Từ thực tế triển khai Nghị quyết 20 NQ/TU của Thành uỷ và Nghị quyết số 09/2000/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác GPMB ,có thể rút ra một số giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị
GBMB là một việc phức tạp liên quan đến lợi ích của,nhà nước,tập thể,cá nhân,lao động,việc làm,chỗ ở,giá đất thay đổi từng năm,cùng loại đất mục đích sử dụng như nhau nhưng giá chênh lệch nhiều so với giá bồi thường ở Huyện… Do vậy Ban Thường vụ Huyện uỷ đã coi trọng công tácGPMB,tập trung lãnh đạo,chỉ đạo. Huyện uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo GPMB do đồng chí Phó bí thư Huyện uỷ làm Trưởng ban, các ban ngành đoàn thể là thành viên nhằm huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị cho công tác GPMB.
2. Tuyên truyền, phổ biến trong quá trình thực hiện
Phải xác định công tác tuyên truyền vận động là khâu quan trọng đầu tiên cần phải làm trong công tác GPMB,vì vậy phải công khai dự án,công khai chủ trương chính sách,chế độ bồi thường hỗ trợ để cán bộ Đảng viên và nhân dân hiểu. Cán bộ chuyên môn, nhất là lãnh đạo cấp Huyện coi trọng công tác tiếp dân, sẵn sàng tổ chức đối thoại, giải thích nếu người dân chưa hiểu.Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh về pháp luật những văn bản của Trung ương,Thành phố có liên quan đến công tác GPBM,tuyên truyền kịp thời những xã ,hộ gia đình thực hiện tốt công tác GPMB.
Khuyến khích, vận động, tổ chức người dân cùng tham gia vào dự án.
Tạo niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chủ trương và chính sách của Nhà nước bằng các biện pháp tăng cường đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại của dân kịp thời đúng quy định.
Tăng cường công tác tuyên truyền :dự án phải được công khai để người dân cùng biết. Các chế độ chính sách bồi thường cò liên quan phải được công khai dân chủ,kịp thời và đầy đủ.
3. Chuẩn bị trước về kinh phí bồi thường, quỹ nhà tái định cư
Những điều kiện như: kinh phí bồi thường hỗ trỡ, quỹ nhà, đất tái định cư phải được chuẩn bị và đi trước một bước( tránh trường hợp dự án GPMB phương án đã được phê duyệt cũng như không để các hộ dân phải chờ đợi kinh phí , đất và nhà tái định cư). Phối hợp chặt chẽ giữa các Chủ đầu tư - xã - huyện,nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác GPMB.
Công tác chuẩn bị quỹ nhà, đất tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm đầy đủ các điều kiện để tạo lập nơi tái định cư về diện tích ở, cơ sở hạ tầng bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Các khu tái định cư được xây dựng phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, chất lượng.
4. Thường xuyên nắm bắt tình hình, để vận dụng đúng, kịp thời các chính sách của Nhà nước sách của Nhà nước
Thường xuyên quan tâm nắm bắt tình hình, vận dụng các chính sách của Nhà nước một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình của Huyện, đảm bảo, đúng pháp luật và tạo thuận lợi cho chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Làm tốt công tác tiếp dân ,giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.Lắng nghe ý kiến của dân,qiải quyết những kiến nghị , quyề lợi chính đáng của dân,kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo Thành phố những vướng mắc. Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành Thành phố với các ban ngành của Huyện.
Kiên quyết thực hiện kỷ cương phép nước đối với những trường hợp đã thực hiện bồi thường hỗ trợ đầy đủ, chính sách mà các hộ dân vẫn chống đối không cộng tác để GPMB.
5. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người dân bị thu hồi đất.
các hộ mất đất được kinh doanh buôn bán, phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng các khu sản xuất tập trung của các làng nghề để thu hút lao động. Phối hợp với Sở Lao động thương binh và xã hội xuất khẩu lao động,tổ chức hội chợ việc làm…
Hiện nay, theo quy định của thành phố Hà Nội: - Hỗ trợ đào tạo chuyển nghề: 25.000 đồng/m2
- Hỗ trợ ổn định đời sống: 35.000 đồng/m2
Các hộ dân sau khi nhận tiền đền bù thường xây dựng nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị như: xe máy, nội thất gia đình… mà không biết đầu tư hiệu quả. Vì thế sau một thời gian sẽ hết tiền đền bù mà lại không có nghề nghiệp đã sinh ra nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút… đây cũng là vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy cần phải có những giải pháp:
- Thành lập các trung tâm đào tạo nghề, cùng với nó là thành lập các tổ tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia học nghề và lựa chọn nghề phù hợp.
- Xây dựng các chợ ở các xã mất đất tạo điều kiện cho người dân buôn bán.
- Khuyến khích người nông dân không có nhu cầu đất nông nghiệp vẫn còn đất sẽ cho người nông dân mất đất nhưng vẫn có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp thuê lại đất để tiếp tục sản xuất.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân nên gửi tiết kiệm số tiền đền bù lấy lãi suất đảm bảo cho con em họ học hành.
6. Đảm bảo công bằng về giá đền bù
Công tác GPMB ngày càng phức tạp do chính sách giá đang có sự chênh lệch trong việc bồi thường giữa quận, huyện (ở cùng loại đất, cùng mục đích sử dụng), sức ép đòi hỏi giải quyết, lao động việc làm, cần phải thành lập Ban chỉ đạo GPMB ở cấp quận huyện để có sự tập trung lãnh đạo, sẵn sàng huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục.
Chính sách giá phải đảm bảo công bằng cùng loại đất (trong cùng một dự án, giáp ranh Quận-Huyện ). Chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch GPMB dứt điểm trong năm kể cả đói với những dự án diện tích thu hồi lớn và phức tạp tránh tình trạng kéo dài nhiều năm (để tránh việc các hộ dân khiếu kiện do thay đổi giá đất hàng năm).
7. Đẩy nhanh việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện
GCNQSD đất là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc bồi thường GPMB. Đây là căn cứ để người dân được xác định bồi thường. Hiện nay vẫn còn rất nhiều đất đai vẫn chưa được cấp GCNQSD đất vì thế phải sử dụng các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, giấy tờ chuyển nhượng hoặc xem xét có tên trong các sổ quản lý cũ… Tất cả các quy định này nhằm mục đích công nhận QSD đất cho người dân để việc bồi thường chính xác, thoả đáng.
Phải hoàn thiện được cơ chế làm việc để có thể đảm bảo thời gian trả giấy là nhanh nhất cho người dân. Bổ xung thêm đội ngũ cán bộ vì khối lượng công việc của phòng Tài nguyên và Môi trường là tương đối lớn.
8. Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo
Trong công tác GPMB khó có thể tránh khỏi việc tố cáo, khiếu nại. Để có thể hạn chế bớt cần phải thực hiện một số yếu tố:
- Tuyên truyền phổ biến đến người dân về các chính sách pháp luật của Nhà nước về trình tự thủ tục GPMB và giải thích rõ cho người dân hiểu.
- Thiết lập đường dây nóng của tổ công tác GPMB để giải đáp những thắc mắc của người dân kịp thời và bất cứ lúc nào.
- Tổ chức thu thập các thông tin liên quan đến các đơn thư tố cáo từ đó sẽ họp bàn đánh giá, tổng hợp ý kiến để đưa ra phương án giải quyết hợp lý và nhanh chóng.