Màu sắc: thường có màu trắng nhạt * Cấu tạo bên ngoài:

Một phần của tài liệu Đề cương ký sinh trùng thú y 1(nguồn Đinh Công Trưởng) (Trang 41 - 45)

* Cấu tạo bên ngoài:

-Lớp vở có nhiều lớp:

+ Dưới lớp cuticun là lớp biểu mô, tiếp đến là lớp cơ giúp cho giun tròn di chuyển được bằng cách co rút , sau lớp cơ có những tế bào mầm giúp quá trình TĐC của giun. Lớp vỏ cuticun cùng với lớp cơ tạo thành túi da cơ, bên trong là xoang cơ thể chứa các khí quan

-Cơ thể cấu tạo đối xứng rõ rệt

+ Đầu: tù, thường nhám hoặc xù xì do có môi, gai, móc , có xoang miệng

+Đuôi giun cái : thường nhọn, thẳng. Đuôi con đực hơi cong về phía bụng, đôi khi có cấu tạo phức tạp .

+Mặt lưng : Cuticun dày, mầu thẫm + Mặt bụng nhạt hơn và mỏng hơn

- Hệ tiêu hóa: có 1 ống dài chạy dọc qua thân, khá hoàn chỉnh gồm

+ Môi: thường có một hoặc nhiều môi, một số không có môi → bám chắc vào nơi ký sinh và hút

chất dinh dưỡng. Một số loài giun chng quanh miệng có móc cấu tạo đặc biệt thay môi

+Miệng: ( ở đỉnh đầu) xung quanh có môi, răng, móc gúp bám chắc vào nơi ký sinh.Một số loài

có xoang miệng và có khi có cả răng bên trong.

+Tiếp đến là thực quản: hình viên trụ or củ hành phình ra chứa thức ăn. Cuối thực quản có

tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa.

+ Ruột: có dạng hình ống rất dài, chia thành 3 phần: ruột trước ( nhào trộn thức ăn) , ruột giữa

(tiêu hóa nhờ tuyến tiêu hóa), ruột sau ( thải trừ chất căn bã)

+ Lỗ hậu môn: nằm ở mặt bụng, tận cùng của cơ thể.

- Hệ thần kinh: vòng thần kinh ở đầu co hạch thần kinh từ hạch thần kinh phát ra 2 dây thần kinh lớn dọc theo mặt lưng và bụng từ đầu ra đuôi, trước ra sau. 2 dây chạt tới phần đuôi tập trung lại tạo thành hạch lớn, phát ra 2 dây thần kinh nhỏ chỉ huy hoạt động của vùng đuôi.

- Hệ sinh dục: đại bộ phận giun tròn là đơn tính( đực cái riêng biệt). Giun cái thẳng.

+ Con đực: con đực nhỏ hơn con cái. CQSD đực hình ống nối với ống dẫn tinh, ống dẫn tinh nối với túi chứa tinh. Có gai giao cấu ( có 1 or 2 gai giao cấu dài ngắn khác nhau) thò ra ngoài qua lỗ huyệt để cố định và thụ tinh cho giun cái. Một số loài có bánh lái để điều chỉnh gai giao cấu. +Con cái: thường thẳng và lớn hơn, CQSD cái Gồm 2 buồng trứng và ống dẫn trứng tập trung lại gọi là tử cung, ra bên ngoài là âm đạo, 1 số giun cái có nắp âm đạo. bộ phận cuối cùng là lỗ sinh dục cái vị trí khác nhau tùy từng giun, lỗ sinh dục cái ≠ lỗ hậu môn

+ Giun tròn thuộc bộ phụ giun xoăn (Strongylata) thường có túi đuôi (ô giao hợp) gồm 3 thùy: hai thùy lưng và một thùy hông.

Sườn hông chứa: sườn bụng trước, sườn bụng sau, sườn hông trước, sườn hông giữa, sường hông sau.

Sườn lưng chứa: sườn lưng trong và sườn lưng ngoài

→ Ý nghĩa của hệ thống sườn đuôi: nâng đỡ con cái khi giao phối +Trứng:

- Kích thước nhỏ hơn trứng sán lá - Hình trứng hoặc hình bầu dục

- Gồm 4 lớp vỏ: lớp ngoài cùng trong suốt khó nhận biết; lớp thứ ba, thứ tư dính sát vào nhau → quan sát được hai lớp vỏ

- Không có nắp trứng

- Phôi bào luôn ở trạng thái phân chia (4, 8, 16, 32...phôi bào)

- Trứng giun tròn thường nhỏ hơn trứng sán lá → tỷ trọng nhỏ hơn do kích thước nhỏ hơn và số lượng phôi bào ít hơn

- Hệ bài tiết: gồm hai ống bài tiết lớn bắt nguồn từ sau rồi hợp lại phía trước đổ ra ngoài qua lỗ

bài tiết ngang vùng thực quản

- Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ vận động: bi tiêu giảm ( vì sống trong môi trường yếm khí)

2. Vòng đời phát triển

-Căn cứ vào đặc điểm của quá trình phát triển giun tròn đc chia ra hai dạng

a.Vòng đời phát triển trực tiếp không qua KCTG

- Vòng đời phát triển của những giun này ko cần KCTG

- Vòng đời phát triển Kiểu giun đũa, giun tóc, giun kim ( Gặp ở bệnh giun đũa bê nghe, gà, người, lơn….)

+ Dạnh trưởng thanh ký sinh ở KCCC, hằng ngày con cái thải trứng có phôi bào theo phân ra bên ngoài. ở môi trường bên ngoài, trứng có phôi bào phát triểm thành trứng có ấu trùng A1

(L1). Sau 1 time phát triển thành trứng có ấu trùng A2, tiếp tục phát triển tới Trứng có ấu trùng A3, đay là ấu trùng gây nhiễm lẫn vào thức ăn, nước uống và vào ký chủ cuối cùng ( Âu trùng kiểu giun đũa, giun tóc có vỏ trứng nên ấu trùng trong trứng có sức đề kháng cao nên kho tiêu diệt)

( VẼ VÒNG ĐỜI MINH HỌA)

-Vòng đời phát triển kiểu giun soăn: ( gặp ở giun xoăn loài nhai lại, giun phổi loài nhai lại….)

+ Dạng trưởng thành ký sinh ở KCCC , con cái thỉa trứng co phôi bào ra môi trường bên ngoài. Ở môi trường bên ngoài trứng có phôi bào phát triển thành trứng có ấu trùng A1 A2 A3 lẫn vào thức ăn, nước uống và vào KCCC. ( Kiểu giun xoăn do ấu trùng ko có vỏ trứng bao bọc nên

rễ bị tác nhân khác gây hai. Có thể di chuyển tự do)

( VẼ VÒNG ĐỜI MINH HỌA)

b.Vòng đời phát triển gián tiếp qua KCTG

- Mầm bệnh xâm nhập vào KCTG sinh sản vô tính rôi mới xâm nhập vào KCCC

- Vòng đời phát triển kiểu giun xoăn : (gặp ở bệnh giun đuôi xoắn ở dạ dày lợn, giun phổi lợn) + Dạng trưởng thành ký sinh ở KCCC. Con cái thải trứng ra môi trường bên ngoài , trứng vào vật chủ trung gian phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. KCCC ăn phải KCTG sẽ mắc bệnh - Vòng đời phát triển kiểu giun chỉ: ( gặp ở bệnh bệnh phù chân voi)

+ Dạng TT ký sinh trong máu của ký chủ. Muỗi ( VCTG) hút máu có ấu trùng rồi lại đốt Súc vật  súc vật nhiễm bệnh.

3. Phân loại

Lớp giun tròn có hơn 5000 loài, trong đó có hơn 1000 loài sống tự do, hơn 3000 loài sống KS. Giun tròn KS ở súc vật gồm các bộ phụ sau:

-Bộ phụ giun kim (Oxyurata): Thực quản có phần phình sau giống củ hành. Những loài gây hại:

Heterakis gallinarum (giun kim gà), Oxyuris equi (giun kim ngựa)

-Bộ phụ giun đũa (Ascaridata): thực quản hình trụ, xung quanh miệng có 3 môi. Những loài gây hại: Ascaris suum (giun đũa lợn), Neoascaris vitulorum (giun đũa bê nghé), Ascaridia galli (giun đũa gà), Parascaris equolorum (giun đũa ngựa)

-Bộ phụ giun xoăn (Strongylata): đuôi giun đực có túi đuôi và hệ thống sườn đuôi khá phức tạp, có hai gia giao cấu. Những loài gây hại: Stephanurus dentatus (giun thận lợn), Metastrongylus elongatus (giun phổi lợn), Dictyocaulus viviparus, D. filaria (giun phổi loài nhai lại),

Oesophagostomum dentatum (giun kết hạt), Haemonchus contortus (giun xoăn dạ dày loài nhai lại).

-Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata): thực quản dài, xung quanh được bao bọc bởi tuyến thực quản. Những loài gây hại: Trichocephalus suis, Trichinella spiralis.

-Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirurata): có 2, 4, 6 môi hoặc nhiều hơn ở quanh lỗ miệng. Giun TT KS ở đường tiêu hóa (dạ dày) và hệ hô hấp. Những loài gây hại: Tetrameres fissipina (giun xoăn mề gà), Ascarops strongylina, Physocephalus sexalatus, Gnathostoma hispidum (giun dạ dày lợn)

- Bộ phụ giun chỉ (Filariata): thân dài, mảnh như sợi chỉ, thường KS trong máu, xoang và những

khí quan không thông với bên ngoài. Đầu cấu tạo đơn giản, không môi. Thực quản hình trụ, gồm phần cơ và phần tuyến, có hai gai giao cấu không bằng nhau. Lỗ sinh dục cái ở phần trước cơ thể. Loài gây hại: Filaria sp

-Bộ phụ giun lươn (Rhabditada): thực quản có hai chỗ phình, phình trước không rõ, phình sau rõ

Câu 26. Bệnh giun đũa lợn (căn bệnh, vòng phát triển, triệu chứng bệnh tích, chẩn đoán, phòng trị)

Trả lời:

1.Hình thái, cấu tạo căn bệnh

-Bệnh do giun tròn Ascaris suum gây ra

-Nơi ký sinh ở ruột non của lơn ( lợn là ký chủ cuối cùng)

a.Hình thái của Giun TT:

- Giun màu trắng sữa, hình ống, hâi đầu thon nhọn, Kích thước lớn– giun đực, - giun cái)

- Đầu có 3 môi rất phát triển: 1 môi lưng và 2 môi bên, trên các môi có các núm gai thịt, môi lưng có 2 núm, hai môi bên mỗi môi có 1 núm → cảm giác

- Giun đực : dài 10,5-22cm mang hai gai giao cấu dài bằng nhau

- Giun cái: có kích thước 23-30cm . lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước cơ thể

*Trứng: hình bầu dục

- Kích thước: 0,050-0,075 x 0,040-0,050 mm - Vỏ dày, gồm 4 lớp:

+ Lớp vỏ ngoài màu vàng sẫm, xù xì gợn sóng , có chức năng ngăn cản tia tử ngoại và bảo vệ trứng

+ Hai lớp giữa là lớp màng bán thấm, không cho các chất bên trong thấm qua, bền vững với môi trường hữu cơ và lên men

+ Lớp trong cùng là lipoid → ngăn cản các chất từ ngoài vào (HgCl2, CuSO4, ZnSO4, NaNO3 và các chất hữu cơ). Cản những chất từ bên ngoài vào nhưng lại bị phá hủy bởi các chất làm tan Lipoid

2.Vòng đời phát triển

- Vòng đời phát triển của giun đữa lợn phát triển trực tiếp ko qua vật chủ trung gian theo kiểu giu đữa or giun tóc

-Giun TT ký sinh ở ruột non của lơn, thụ tinh và đẻ trứng ( khoảng 200000 trứng/ ngày đêm). Trứng theo phân ra ngoài, nếu gặp độ ẩm , nhiệt độ thích hợp( 20-20 độ C) thì sau 2-3 tuân trứng phát triển thành ấu trùng a1a2a3 . A3 là ấu trùng gây nhiễm.Theo thức ăn và nước uống , nếu lợn nuốt phải trong ruột lợn ấu trùng thoát vỏ trứng , có quá trình di hành phức tạp chui vào niêm mạc ruột theo máu rồi tới gan. Ở gan dừng lại lột xác thành ấu trùng A4, tiếp đó lên tim, từ tim lên phổi lột xác thành A5 và từ phế nag vào khí quản , cùng với niêm dịch ấu trùng lên hầu và đc nuốt lại vào đường tiêu hóa, tiếp đó vào ruột non sau 1 time ấu trùng lột xác lần cuối để thành giun trưởng thành ( quá trình hoàn thành vòng đời khoảng gần 2 tháng)

(Vẽ vòng đời mình họa)

3.Triệu chứng, bệnh tích: Bệnh rất phổ biến ở lợn trên khắp thế giới

a.Triệu chứng:

- Khi Lợn nhiễm nhẹ triệu chứng không rõ ràng

- Khi Lợn nhiễm nặng: lợn chậm lớn, gầy yếu, còi cọc, viêm phổi, ho, thân nhiệt tăng, hô hấp nhanh, ăn uống giảm sút, đau bụng, đôi khi có triệu chứng thần kinh, nổi mẩn

-Do giun kích thích , ruột nhu động không đều nên có ỉa chảy, xen táo bón, có chất nhày.

-Khi giun trưởn thành thì triệu trứng ko rõ, chậm lớn, sút cân, khi có nhiều giun thì ây tắc tuột, vỡ ruột, viêm xoang bung, 1 số lợn con quá mận thì có triệu trứng thần kinh

b.Bệnh tích:

-Giai đoạn đầu phổi viêm, mặt phổi có đám huyết màu hồng sẫm, trong phổi có nhiều AT

- Khi có nhiều giun trong ruột non: do giun có kích thước lớn gây ruột viêm cata, tắc, thủng, vỡ gây viêm phúc mạc, xuất huyết

-Mổ khám thấy trong ruột có nhiều giun.

c. cơ chế gây bệnh

-Ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành sán đều gây bệnh

- Khi ấu trùng tới ruột, rùi chiu qua thành ruột nên gây tổn thương ở ruột, mở đường cho các vi khuẩn khác xâm nhiễm.

-Sau đó thoe hệ tuần hoàn về gan, xuyên qua nhu mô gan nên gay tổn thương ở gan, xuất huyết, có hoại tử và can xi hóa

-Khi ấu trùng di hành qua tim rồi đén phổi, và đi vào các phế nag nên gay xuất huyết, gây viêm -Những sản phẩm phân hủy và trao đổi chất của chúng gây dị ứng cho ký chủ

-Ở giai đoạn trưởng thành do có kích thước và số lượng lớn nên có thể gay tác ruột, vỡ ruột, loét ruột, các chất độcvà trao đổi chất của chúng gây trùng độc mạn tính con vật còi cọ, chậm lớn.

5. phòng và điều trị

a.Điều trị: có thể dùng các thuốc sau

-Khi lợn trúng độc dùng atropine để giải độc

-Dùng Dipterex liều 0,1/kg thể trọng, trộn vào thức ăn cho ăn

-Piperazin: liều dùng 0,3g/kg thể trọng cho qua miệng và uống 2 lân vào sáng và chiều

-Natri fluorat : liều 0,1 kg / trọng lượng cơ thể, cho lợn nhịn ăn 12h sau troonhj lẫn với thức ăn, nước uống, sau khi ăn uống cho lợn nhịn thêm 8h nữa

Một phần của tài liệu Đề cương ký sinh trùng thú y 1(nguồn Đinh Công Trưởng) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)