1.10.1. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phân bón đối với cây Giảo cổ lam: cây Giảo cổ lam:
Để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt với cây trồng ngoài việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng ra còn phải cung cấp cân đối và kipfj thời các nguyên tố dinh dưỡng.
Theo Papadopoulos năm 1998 cho thấy, lượng đạm tổng số và nitrat ở
phiến lá và cuống lá sẽ cao hơn khi bón thêm đạm. Còn với Kaska và Gezerel năm 1983 giới thiệu thí nghiệm của mình và chỉ rõ hiệu lực của các dung dịch phân bón như Bayfolan, haxal, wuxal - 3, wuxal - 5 và phân ure, dinh dưỡng
được hấp thụ của giống Tioga, Atiso và Hocahontas ở vùng Cukuro của Thổ
nhĩ kỳ. Thí nghiệm này đã tìm thấy các dạng đạm, lân, kali và magie được hấp thụ tăng theo các dạng phân bón.
Theo Đinh Quốc Công năm 2012 khi nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của các mẫu giống Giảo cổ lam và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất Giảo cổ lam cho rằng các công thức phân bón khác nhau, có ảnh hưởng rõ rệt
đến năng suất của các mẫu giống Giảo cổ lam
Theo Cutcliffe và Blatt năm 1984 cho rằng lượng đạm tập trung ở lá trên giống Redcoat trong thời kỳ ra hoa ở mức từ 1,4 đến 2,0% và lượng đạm bón bổ sung đạt cao nhất trong 6 tuần và sau đó lượng đạm có hiệu quả với lá trong vụ thứ nhất.
Hiện nay ở Việt nam cũng như trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu thử nghiệm về các loại phân bón đối với các loại đối tượng cây trồng. Tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng phân bón vào giống Giảo cổ lam trong và ngoài nước chưa có nhiều công trình nghiên cứu.