Tác hại: Cây còi cọc, phát trển kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây bần chua (sonneratia caseolaris(l ) engl ) ở vườn ươm vùng cát huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

- Cách phòng trừ: phòng trừ bằng cách bắt, dùng thuốc trừ sâu ( Dipterex, Padan..vv..), dùng lưới để che chắn.

Hình 4.6. Sâu xám hại Bần

4.8. Tình hình gây trồng và bảo vệ cây bần chua ở xã Quảng Hải.

4.8.1. Phân bố và đặc điểm khu vực nghiên cứu

• Phân bố Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy cây Bần chua phân bố ở một số xã ở thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình như: Quảng Lộc, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Hải, Quảng Tiên. Các rừng Bần ở đây phân bố ven bờ của sông Gianh.

Trong đó rừng Bần có diện tích lớn nhất nằm tại xã Quảng Hải. Người dân nơi đây có cuộc sống gắn bó chặt chẻ với rừng Bần.

Quảng Hải, là một xã thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Diện tích 4,35 km², dân số: 2.915 người. Xã Quảng Hải nằm bên bờ tuyến sông Gianh. Quảng Hải là một trong những xã khó khăn nhất của thị xã Ba Đồn, bốn bề là sông nước hàng năm phải gánh chịu những đợt thiên tai như lũ lụt từ đầu nguồn Sông Gianh đổ về, cuốn trôi tài sản và hoa màu của người dân.

Khí hậu nơi đây là nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 250C – 260C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 mm – 2.500 mm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Độ ẩm tương đối 83 – 84%. Đặc biệt có diện tích tiếp giáp sông Gianh khá lớn cho nên khá thuận lợi cho điều kiện sinh trưởng của cây Bần chua.

4.8.2. Vai trò của rừng bần đối với người dân địa phương

Để đánh giá được vai trò của rừng Bần đối với cuộc sống của người dân địa phương chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 hộ. Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy:

Tại đây người dân đã ý thức được vai trò của rừng Bần với cuộc sống của họ, nên việc bảo vệ rừng bần diễn ra khá thuận lợi. Đa số người dân nơi đây không biết rừng Bần được trồng từ khi nào vì tuổi thọ của rừng khá cao, nguồn gốc của khu rừng được cho là tự nhiên. Do chính quyền địa phương quản lý.

Người dân hoạt động trong rừng Bần khá thường xuyên chủ yếu để khai thác củi gổ, cây thuốc, đánh bắt thủy hải sản, một số nhỏ thì hái quả bần. Trong những năm gần đây rừng Bần có xu hướng gia tăng do nhu cầu khai thác gổ củi giảm xuống khi người dân chủ yếu sử dụng vật liệu cháy khác. Ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao hơn.

Vai trò của rừng bần đối với người dân là khá quan trọng. Một số giá trị tiêu biểu của rừng Bần tại địa phương:

Bảng 4.15. Bảng thống kê giá trị kinh tế của rừng Bần Chua

Giá trị kinh tế Số hộ /30 hộ

Làm gỗ củi 28

Làm thức ăn cho gia súc

12 Làm thực phẩm

Tận thu một số lâm sản ngoài gỗ như mật ong, cây thuốc..vv.. 25 Nơi cư ngụ và cung cấp thức ăn cho một số loài sinh vật khác,

tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Cung cấp thêm

sinh kế cho người dân thông qua hoạt động đánh bắt thủy hải sản 17

(Nguồn: kết quả điều tra 2015)

Từ bảng 4.15chúng tôi có một số nhân xét :

Người dân nơi đây đã tận dụng được nhiều giá trị kinh tế mà rừng Bần Chua đem lại. Tuy chủ yếu là phục vụ tự cung tự cấp cho hoạt động sinh hoạt gia đình như làm nhiên liệu đốt, thực phẩm cho người và động vật…Nhưng đã góp phần giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người dân. Ngoài ra còn tạo ra sinh kế cho người dân, tạo công ăn việc làm thông qua hoạt động đánh bắt cá.

•Giá trị phòng hộ.

Bảng 4.16. Bảng thống kê giá trị phòng hộ của rừng Bần Chua

Giá trị phòng hộ Số hộ /30 hộ

Rừng Bần chắn gió, chắn lũ cũng như giảm lưu lượng dòng

chảy của lũ từ đó giảm được những thiệt hại đáng kể của thiên tai 25 Rừng bần có tác dụng to lớn cho việc điều hòa nhiệt độ, vào

mùa đông rừng Bần chắn gió làm nhiệt độ trong làng có rừng bần cao hơn so với các làng khác. Vào mùa hè thì không khí

mát mẻ hơn 18

Rừng bần giữ đất rất tốt tạo thêm diện tích canh tác cho người dân 12 Rừng bần còn tạo cảnh quan xanh mát, phục vụ hoạt động nghỉ

dưỡng du lịch, nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên 9

Qua bảng 4.16. chúng tôi có một số nhận xét sau :

Người dân nơi đây đã có những hiểu biết sâu sắc về tác dụng phòng hộ của rừng ngập mặn nói chung và rừng Bần nói riêng. Nhìn chung Rừng Bần hạn chế những thiệt hại của thiên tai, tạo cảnh quan xanh mát…. Những hiểu biết này có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ rừng Bần Chua khỏi các tác nhân gây hại khác nhau.

4.7.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến rừng Bần

Theo kết quả điều tra phỏng vấn 30 hộ tại xã Quảng Hãi chúng tôi nhận thấy một số nhân tố được cho là ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng và phát triển của cây Bần chua tại địa phương chủ yếu là :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây bần chua (sonneratia caseolaris(l ) engl ) ở vườn ươm vùng cát huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w