Trên nền giá thể gồm đất thịt tầng B, biochar, đất cát. Tiến hành tưới 3 ngày một lần với hàm lượng muối là 10 ‰ cho ô thí nghiệm CTT1. Và tưới hằng ngày vào buổi tối bằng nước ngọt tự nhiên tại chổ cho cả hai CTT.
Với mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tiến hành đo 4 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày, kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.9 và 4.10
4.5.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến chiều cao của cây
Bảng 4.10.Ảnh hưởng của chế độ tưới đến chiều cao của cây
Lần lặp CTT1(cm) CTT2(cm) 1 3.19 2.95 2 3.13 2.91 3 3.12 2.91 TB 3.14 2.92 (Nguồn: Thí nghiệm 2015)
Để đánh giá được hiệu quả của các loại nước tưới ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấyFt= 76,08 > F05 =7,70, chứng tỏ các loại nước tưới trên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều cao của cây. Vậy công thức tưới ngọt có bổ sung hàm lượng muối tốt hơn tưới nước ngọt đối với sự sinh trưởng chiều cao của cây con với độ tin cậy 95%.
4.5.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến số lá của cây
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến số lá của cây
Lần lặp CTT1 CTT2 1 6.75 6,15 2 6.68 6,37 3 6.25 6,40 TB 6.56 6,30 (Nguồn: Thí nghiệm 2015)
Qua số liệu của bảng 4.11 có thể thấy sự chênh lệch về số lá trung bình là không đáng kể. Để đánh giá được hiệu quả của các loại nước tưới ảnh hưởng đến số lá của cây chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấyFt= 1,01 < F05 =7,70, chứng tỏ các loại nước tưới trên không ảnh hưởng đến số lá của cây với độ tin cậy 95%.
4.6. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến sinh trưởng của cây con
Dựa vào điều kiện của vườn ươm chúng tôi tiết hành thử nghiệm hai phương pháp tưới khác nhau là :Tưới ngập (PPT1), tưới cạn (PPT2).
Trên nền giá thể trần gồm đất thịt tầng B, biochar, đất cát. Tiến hành tưới ngập nước ở ô PPT1 và tưới một lượng nước vừa đủ thấm ở PPT2. Với mỗi công thức thử nghiệm trên 30 cây và được lặp lại 3 lần. Tiến hành đo 4 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng 4.11 bảng 4.12.
4.6.1. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến chiều cao của cây
Bảng 4.12 .Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến chiều cao của cây.
Lần lặp PPT1(cm) PPT2(cm) 1 3.14 2.74 2 2.99 2.89 3 2.98 2.77 TB 3.03 2.80 (Nguồn: Thí nghiệm 2015)
Để đánh giá được hiệu quả của các phương pháp tưới ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấyFt=11,72 > F05 =7,70, chứng tỏ các phương pháp tưới có ảnh hưởng đến chiều cao của cây. Như vậy tưới ngập tốt hơn tưới cạn đối với sự sinh trưởng chiều cao của cây với độ tin cậy 95%.
4.6.2. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến số lá của cây
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phương pháp tưới đến số lá của cây
Lần lặp PPT1 PPT2 1 6.96 6.13 2 6.72 6.12 3 6.67 6.76 TB 6.78 6.34 (Nguồn: Thí nghiệm 2015) Qua số liệu của bảng 4.13có thể thấy sự chênh lệch về số lá trung bình là không đáng kể. Để đánh giá được hiệu quả của các phương pháp tưới ảnh hưởng đến số lá của cây chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấyFt=3.77 < F05 =7,70, chứng tỏ các loại phương pháp tưới trên không ảnh hưởng đến số lá của cây với độ tin cậy 95%.
4.7. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây con.
Giá thể không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chiều cao mà còn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con.
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây.
CT Tỷ lệ sống(%) Tỷ lệ chết(%)
1 82.23 17.77
2 91.10 8.90
3 92.23 7.77
(Nguồn: Thí nghiệm 2015) Từ bảng trên ta có được biểu đồ với: CT1: Bầu đất cát,CT2: Bầu gồm 40% đất thịt, 5% phân vi sinh và 35% đất cát, 20% biochar, CT3: Bầu gồm 40% đất thịt,15% phân chuồng hoai và 30% đất cát, 15% biochar.
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ mô tả sự ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây
Từ biểu đồ trên chúng tôi có một số nhật xét:
- Các giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây.
- Tỷ lệ chết của CT1 là lớn nhất với 17.77% trong khi đó tỷ lệ chết của CT3 là thấp nhất với 7.77%. Như vậy CT3 cho tỷ lệ cây sống cao nhất.
4.7.1. Một số nhân tố gây hại đến cây bần chua trong quá trình sản xuất cây con
+ Trong giai đoạn cây non cây Bần chua gặp một số yếu tố gây hại chính như sau:
1/. Bệnh thối lở cổ rể do nấm ( Fusarium, Pythium...)
- Dấu hiệu: lá non của cây chuyển từ màu xanh sang màu nâu, sau đó lá bị lầy đồng thời có các sợi mấm màu trắng khoảng 0.5mm mọc ra từ những đám cây con bị nấm.
- Nguyên nhân: Do các bao tử nấm ( Fusarium, Pythium...) lơ lửng trong không gian hoặc tồn tại trong đất. Gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp tại nơi gieo ươm nên phát triển.
- Tác hại: Làm cây Bần con bị chết hàng loạt.
- Cách phòng trừ : phòng trừ bằng cách ủ đất gieo, khử trùng hạt giống và giá thể gieo ươm. Dùng thuốc Benlat ( 0,05-0,1%) hoặc Boocdo (0,5-1%) phun định kỳ 1-2 tuần/lần.
2/. Các loài dế
- Dấu hiệu: Cây con bị mất đọt, lá bị ăn từng đám.
- Nguyên nhân: Đọt và lá non của Bần chua là một nguồn thức ăn thích hợp cho loài dế tại vườn ươm.
- Tác hại: Cây sống còi cọc, chậm phát triển. Cây con thậm chí bị chết. - Cách phòng trừ: Phòng trừ bằng cách bắt, dùng lưới để che chắn.
Hình 4.4. Loài dế hại Bần
3/. Các loài sâu xám