Bầu gồm 40% đất thịt,15% phân chuồng hoai và 30% đất cát, 15%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây bần chua (sonneratia caseolaris(l ) engl ) ở vườn ươm vùng cát huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 37)

biochar (Công thức 3)

Để đánh giá hiệu quả của việc ươm cây con trên các giá thể khác nhau, đề tài tiến hành kiểm chứng một số chỉ tiêu như sau:

1/. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây

Để xác định được ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao cây, đề tài đã tiến hành thí nghiệm trên 3 giá thể khác nhau với mỗi công thức thí nghiệm trên 30 cây được lặp lại 3 lần.Tiến hành đo 4 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày, kết quả thu được được thể hiện như bảng 4.6

Bảng 4.7.Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây

Lần lặp CT1(cm) CT2(cm) CT3(cm) 1 1.83 2.08 2.73 2 1.83 2.34 2.72 3 1.83 2.24 2.38 TB 1.83 2.22 2.61 (Nguồn: Thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.7 để đánh giá được hiệu quả của các loại giá thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 24,06> F05 = 5,14, chứng tỏ các loại giá thể trên có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của cây rõ rệt với độ tin cậy 95%.

Và để tìm ra loại giá thể nào là thích hợp cho việc làm bầu, chúng tôi tiến hành xét hai loại giá thể cho kết quả chiều cao cao nhất và nhì. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu t cho thấy: |t| = 2,66<t05= 4,30điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa hai công thức so sánh hay nói cách khác có thể chọn 1 trong 2 công thức trên hoặc chọn cả 2 công thức có giá trị trung bình cao nhất.

Chiều cao trung bình của cây Bần chua qua 4 lượt đo trong 2 tháng được thống kê trong bảng 4.7.

Bảng 4.8.Bảng theo dõi tăng trưởng chiều cao của thân cây.

Công thức Lần đo 1(cm) Lần đo 2(cm) Lần đo 3 (cm) Lần đo 4(cm)

1 1.25 1.75 1.77 2.5

2 1.4 1.82 2.39 3.38

3 1.51 2.18 2.93 3.81

Qua bảng trên ta có được biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1 : Biểu đồ mô tả sự tăng trưởng chiều cao của cây Bần chua với

3 loại giá thể khác nhau

Trong đó: CT1: Bầu đất cát,

CT2: Bầu gồm 40% đất thịt, 5% phân vi sinh và 35% đất cát, 20% biochar

CT3: Bầu gồm 40% đất thịt,15% phân chuồng hoai và 30% đất cát, 15% biochar.

Lần đo thứ nhất vào ngày 12/3/1015 và lần đo cuối cùng vào ngày 26/4/1015 Qua biểu đồ trên chúng tôi có một số nhận xét :

- Các giá thể khác nhau có ảnh hưởng mạnh mẻ đến sự sinh trưởng về chiều cao của cây con.

- Trong phạm vi nghiên cứu với ba loại giá thể như trên dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng về chiều cao của cây con với ruột bầu là CT3 là vượt trội hơn so với hai loại bầu còn lại. Như vậy loại ruột bầu gồm Bầu gồm 40% đất thịt,15% phân chuồng hoai và 30% đất cát, 15% biochar là thích hợp nhất cho cây Bần chua.

2/. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá của cây.

Cùng thí nghiệm trên ta thu được kết quả về sự ảnh hưởng của giá thể đến số lá của cây.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá của cây Lần lặp CT1 CT2 CT3 1 5.01 10.65 7.86 2 5.39 6.31 7.68 3 5.76 6.38 7.46 TB 5.39 7.78 7.67 (Nguồn: Thí nghiệm 2015) Qua bảng 4.9 để đánh giá được hiệu quả của các loại giá thể ảnh hưởng đến số lá của cây, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 2.57 <F05 = 5,14, chứng tỏ các loại giá thể trên không ảnh hưởng đến số lá của cây với độ tin cậy 95%.

4.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến sinh trưởng của cây con

Là một loài cây ngập mặn nên loại nước tưới có ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Bần Chua. Việc chọn loại nước tưới thích hợp là rất cần thiết. Dựa vào điều kiện của vườn ươm chúng tôi tiết hành thử nghiệm với hai loại nước tưới khác nhau là:

- Tưới bằng nước ngọt tự nhiên khai thác tại chỗ có bổ sung hàm lượng

muối(CTT1)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây bần chua (sonneratia caseolaris(l ) engl ) ở vườn ươm vùng cát huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w