tỉ trọng lớn hơn nước lã hay dd khác

-Tiến hành thí ngiệm: Dùng panh lấy 1 lượng phân nhỏ bằng quả bóng bàn rồi cho vào cốc + ít

nước, dùng đũa thủy tinh ngiềm, dằm nát . Sau đó cho thể 1 thể tích nước vào gần đầy cốc khuấy mạnh cho phân tan đều với nước rồi lọc qua giá lọc vào 1 cốc thủy tinh khác và bỏ phần cặn bã trên giá lọc đi. Để dd sau khi đã lọc qua giá lọc yên tính trong 10 – 15 phút sau để cặn lắng xuống đáy. Rrồi ta đổ từ từ phần nước phía trên đi giữ lại phần cặn, rồi lại đổ thêm nước vào phần cặn đó lại để yên 10 – 15 phút cho căn lắng xuống. Cứ làm như thế nhiều lần cho tới khi nước trong suốt , đổ nước đi và cho căn vào đĩa lòng mang soi trên kính hiển vi và tìm trứng giun sán

- Ưu điểm: tìm đc hầu hết trứng sán lá ( trừ trứng sán lá sinh sản gia cầm), đốt sán dây…

- Nhược điểm: không chẩn đoán được trứng giun tròn, trứng sán dây, nõa nang đơn bào cũng

không tìm thấy

Câu 44: Xét nghiệm phân tìm trứng giun sán = đếm trứng Stole Trả lời

*. Phương pháp đếm trứng Stole

Một phần của tài liệu Đề cương ký sinh trùng thú y 1(nguồn Đinh Công Trưởng) (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)