chét trong điều kiện không che phủ
Để so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của Giảo cổ lam 7 lá chét tại Cộng Hòa, thành phố Cẩm phả trong điều kiện có tán che và trong điều kiện không che phủ chúng tôi lấy công thức 5 (công thức đối chứng) để so sánh. Kết quả thể hiện qua bảng 3.13.
Bảng 3.13: So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng của Giảo cổ lam trồng trong điều kiện che phủ với không che phủ
TT Chỉ tiêu Có tán
che
Không tán che
1 Thời gian bén rễ (ngày sau trồng) 6,0 9,7 2 Thời gian hồi xanh (ngày sau trồng) 9,3 19,7 3 Tỷ lệ sống (%) 98,5 94,0 4 Chiều dài cây ở giai đoạn 120 NST (cm) 217,3 199,0 5 Số lá/thân chính ở giai đoạn 120 NST (cm) 36,7 33,0 6 Số cành cấp 1 ở giai đoạn 120 NST (cm) 5,6 3,9 7 Năng suất thực thu (tạ/ha) 53,1 45,3 8 Khối lượng khô (g/m2) 568,0 495,0 9 Hàm lượng Saponin (%) 1,05 0,99 10 Hàm lượng chất khô (%) 13,38 12,97 11 Hàm lượng protein tổng số (%) 23,7 21,3
Số liệu bảng 3.13 cho thấy: Cây Giảo cổ lam 7 lá chét khi được trồng trong điều kiện được che phủ và không che phủ có kết quả cụ thể như sau:
Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng:
- Thời gian bén rễ của cây được trồng trong điều kiện có che phủ nhanh hơn cây được trồng trong điều kiện không che phủ là 3,7 ngày. Thời gian cây bắt đầu ra lá non đầu tiên trong điều kiện có che phủ sớm hơn 10,4 ngày đối với cây trồng trong điều kiện không che phủ. Tỷ lệ sống của cây trong điều kiện không che phủ cao hơn cây trồng trong điều kiện không che phủ là 4,5%. - Đối với cây trồng trong điều kiện có che phủ thì chiều cao cây ở
giai đoạn 120 ngày sau trồng dài hơn cây trồng trong điều kiện không che phủ là 18,3 cm.
- Khi cây Giảo cổ lam trồng trong điều kiện có che phủ có số lá nhiều hơn số lá của cây trồng trong điều kiện không che phủ là 3,7 lá.
- Động thái phân cành cấp 1 của cây trồng trong điều kiện có che phủ
nhiều hơn số cành của cây được trồng trong điều kiện không che phủ vói số
cành là: 1,7 cành.
Chỉ tiêu về năng suất:
- Trong điều kiện trồng có che phủ năng suất thực thu của cây Giảo cổ lam cao hơn cây trồng trong điều kiện không có tán che là 7,8 tạ/ha.
- Đối với khối lượng khô cho thấy: Cây được trồng trong điều kiện có che phủ có khối lượng khô trên một đơn vị diện tích cao hơn cây Giảo cổ lam trồng trong điều kiện không che phủ là: 73,0 g/m2.
Chỉ tiêu về hàm lượng các chất:
- Hàm lượng Saponin: Bằng việc gửi mẫu phân tích và được phân tích theo phương pháp định lượng saponin đã cho kết quả cây Giảo cổ lam được trồng trong điều kiện có che phủ có hàm lượng saponin cao hơn cây Giảo cổ
- Hàm lượng chất khô: Sau khi tiến hành cân định lượng chất khô của cây Giảo cổ lam ở trong hai điều kiện sau đó được chia cho hàm lượng chất tươi ban đầu cho ta thấy kết quả hàm lượng chất khô trong cây Giảo cổ lam
được trồng trong điều kiện có tán che cao hơn cây được trồng trong điều kiện không có tán che là 0,41%.
- Hàm lượng protein: Phương pháp xác định protein theo phương pháp chiết tách và được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống của trường đại học Nông lâm Thái Nguyên cho thấy cây Giảo cổ lam được trồng trong điều kiện có che phủ có hàm lượng protein cao hơn cây Giảo cổ
lam được trồng trong điều kiện không che phủ là 2,4%.
Từ kết quả trên cho thấy, thí nghiệm trồng Giảo cổ lam trong điều kiện
được che bớt ánh sáng bằng lưới đen thì cây sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ
sống cao hơn. Có số lá, số cành nhiều hơn và năng suất thực thu, hàm lượng protein, saponin và hàm lượng chất khô cao hơn so với thí nghiệm trồng Giảo cổ lam trong điều kiện không che. Điều đó được giải thích bởi cây Giảo cổ
lam thích nghi với ánh sáng tán xạ, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng tán xạ, mặt khác khi được che bằng lưới đen thì cây ít bị sương muối, nhiệt độ
mát về mùa hè và ấm về mùa đông, giảm sự bốc thoát hơi nước của đất tạo
điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh hơn, tích lũy chất khô và các hoạt chất khác nhiều hơn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ