Chỉ tiêu và phương pháp dựa theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng,
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010).
- Điều tra sâu, bệnh hại:
+ Ban miêu: Đếm số con/ô, quy ra con/m2. Điều tra khi xuất hiện sâu hại + Sâu ăn lá: Đếm số lá bị hại/tổng số lá điều tra
+ Bệnh lở cổ rễ: Đếm tất cả các cây bị hại và tổng số cây/ô. + Bệnh vàng lá: Điều tra khi xuất hiện bệnh hại
Số cây bị hại Tỷ lệ hại (%) =
Tổng số cây điều tra
Đánh giá theo thang điểm
Điểm 1: Rất nhẹ (<1% diện tích lá bị hại) Điểm 3: Nhẹ (1% đến 5 % diện tích lá bị hại) Điểm 5: Trung bình (>5% đến 25% diện tích lá bị hại) Điểm 7: Nặng (> 25%-50% diện tích lá bị hại) Điểm 9: Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại) 2.4.3. Chỉ tiêu về năng suất:
- Khối lượng thân, lá tươi/1m2(gam): Tiến hành thu hoạch 1 m2 và cân thân, lá tươi trên từng công thức theo dõi.
- Khối lượng thân lá khô/1m2(gam): Khối lượng thân lá tươi thu 1m2
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Là năng suất thân lá tươi/1ha, được tính theo công thức:
NSLT(tạ/ha) = Khối lượng thân lá tươi/m2(gam) 100
- Năng suất thực thu: Khối lượng thân lá tươi thu được trên toàn ô thí nghiệm, từ đó quy ra tạ/ha.
2.4.4. Một số chỉ tiêu về chất lượng cây Giảo cổ lam:
- Tỉ lệ chất khô (%): Mỗi ô thí nghiệm cân 1m2 thân lá tươi (P1), đưa sấy khô đến khối lượng không đổi (13%) cân được khối lượng (P2).
Hàm lượng chất khô (%) = P2 X 100 P1
- Phân tích hàm lượng Saponin và hàm lượng Protein trong cây Giảo cổ
lam: Mỗi ô thí nghiệm lấy 1 mẫu Giảo cổ lam đã phơi khô, gửi phân tích các chỉ tiêu trên tại phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích định lượng sponin: Cân chính sác khoảng 10g bột dược liệu đã xác định độ ẩm và cho vào túi giấy lọc, đặt túi vào bình Soxhlet. Chiết bằng Chloroform. Sau đó chiết bằng Methanol cho tới khi khoog còn saponnin(quan sát hiện tượng tạo bọt). Cất thu hồi dung môi còn khoảng 20 ml, rót từ từ vào 100 ml aceton và khấy nhẹ sẽ xuất hiện kết tủa, lọc lấy tủa hòa tan tủa vào 50 ml nước nóng, đun cách thủy cho tan hết. Lọc lấy dịch lọc cho vào bình gạn, chiết nhiều lần bằng n-butanol cho đến khi kiệt saponin. Gộp dịch chiết, cất thu hồi dung môi, cô cách thủy cho đến khô. Sấy cặn ở 600C cho đến khối lượng không đổi. Cân rồi tính ra hàm lượng saponin trong dược liệu.
% saponin = a x 100% A(100 - X)
Trong đó: a: Khối lượng cặn khô saponin(g).
A: Khối lượng dược liệu đem định lượng(g). X: Độẩm của dược liệu(%)
Nơi thực hiện: Viện khoa học sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Phương pháp xác định protein: Cân chính xác 100g bột Giảo cổ lam (A)
đã sấy khô đến khối lượng không đổi. Thêm vào A một lượng 196 ml dung dịch NaOH 10% (B). Tách chiết protein trong A bằng cách hồi lưu B trong 5 giờ ở nhiệt độ 10000C. Việc tách chiết vết protein này được lặp lại 2 lần, tổng cộng dùng 392 ml NaOH 10%. Sau đó lọc loại bỏ Giảo cổ lam, gộp dịch lọc, thu được dung dịch C. Dịch lọc C được trung hoà bằng HCl 10N đến pH = 7 (D), cất loại bỏ nước ở 6000C trong điều kiện chân không, thu được protein còn sót lại trong A (E). Chất E được làm khô bằng Silicagen trong bình hút
ẩm chân không đến khối lượng không đổi (F). Xác định vết protein trong F bằng cách phân tích hàm lượng Nitơ toàn phần theo phương pháp Kjeldahl. Các thí nghiệm trên 3 lần để lấy giá trị trung bình của các kết quả nghiên cứu.
Nơi thực hiện: Viện khoa học sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp, vẽ đồ thị, biểu đồ trên phần mềm Excel.
Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thông kê trên phầm mềm IRRISTAT (5.0)
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến sinh trưởng, năng suất cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
3.1.1. Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
Sinh trưởng, phát triển là hoạt động sinh lý phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Sinh trưởng, phát triển không phải là chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt mà là kết quả hoạt động tổng hợp những chức năng sinh lý của cây. Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây, các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới làm tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các chu kỳ sống của mình.
Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc vào giống, từng vùng sinh thái, từng mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc,... Việc theo dõi thời gian sinh trưởng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của Giảo cổ lam có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ và tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả. Ngoài ra còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.
Thời gian sinh trưởng của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thời điểm trồng thích hợp và các biện pháp kỹ thuật thích hợp với đối tượng cây trồng. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây giảo cổ lam 7 lá chét trong quá trình nghiên cứu được thể hiện qua kết quả 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độđến thời gian ra rễ, hồi xanh và tỷ lệ sống của cây giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
Công thức Thời gian từ trồng đến ra rễ (ngày) Thời gian từ trồng đến hồi xanh (ngày) Tỷ lệ sống (%) CT1 6,0 10,0 98,50 CT2 5,3 10,3 99,80 CT3 6,3 10,0 98,70 CT4 6,3 10,0 99,40 CT5 (đ/c) 6,0 9,3 98,50 CT6 6,0 10,3 98,80 CT7 6,0 10,3 99,40 CT8 5,7 9,7 99,50 CT9 6,7 10,0 99,10
Kết quả theo dõi thí nghiệm trồng cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủở Cẩm Phả, Quảng Ninh cho thấy: Thời gian từ khi trồng đến khi có > 50% số cây xuất hiện rễ dao động từ 5,3 – 6,7 ngày. Công thức 2 ra rễ sớm nhất là 5,3 ngày, công thức 9 ra rễ muộn nhất là 6,7 ngày.
Thời gian từ trồng đến hồi xanh của các công thức thí nghiệm dao động từ 9,3 – 10,3 ngày. Các công thức có thời gian hồi xanh đều muộn hơn công thức đối chứng.
Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm khá cao, đạt từ 98,50% – 99,80%. Công thức 1 có tỷ lệ sống thấp nhất là 98,5%, tương tự như công thức đối chứng. Các công thức còn lại có tỷ lệ sống cao hơn công thức đối chứng.
Như vậy thời gian từ trồng đến ra rễ, hồi xanh và tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam ở các công thức thí nghiệm biến động không nhiều và không theo quy luật rõ ràng. Đây là thời gian đầu mới trồng chưa bố trí bón đạm nên yếu tố đạm và mật độ chưa có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên.
3.1.2. Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độ đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất sự sinh trưởng của cây Giảo cổ lam từng thời kỳ. Chiều dài thân chính phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác đặc biệt là mật độ và phân bón.
Chiều dài thân chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, là cơ sở để xác định mật độ trồng của các giống. Để thấy rõ hơn về khả năng sinh trưởng của cây Giảo cổ lam qua từng giai đoạn, chúng tôi tiến hành đo chiều dài thân chính khi bắt đầu khi cây xuất hiện lá non đầu tiên, sau đó 30 ngày tiến hành 1 lần cho tới khi thu hoạch.
Kết quả theo dõi thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độđến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam có che phủ
Công thức Chiều dài thân chính (cm) sau trồng...
30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày
CT1 17,3 59,0 149,3 198,9 CT2 17,3 54,8 155,2 223,7 CT3 17,1 57,0 155,2 224,6 CT4 18,4 53,5 134,9 201,8 CT5 (đ/c) 17,7 60,4 176,0 217,3 CT6 16,8 55,4 152,0 218,9 CT7 17,4 52,8 156,5 212,6 CT8 17,7 58,2 148,2 213,3 CT9 17,5 58,9 169,4 246,6 P(M*PB) > 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 (M*PB) - 1,65 2,19 2,15 PPB >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(PB) - 1,50 6,46 7,56 PM >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(M) - 2,44 9,99 8,42 CV(%) 4,4 4,4 6,6 4,0
* Giai đoạn sau trồng 30 ngày: Chiều dài thân chính của các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 30 ngày sau khi ra lá đầu tiên dao động từ 16,8 – 18,4 cm. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ chiều dài thân chính của các công thức thí nghiệm chịu ảnh hưởng không có ý nghĩa của mật độ
trồng và liều lượng đạm.
Từ giai đoạn sau trồng 60 – 120 ngày sau trồng có giá trị PMxPB <0,05 chứng tỏ mật độ tương tác ý nghĩa với phân bón, vì vậy phải phân tích trên cơ
sở ảnh hưởng chung của cả 2 nhân tốđến chiều dài của thân. Cụ thể như sau: * Giai đoạn sau trồng 60 ngày chiều dài thân chính dao động 52,8 – 60,4 cm. Công thức 1 và công thức 9 có chiều dài thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có chiều dài thân chính ngắn hơn chắc chắn công thức đối chứng
ở mức tin cậy 95%, trong đó công thức 7 có chiều dài thân thấp nhất là 52,8 cm, thấp hơn công thức đối chứng 7,6 cm.
* Giai đoạn sau trồng 90 ngày: Chiều dài thân dao động 134,9 - 176 cm. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có chiều dài thân chính ngắn hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức đối chứng có chiều dài thân dài nhất đạt 176 cm, công thức 8 có chiều cao cây thấp nhất là 148,2 cm, thấp hơn công thức đối chứng 27,8 cm.
* Giai đoạn sau trồng 120 ngày: Chiều dài thân chính dao động 198,9 – 246,6 cm. Công thức 6 sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức
đối chứng. Công thức 1, 4, 7, 8 có chiều dài thân ngắn hơn chắc chắn công thức đối chứng; Công thức 2, 3, 9 có chiều dài thân chính dài hơn công thức
đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó công thức 9 có chiều dài thân chính là dài nhất đạt 246,6 cm và dài hơn công thức đối chứng là 29,3 cm.
3.1.3. Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến động thái ra lá của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
Động thái ra lá trên thân chính là khả năng ra lá của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu trồng cho đến khi được thu hoạch. Giảo cổ lam là cây lấy thân lá làm mục đính kinh tế vì vậy quá trình ra lá của cây có tương quan chặt với năng suất. Kết quả theo dõi về tốc
độ ra lá của cây giảo cổ lam 7 lá chét được tổng hợp theo bảng 3.3.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến động thái ra lá của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
Công thức Số lá/thân chính (lá) sau trồng ...
30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày
CT1 5,0 12,0 29,3 36,1 CT2 5,0 11,4 30,1 40,9 CT3 5,0 11,1 28,6 39,2 CT4 5,3 12,1 26,8 36,3 CT5 (đ/c) 5,1 13,0 34,3 36,7 CT6 4,9 10,5 28,5 37,5 CT7 5,1 10,5 28,1 35,1 CT8 5,1 12,6 29,9 39,1 CT9 4,9 12,2 30,3 45,3 P(M*PB) > 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 (M*PB) - 0,61 0,69 0,67 PPB >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(PB) - 0,49 1,14 1,70 PM >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05(M) - 0,77 1,48 2,28 CV(%) 4,5 7,4 5,9 5,3
* Giai đoạn sau trồng 30 ngày sau trồng: Số lá trên thân chính của cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ 4,9 lá đến 5,3 lá. Theo kết quả xử lý thồng kê P > 0,05 điều này chứng tỏ số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.
Từ giai đoạn sau trồng 60 – 120 ngày sau trồng có giá trị PMxPB <0,05 chứng tỏ mật độ tương tác ý nghĩa với phân bón, vì vậy phải phân tích trên cơ sở ảnh hưởng chung của cả 2 nhân tố đến số lá/thân chính. Cụ thể như sau:
* Giai đoạn sau trồng 60 ngày số lá dao động 10,5 lá đến 13,0 lá. Công thức 8 có số lá/thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có số lá/thân chính thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó công 6 thức có số lá/thân chính thấp nhất là 10,5 lá, thấp hơn công thức đối chứng là 2,5 lá.
* Giai đoạn sau trồng 90 ngày sau trồng: Số lá/thân chính dao động 26,8 - 34,3 lá. Tất cả các công thức thí nghiệm đều có số lá/thân chính thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 9 có số lá/thân chính cao nhất là 30,3 lá nhưng cũng thấp hơn công thức
đối chứng 4 lá, Công thức 4 có số lá/thân chính thấp nhất là 26,8 lá, thấp hơn công thức đối chứng 7,5 lá.
* Giai đoạn sau trồng 120 ngày sau trồng: Số lá/thân chính dao
động 35,1 – 45,3 lá. Công thức 7 có số lá/thân chính thấp nhất là 35,1 lá,thấp hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 và 4 có số lá/thân chính sai khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Các công thức còn lại có số lá/thân chính cao
ơn chắc chắn công thức đối chứng, trong đó công thức 9 có số lá/thân chính cao nhất là 45,3 lá, cao hơn công thức đối chứng 8,6 lá.
Kết quả theo dõi động thái ra lá của cây Giảo cổ lam 7 lá chét tại Cộng Hòa, Cẩm Phả, Quảng Ninh có cho kết quả số lá trên thân chính trùng với kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Khánh(2013)[15].
3.1.4. Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độđến động thái phân cành cấp 1 của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ
Khả năng phân cành, phân nhánh của thực vật là yếu tố cây trồng thích
ứng với môi trường sống và các điều kiện kỹ thuật thích hợp với thực vật. Tốc
độ phân cành diễn ra mạnh hay yếu, khả năng phân cành nhiều hay ít và độ
dài của cành ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưđặc điểm giống, kỹ
thuật chăm sóc trong, kỹ thuật canh tác đồng ruộng và trong đó có yếu tốđạm và mật độ trồng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây giảo cổ lam 7 lá chét ở từng giai đoạn của quá trình theo dõi cho thấy các chỉ tiêu liên quan
đến sinh trưởng, phát triển đó là động thái phân cành trên thân chính của cây. Tốc độ phân canh nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có yếu tố về kỹ thuật đồng ruộng.
Giảo cổ lam là cây dây leo và đặc điểm nổi bật của loài cây này là nó có khả năng ra nhánh ngay tại các nách lá và tại các cành cấp một của cây lại có