Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây giảo cổ lam tại cẩm phả quảng ninh (Trang 47 - 70)

Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp, vẽ đồ thị, biểu đồ trên phần mềm Excel.

Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thông kê trên phầm mềm IRRISTAT (5.0)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến sinh trưởng, năng suất cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ

3.1.1. nh hưởng liu lượng đạm và mt độđến các giai đon sinh trưởng và phát trin ca ging Gio c lam 7 lá chét trong điu kin có che ph

Sinh trưởng, phát triển là hoạt động sinh lý phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Sinh trưởng, phát triển không phải là chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt mà là kết quả hoạt động tổng hợp những chức năng sinh lý của cây. Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây, các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới làm tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các chu kỳ sống của mình.

Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc vào giống, từng vùng sinh thái, từng mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc,... Việc theo dõi thời gian sinh trưởng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của Giảo cổ lam có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ và tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả. Ngoài ra còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

Thời gian sinh trưởng của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời điểm trồng thích hợp và các biện pháp kỹ thuật thích hợp với đối tượng cây trồng. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây giảo cổ lam 7 lá chét trong quá trình nghiên cứu được thể hiện qua kết quả 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độđến thời gian ra rễ, hồi xanh và tỷ lệ sống của cây giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ

Công thức Thời gian từ trồng đến ra rễ (ngày) Thời gian từ trồng đến hồi xanh (ngày) Tỷ lệ sống (%) CT1 6,0 10,0 98,50 CT2 5,3 10,3 99,80 CT3 6,3 10,0 98,70 CT4 6,3 10,0 99,40 CT5 (đ/c) 6,0 9,3 98,50 CT6 6,0 10,3 98,80 CT7 6,0 10,3 99,40 CT8 5,7 9,7 99,50 CT9 6,7 10,0 99,10

Kết quả theo dõi thí nghiệm trồng cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủở Cẩm Phả, Quảng Ninh cho thấy: Thời gian từ khi trồng đến khi có > 50% số cây xuất hiện rễ dao động từ 5,3 – 6,7 ngày. Công thức 2 ra rễ sớm nhất là 5,3 ngày, công thức 9 ra rễ muộn nhất là 6,7 ngày.

Thời gian từ trồng đến hồi xanh của các công thức thí nghiệm dao động từ 9,3 – 10,3 ngày. Các công thức có thời gian hồi xanh đều muộn hơn công thức đối chứng.

Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm khá cao, đạt từ 98,50% – 99,80%. Công thức 1 có tỷ lệ sống thấp nhất là 98,5%, tương tự như công thức đối chứng. Các công thức còn lại có tỷ lệ sống cao hơn công thức đối chứng.

Như vậy thời gian từ trồng đến ra rễ, hồi xanh và tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam ở các công thức thí nghiệm biến động không nhiều và không theo quy luật rõ ràng. Đây là thời gian đầu mới trồng chưa bố trí bón đạm nên yếu tố đạm và mật độ chưa có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên.

3.1.2. nh hưởng liu lượng đạm và mt độ đến động thái tăng trưởng chiu dài thân chính ca ging Gio c lam 7 lá chét trong điu kin có che ph

Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất sự sinh trưởng của cây Giảo cổ lam từng thời kỳ. Chiều dài thân chính phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác đặc biệt là mật độ và phân bón.

Chiều dài thân chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, là cơ sở để xác định mật độ trồng của các giống. Để thấy rõ hơn về khả năng sinh trưởng của cây Giảo cổ lam qua từng giai đoạn, chúng tôi tiến hành đo chiều dài thân chính khi bắt đầu khi cây xuất hiện lá non đầu tiên, sau đó 30 ngày tiến hành 1 lần cho tới khi thu hoạch.

Kết quả theo dõi thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độđến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam có che phủ

Công thức Chiều dài thân chính (cm) sau trồng...

30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày

CT1 17,3 59,0 149,3 198,9 CT2 17,3 54,8 155,2 223,7 CT3 17,1 57,0 155,2 224,6 CT4 18,4 53,5 134,9 201,8 CT5 (đ/c) 17,7 60,4 176,0 217,3 CT6 16,8 55,4 152,0 218,9 CT7 17,4 52,8 156,5 212,6 CT8 17,7 58,2 148,2 213,3 CT9 17,5 58,9 169,4 246,6 P(M*PB) > 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 (M*PB) - 1,65 2,19 2,15 PPB >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(PB) - 1,50 6,46 7,56 PM >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(M) - 2,44 9,99 8,42 CV(%) 4,4 4,4 6,6 4,0

* Giai đoạn sau trồng 30 ngày: Chiều dài thân chính của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 30 ngày sau khi ra lá đầu tiên dao động từ 16,8 – 18,4 cm. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ chiều dài thân chính của các công thức thí nghiệm chịu ảnh hưởng không có ý nghĩa của mật độ

trồng và liều lượng đạm.

Từ giai đoạn sau trồng 60 – 120 ngày sau trồng có giá trị PMxPB <0,05 chứng tỏ mật độ tương tác ý nghĩa với phân bón, vì vậy phải phân tích trên cơ

sở ảnh hưởng chung của cả 2 nhân tốđến chiều dài của thân. Cụ thể như sau: * Giai đoạn sau trồng 60 ngày chiều dài thân chính dao động 52,8 – 60,4 cm. Công thức 1 và công thức 9 có chiều dài thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có chiều dài thân chính ngắn hơn chắc chắn công thức đối chứng

ở mức tin cậy 95%, trong đó công thức 7 có chiều dài thân thấp nhất là 52,8 cm, thấp hơn công thức đối chứng 7,6 cm.

* Giai đoạn sau trồng 90 ngày: Chiều dài thân dao động 134,9 - 176 cm. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có chiều dài thân chính ngắn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức đối chứng có chiều dài thân dài nhất đạt 176 cm, công thức 8 có chiều cao cây thấp nhất là 148,2 cm, thấp hơn công thức đối chứng 27,8 cm.

* Giai đoạn sau trồng 120 ngày: Chiều dài thân chính dao động 198,9 – 246,6 cm. Công thức 6 sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức

đối chứng. Công thức 1, 4, 7, 8 có chiều dài thân ngắn hơn chắc chắn công thức đối chứng; Công thức 2, 3, 9 có chiều dài thân chính dài hơn công thức

đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó công thức 9 có chiều dài thân chính là dài nhất đạt 246,6 cm và dài hơn công thức đối chứng là 29,3 cm.

3.1.3. nh hưởng liu lượng đạm và mt độđến động thái ra lá ca ging Gio c lam 7 lá chét trong điu kin có che ph

Động thái ra lá trên thân chính là khả năng ra lá của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu trồng cho đến khi được thu hoạch. Giảo cổ lam là cây lấy thân lá làm mục đính kinh tế vì vậy quá trình ra lá của cây có tương quan chặt với năng suất. Kết quả theo dõi về tốc

độ ra lá của cây giảo cổ lam 7 lá chét được tổng hợp theo bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến động thái ra lá của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ

Công thức Số lá/thân chính (lá) sau trồng ...

30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày

CT1 5,0 12,0 29,3 36,1 CT2 5,0 11,4 30,1 40,9 CT3 5,0 11,1 28,6 39,2 CT4 5,3 12,1 26,8 36,3 CT5 (đ/c) 5,1 13,0 34,3 36,7 CT6 4,9 10,5 28,5 37,5 CT7 5,1 10,5 28,1 35,1 CT8 5,1 12,6 29,9 39,1 CT9 4,9 12,2 30,3 45,3 P(M*PB) > 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 (M*PB) - 0,61 0,69 0,67 PPB >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(PB) - 0,49 1,14 1,70 PM >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(M) - 0,77 1,48 2,28 CV(%) 4,5 7,4 5,9 5,3

* Giai đoạn sau trồng 30 ngày sau trồng: Số lá trên thân chính của cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 4,9 lá đến 5,3 lá. Theo kết quả xử lý thồng kê P > 0,05 điều này chứng tỏ số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Từ giai đoạn sau trồng 60 – 120 ngày sau trồng có giá trị PMxPB <0,05 chứng tỏ mật độ tương tác ý nghĩa với phân bón, vì vậy phải phân tích trên cơ sở ảnh hưởng chung của cả 2 nhân tố đến số lá/thân chính. Cụ thể như sau:

* Giai đoạn sau trồng 60 ngày số lá dao động 10,5 lá đến 13,0 lá. Công thức 8 có số lá/thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có số lá/thân chính thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó công 6 thức có số lá/thân chính thấp nhất là 10,5 lá, thấp hơn công thức đối chứng là 2,5 lá.

* Giai đoạn sau trồng 90 ngày sau trồng: Số lá/thân chính dao động 26,8 - 34,3 lá. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có số lá/thân chính thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 9 có số lá/thân chính cao nhất là 30,3 lá nhưng cũng thấp hơn công thức

đối chứng 4 lá, Công thức 4 có số lá/thân chính thấp nhất là 26,8 lá, thấp hơn công thức đối chứng 7,5 lá.

* Giai đoạn sau trồng 120 ngày sau trồng: Số lá/thân chính dao

động 35,1 – 45,3 lá. Công thức 7 có số lá/thân chính thấp nhất là 35,1 lá,thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 và 4 có số lá/thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có số lá/thân chính cao

ơn chắc chắn công thức đối chứng, trong đó công thức 9 có số lá/thân chính cao nhất là 45,3 lá, cao hơn công thức đối chứng 8,6 lá.

Kết quả theo dõi động thái ra lá của cây Giảo cổ lam 7 lá chét tại Cộng Hòa, Cẩm Phả, Quảng Ninh có cho kết quả số lá trên thân chính trùng với kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Khánh(2013)[15].

3.1.4. nh hưởng liu lượng đạm và mt độđến động thái phân cành cp 1 ca ging Gio c lam 7 lá chét trong điu kin có che ph

Khả năng phân cành, phân nhánh của thực vật là yếu tố cây trồng thích

ứng với môi trường sống và các điều kiện kỹ thuật thích hợp với thực vật. Tốc

độ phân cành diễn ra mạnh hay yếu, khả năng phân cành nhiều hay ít và độ

dài của cành ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưđặc điểm giống, kỹ

thuật chăm sóc trong, kỹ thuật canh tác đồng ruộng và trong đó có yếu tốđạm và mật độ trồng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây giảo cổ lam 7 lá chét ở từng giai đoạn của quá trình theo dõi cho thấy các chỉ tiêu liên quan

đến sinh trưởng, phát triển đó là động thái phân cành trên thân chính của cây. Tốc độ phân canh nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

trong đó có yếu tố về kỹ thuật đồng ruộng.

Giảo cổ lam là cây dây leo và đặc điểm nổi bật của loài cây này là nó có khả năng ra nhánh ngay tại các nách lá và tại các cành cấp một của cây lại có thể tiếp tục phân các nhánh cấp 2, cấp 3 tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, các yếu tố dinh dưỡng cho cây. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Giảo cổ lam 7 lá chét tại Cẩm phả, Quảng ninh thì ở từng giai đoạn của quá trình theo dõi trong điều kiện có tán che cho thấy khả năng phân cành và tốc độ phân canh nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong

đó có yếu tốđạm và mật độ. Qua theo dõi cho thấy tốc độ phân cành của cây mạnh nhất là vào thời điểm theo dõi ở giai đoạn 90 ngày và giai đoạn 60 ngày. Giai đoạn mà tốc phân cành chậm nhất đó là giai đoạn 30 ngày và giai

Bảng 3.4: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến động thái phân cành cấp 1 của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ

Công thức

Số cành cấp 1 ở các giai đoạn sau trồng... (cành) 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày

CT1 0,7 1,5 2,5 3,6 CT2 0,7 1,8 3,0 4,5 CT3 0,7 1,2 2,2 3,4 CT4 0,8 1,7 2,9 4,3 CT5 (đ/c) 0,8 2,0 3,3 5,6 CT6 0,6 1,6 2,9 4,4 CT7 0,7 1,3 2,5 3,8 CT8 0,8 2,1 3,4 4,7 CT9 0,8 2,1 3,7 4,2 P(M*PB) >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 (M*PB) - 0,28 0,32 0,33 PPB >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(PB) - 0,19 0,27 0,37 PM >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(M) - 0,28 0,42 0,45 CV(%) 14,7 17,4 15,1 10,8

* Giai đoạn sau trồng 30 ngày số cành cấp 1 dao động từ 0,6 – 0,8 cành, qua xử lý thống kê cho thấy P > 0,05 điều này có thể chứng tỏ số cành cấp 1 của các công thức thí nghiệm đều tương đương nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Từ giai đoạn sau trồng 60 – 120 ngày sau trồng có giá trị PMxPB <0,05 chứng tỏ mật độ tương tác ý nghĩa với phân bón, vì vậy phải phân tích trên cơ sở ảnh hưởng chung của cả 2 nhân tố đến số cành cấp 1. Cụ thể

như sau:

* Giai đoạn sau trồng 60 ngày số cành cấp 1 dao động 1,2 – 2,1 cành. Công thức 2, 8 và công thức 9 có số cành cấp 1 sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có số cành cấp 1 thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong

đó công thức 3 có số cành cấp 1 thấp nhất là 1,2 cành, thấp hơn công thức

đối chứng là 0,8 cành.

* Giai đoạn sau trồng 90 ngày sau trồng: Số cành cấp 1 dao động 2,2 – 3,7 cành. Công thức 1 và 8 có số cành cấp 1 sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Tất cả các công thức còn lại sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 có số cành cấp 1 thấp nhất là 2,2 cành, thấp hơn công thức đối chứng 1,1 cành.

* Giai đoạn sau trồng 120 ngày sau trồng: Số cành cấp 1 dao động 3,4 – 5,6 cành. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có số cành cấp 1 thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 8 có số

cành cấp 1 cao nhất là 4,7 cành nhưng cũng thấp hơn công thức đối chứng 0,9 cành, Công thức 3 có số cành cấp 1 thấp nhất là 3,4 cành, thấp hơn công thức đối chứng 2,2 cành.

3.1.5. nh hưởng ca liu lượng đạm và mt độ đến kh năng chng chu sâu bnh ca Ging gio c lam 7 lá chét trong điu kin có che ph

Khả năng chống chịu lại sâu bệnh hại thường gặp trên loài Giảo cổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây giảo cổ lam tại cẩm phả quảng ninh (Trang 47 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)