Một số chỉ tiêu về chất lượng cây Giảo cổ lam:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây giảo cổ lam tại cẩm phả quảng ninh (Trang 46 - 47)

- Tỉ lệ chất khô (%): Mỗi ô thí nghiệm cân 1m2 thân lá tươi (P1), đưa sấy khô đến khối lượng không đổi (13%) cân được khối lượng (P2).

Hàm lượng chất khô (%) = P2 X 100 P1

- Phân tích hàm lượng Saponin và hàm lượng Protein trong cây Giảo cổ

lam: Mỗi ô thí nghiệm lấy 1 mẫu Giảo cổ lam đã phơi khô, gửi phân tích các chỉ tiêu trên tại phòng thí nghiệm

Phương pháp phân tích định lượng sponin: Cân chính sác khoảng 10g bột dược liệu đã xác định độ ẩm và cho vào túi giấy lọc, đặt túi vào bình Soxhlet. Chiết bằng Chloroform. Sau đó chiết bằng Methanol cho tới khi khoog còn saponnin(quan sát hiện tượng tạo bọt). Cất thu hồi dung môi còn khoảng 20 ml, rót từ từ vào 100 ml aceton và khấy nhẹ sẽ xuất hiện kết tủa, lọc lấy tủa hòa tan tủa vào 50 ml nước nóng, đun cách thủy cho tan hết. Lọc lấy dịch lọc cho vào bình gạn, chiết nhiều lần bằng n-butanol cho đến khi kiệt saponin. Gộp dịch chiết, cất thu hồi dung môi, cô cách thủy cho đến khô. Sấy cặn ở 600C cho đến khối lượng không đổi. Cân rồi tính ra hàm lượng saponin trong dược liệu.

% saponin = a x 100% A(100 - X)

Trong đó: a: Khối lượng cặn khô saponin(g).

A: Khối lượng dược liệu đem định lượng(g). X: Độẩm của dược liệu(%)

Nơi thực hiện: Viện khoa học sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Phương pháp xác định protein: Cân chính xác 100g bột Giảo cổ lam (A)

đã sấy khô đến khối lượng không đổi. Thêm vào A một lượng 196 ml dung dịch NaOH 10% (B). Tách chiết protein trong A bằng cách hồi lưu B trong 5 giờ ở nhiệt độ 10000C. Việc tách chiết vết protein này được lặp lại 2 lần, tổng cộng dùng 392 ml NaOH 10%. Sau đó lọc loại bỏ Giảo cổ lam, gộp dịch lọc, thu được dung dịch C. Dịch lọc C được trung hoà bằng HCl 10N đến pH = 7 (D), cất loại bỏ nước ở 6000C trong điều kiện chân không, thu được protein còn sót lại trong A (E). Chất E được làm khô bằng Silicagen trong bình hút

ẩm chân không đến khối lượng không đổi (F). Xác định vết protein trong F bằng cách phân tích hàm lượng Nitơ toàn phần theo phương pháp Kjeldahl. Các thí nghiệm trên 3 lần để lấy giá trị trung bình của các kết quả nghiên cứu.

Nơi thực hiện: Viện khoa học sự sống trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây giảo cổ lam tại cẩm phả quảng ninh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)