đầu bần chua có độ che bóng khá mạnh, tuy nhiên khi tiến hành thí nghiệm không bố trí dàn che thích hợp cho các ô thí nghiệm.
Sau khi tìm ra một số nguyên nhân chúng tôi tiến hành làm lại thí nghiệm có bổ sung thêm hệ thống bép tưới tự động cho giá thể, bố trí giàn che. Và thử nghiệm trên các nền giá thể như sau: GT1: 100 % Đất cát nội đồng, GT2: Đất mùn tầng B + trấu, GT3: Đất mùn tầng B + phân chuồng hoai.
Hạt giống được kích thích ở nhiệt độ là 400 C. Thu dược kết quả như bảng 4.6
Bảng 4.6.Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của bần chua
(Thí nghiệm 2) Lần lặp GT1(%) GT2(%) GT3(%) 1 89.20 91.40 75.70 2 87.20 93.20 77.30 3 85.60 93.90 72.90 TB 87.33 92.83 75.30 (Nguồn: Thí nghiệm 2015) Qua số liệu của bảng 4.6. có thể thấy sự chênh lệch về tỷ lệ nảy mầm trung bình hay nói cách khác làsự khác biệt về giá thể có ảnh hưởng quan trọng đến sự nảy mầm của cây . Để đánh giá được hiệu quả của các loại giá thể khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm , chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấyFt= 73,27> F05 = 5,14 chứng tỏ các giá thể khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của cây với độ tin cậy 95%.
Và để tìm ra loại giá thể nào là thích hợp nhất chúng tôi tiến hành xét hai loại giá thể cho kết quả nảy mầm cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t| = 3.09< t05= 4,30 điều này chứng tỏ không có sự khác biệt giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác chúng ta có thể chọn giá thể đất mùn (tầng B) + trấuhoặc đất cát .
4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây con
4.4.1. Bố trí hệ thống vườn ươm
Trong vườn ươm cần bố trí hệ thống giàn che cho cả vùng gieo hạt và vùng tạo cây con. Giàn được làm bằng cọc tre để chống đỡ mái che, cần che nắng cho cây con bằng tấm lưới nhựa màu đen.
Hệ thống tưới tiêu cần được chú trọng. Đối với khu vực nghiên cứu tại Cơ sở liên kết nghiên cứu tài nguyên vùng cát thuộc thôn Cổ Tháp, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phần đất chủ yếu là đất cát nội đồng nên khả năng giữ nước kém, nhiệt độ ở đây khá cao hơn so với các vùng sinh thái đặc trưng của cây Bần Chua vào mùa khô 2- 30C.Ngoài ra biên độ nhiệt chênh lệch khá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây Bần chua khá lớn. Vì vậy để đảm bảo thí nghiệm phải lắp đặt hệ thống tưới tự động nhằm cung cấp lượng nước đầy đủ cho cây.
4.4.2 Tạo cây con trong bầu
Cỡ bầu 8x15 cm. Thành phần ruột bầu bao gồm đất cát, đất thịt tầng B, phân chuồng hoai, Biochar.
Khi cây mạ đạt 20 – 25 ngày tuổi, có 4 -6 lá, cao 0,5 – 1 cm thì nhổ để cấy cây vào bầu. Dùng que để chọc lỗ chính giữa ruột bầu, chiều sâu của lỗ bằng chiều dài rễ cây. Đặt cây ngay ngắn, ấn nhẹ cho đất chặt cổ rễ. Nên chọn những ngày tiết trời râm mát hoặc lúc sáng sớm và chiều tối để cấy cây.
Giá thể cho bầu là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất cây giống, giá thể quyết định đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm và tỷ lệ sống của cây khi cây được vận chuyển đi trồng rừng. Việc chọn được giá thể thích hợp là rất cần thiết. Dựa vào khả năng dồi dào của vật liệu làm giá thể và khả năng phổ dụng trong sản xuất, đối với gieo ươm cây con chúng tôi tiết hành thử nghiệm trên 3 loại giá thể khác nhau là giá thể: