- Có biện pháp tốt hơn trong việc xử lý rác thải tại địa phương.3/. Giải pháp kỹ thuật bảo tồn và phát triển loài 3/. Giải pháp kỹ thuật bảo tồn và phát triển loài
+ Quy hoạch vùng bảo tồn loài: vùng phân bố của loài Bần Chua chỉ tập trung lớn tại một số xã ở Quảng Hải, Quảng Tân, thị xã Ba Đồn. Do vậy cần quy hoạch bảo tồn tại các vùng nghiên cứu trên.
+ Khoanh nuôi, phục hồi rừng: cần có những khảo sát cụ thể về hiện
trạng rừng Bần cũng như các thảm thực vật ở đó. Từ đó, hoạch định kế hoạch khoanh nuôi cụ thể. Trong công tác khoanh nuôi cần có sự tham gia của cộng đồng thôn xã (cả chính quyền và nhân dân). Chính quyền địa phương tìm kiếm ngân sách, kêu gọi hỗ trợ về khoa học kĩ thuật; hoặc lập dự án trình ủy ban nhân dân Tỉnh. Các bước hoạch định dự án cũng như thực hiện dự án đều có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Nhân dân địa phương là lực lượng chính trong việc thực hiện các công đoạn khoanh nuôi.
+ Xúc tiến tái sinh: Nên có kế hoạch tác động xúc tiến tái sinh tự nhiên
hợp lí (tái sinh hữu tính từ hạt thay thế cho tái sinh chồi) để cải thiện chất lượng cây Bần nói riêng và toàn bộ tổ thành rừng, giúp cho rừng ngày càng phát triển theo chiều hướng đa dạng hóa chủng loại và nguồn gốc, từ đó chất lượng rừng sẽ tăng lên.
+ Mở rộng rừng:Chọn những cây tái sinh trong rừng có chất lượng sinh trưởng tốt để bứng ra trồng. Có thể vận động từng hộ nông dân ở kế cận rừng nhận khoán từng khoảnh để trồng và chăm sóc. Để làm tốt các công đoạn cũng cần có những khóa tập huấn cho họ.
+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ:
Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của loài để đưa ra biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong khâu chọn và nhân giống để đáp ứng được số lượng và chất lượng giống phục vụ hoạt động bảo tồn và phát triển loài đồng thời đáp ứng nhu cầu về cây giống cho sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
1/. Phẩm chất hạt giống.