7. Kết cấu của Luận văn
2.1.2 Đánh giá việc thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việc đánh giá thực trạng thực thi quyền lực nhân dân ở nƣớc ta đƣợc nhìn nhận trên khía cạnh hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Từ việc ban hành các văn bản chính sách cho đến việc tổ chức thực hiện các chính sách đó trên thực tế. Mặt khác, khi nói đến thực thi quyền lực nhân dân trƣớc hết phải thể hiện đƣợc vai trò và sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng và phản biện các chính sách của nhà nƣớc, đồng thời đánh giá đƣợc việc phát huy dân chủ của nhân dân đạt đƣợc kết quả nhƣ thế nào và còn tồn tại những hạn chế, yếu kém trên những khía cạnh nào.
Nội dung thực thực thi quyền lực nhân dân bao gồm tất cả các quyền từ chính trị, kinh tế đến các quyền về văn hóa-xã hội ..trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ chủ yếu tập trung đánh giá về các quyền chính trị. Trong đó chỉ ra
những kết quả đạt đƣợc cả về phƣơng diện xây dựng, ban hành, thực thi các văn bản cũng nhƣ những chuyển biến tích cực về thực hành dân chủ trong xã hội.
* Đánh giá về những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, nhìn chung tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ƣơng tới địa phƣơng đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở nƣớc ta.
Một là, nhờ làm tốt công tác xây dựng và ban hành các chính sách bảo đảm việc thực thi quyền lực của nhân dân, đặc biệt là cấp cơ sở mà quyền và lợi ích của nhân dân lao động luôn luôn đƣợc quan tâm đúng mức, nhân dân ngày càng có nhiều điều kiện để tham gia sâu hơn vào công việc của nhà nƣớc từ hình thành bộ máy cho đến vận hành trên thực tế. Thông qua các cơ quan đại diện cho quyền lực của mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, mọi tầng lớp nhân dân đã thể hiện đƣợc ý chí, quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của mình đến các cơ quan nhà nƣớc - bộ máy mà mình đã ủy quyền, thay mặt mình để quản lý và điều hành xã hội.
Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/TW về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”. Ngày 11/05/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29-NĐ/CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Ngày 28/03/2002 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Ngày7/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP về “Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”. Đây là những văn bản pháp lý, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là cơ sở để Nhà nƣớc giám sát, bảo đảm quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Mục đích của thực hiện dân chủ cơ sở là phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở cấp xã, phƣờng, thị trấn, động viên sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cƣờng đoàn
kết, xây dựng đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể cơ sở trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Cụ thể là, quyền làm chủ về kinh tế ngày càng đƣợc nâng cao và mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất nhƣ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chinh sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân tham gia cống hiến trí tuệ và khả năng của mình góp phần xây dựng quê hƣơng đất nƣớc ngày càng giàu mạnh. Trong lĩnh vực kinh tế, những năm qua, nhà nƣớc cũng đã ban hành hệ thống các bộ luật, các văn bản dƣới luật về kinh tế đã tạo ra cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với mọi ngƣời dân và mọi thành phần kinh tế, đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy đƣợc tính năng động xã hội và dân chủ trong hoạt động kinh tế những năm vừa qua. Trên cơ sở đổi mới thể chế mà tổ chức và bộ máy của hệ thống chính trị đã tinh giản hơn và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp để thay thế cho sự tách biệt giữa nhà nƣớc và tƣ nhân nhƣ Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc trƣớc đây. Nhiều nghị định, thông tƣ và các văn bản dƣới luật khác trên lĩnh vực kinh tế đã từng bƣớc cụ thể hóa vai trò của nhân dân trong quyết định cũng nhƣ kiểm soát, giám sát và khiếu nại tố cáo các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Nhờ thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh về thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phƣờng, thị trấn, nhân dân đã có quyền tham gia sâu rộng hơn về các chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Các dự án kinh tế trọng điểm đã đƣợc đƣa ra lấy ý kiến tại các kỳ họp Quốc hội, đảm bảo quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế. Sự gắn bó, gần gũi giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân; sự đồng thuận giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo đƣợc bầu không khí
thoải mái, khuyến khích nhân dân hăng hái tham gia phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, góp phần xây dựng quê hƣơng.
Từ khi Quy chế dân chủ cơ sở đƣợc triển khai thực hiện, nhân dân đã đƣợc thông tin về các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là các luật: Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã (2003 và 2012), Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung 2013); Luật Lao động,... Bên cạnh đó, nhân dân còn đƣợc tham gia ý kiến với HĐND về các vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của mình: phƣơng án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, định hƣớng phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống...
Đối với quyền trên lĩnh vực chính trị, đã từng bƣớc xác lập địa vị làm chủ của ngƣời dân trên mọi lĩnh vực. Đó là, Quốc hội đã có nhiều đổi mới về nội dung và phƣơng thức hoạt động, tăng cƣờng mối quan hệ giữa Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội với chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ đó hình thành cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân thông qua việc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Chất lƣợng các buổi tiếp xúc ngày càng đƣợc nâng cao, phƣơng thức đối thoại từng bƣớc đƣợc đổi mới. Đặc biệt nhân dân đã đƣợc nghe và yêu cầu các đại biểu Quốc hội cũng nhƣ Hội đồng nhân dân các cấp giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của mình đối với Nhà nƣớc. Công tác khiếu nại, tố cáo của nhân dân về các hành vi vi phạm pháp luật đối với cán bộ, đảng viên, công chức nhà nƣớc, các tập thể, các tổ chức nhà nƣớc đƣợc quan tâm. Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc thể hiện tập trung ở việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh ở cơ sở; củng cố tình làng nghĩa xóm, giáo dục truyền thống, đạo đức, văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật, đồng thời nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Hầu hết các xã, phƣờng, thị trấn đều thực hiện tốt các chƣơng trình văn hoá - xã hội: xây dựng nông thôn mới, ấp văn hoá, gia đình văn hoá; phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cƣ, chƣơng trình phòng chống các tệ nạn xã hội; chăm sóc, giáo dục trẻ em; chƣơng trình xã hội hoá giáo dục, y tế, thể thao,...
Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đã tạo nhiều chuyển biến trong lề lối làm việc của chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức nhà nƣớc từ phong cách quản lý quan liêu, xa dân sang phong cách dân chủ công khai, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Nhiều công việc của chính quyền các cấp đều đƣợc nhân dân tham gia góp ý, giám sát và quyết định. Hiện nay, các kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã đƣợc truyền hình, truyền thanh trực tiếp để nhân dân theo dõi, giám sát, đánh giá trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Có nhiều vấn đề liên quan thiết thực tới đời sống của nhân dân nhƣ: chuyển đổi hợp tác xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành, nghề, quy hoạch và sử dụng đất, giãn dân, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của các khu dân cƣ...đƣợc đƣa ra thảo luận dân chủ, rộng rãi trong nhân dân để tìm ra phƣơng án thực hiện tốt nhất. Nhiều nơi đã công khai với dân về thu -chi ngân sách, sử dụng các khoản đóng góp của dân, công khai mức thuế của các hộ sản xuất kinh doanh, quy hoạch xây dựng, phƣơng án đền bù, di dân giải phóng mặt bằng cũng nhƣ công khai các công trình dự án của nhà nƣớc đầu tƣ cho nhân dân ở các địa phƣơng.
Tất cả những việc làm trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhân dân nhận thức ra đƣợc quyền lực của mình đã đƣợc thể chế hóa một cách có hiệu quả, đúng với bản chất của nhà nƣớc. Chính điểm này, nhân dân càng tin tƣởng và gắn bó vào chính quyền nhà nƣớc, khơi dậy đƣợc sự giác ngộ chính trị của nhân dân và biến thành ý thức tự giác của cả cộng đồng dân tộc. Khi tạo ra đƣợc cơ chế và phƣơng châm dân chủ, nhân dân có thể tham gia cùng nhau bàn bạc, quyết định những công việc của cộng đồng nhƣ xây dựng hƣơng ƣớc, quy ƣớc, thực hiện hòa giải mâu thuẩn trong nội bộ, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, giữ gìn trật tự an ninh, phát huy thuần phong mỹ tục, gắn
kết tình làng nghĩa xóm. Trong việc thành lập bộ máy thôn xóm, nhân dân đã trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trƣởng thôn, xóm và tổ trƣởng tổ dân phố (theo Pháp lệnh Số 34 năm 2007 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội) thay cho chỉ định nhƣ trƣớc đây, đƣợc xem là một hình thức dân chủ trực tiếp mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới cũng đã xuất hiện những mặt yếu kém của bộ máy nhà nƣớc nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần phải đƣợc khắc phục.
Hai là, về hoạt động giám sát của Quốc hội đã quan tâm giám sát việc thực hiện các giải pháp chống tham nhũng, buôn lậu, chống các tệ nạn xã hội, lập lại trật tự kỹ cƣơng trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, xuất nhập khẩu và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hoạt động giám sát của Quốc hội đã góp phần bảo đảm cho bộ máy nhà nƣớc hoạt động đúng chức năng, bảo đảm Hiến pháp, pháp luật và chính sách của nhà nƣớc đƣợc thi hành nghiêm chỉnh. Quốc hội đã cải tiến việc xem xét các báo cáo của chính phủ và của các cơ quan tƣ pháp cũng nhƣ các hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội, tiếp dân, chỉ đạo việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của dân. Để cụ thể hóa hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong phạm vi đối tƣợng giám sát, ngày 17 tháng 6 năm 2003 Quốc hội đã ban hành Luật số 05 về hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây chính là cơ sở để Quốc hội làm tốt hơn vai trò, chức năng giám sát của mình. Sau khi ban hành Luật Giám sát, hoạt động giám sát của Quốc hội đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Chất lƣợng giám sát ngày càng sâu hơn, nhiều chƣơng trình giám sát chuyên đề đã đƣợc thực hiện. Hình thức và phƣơng pháp giám sát từng bƣớc đƣợc đổi mới theo hƣớng thiết thực, hiệu quả, trọng tâm.
Thực hiện một trong những nội dung của hoạt động giám sát, vừa qua, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 "về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn". Đây là
lần đầu tiên Quốc hội thực hiện nội dung quan trọng này. Mặc dù kết quả đạt đƣợc qua kỳ lấy phiếu vừa rồi mới chỉ là bƣớc đầu nhƣng hết sức quan trọng. Các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu đã lần lƣợt đƣợc lấy phiếu đều thể hiện sự đồng tình cao trƣớc cách làm này. Các đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trƣớc nhân dân, dành thời gian nghiên cứu kỹ các báo cáo, nắm bắt, tìm hiểu thông tin liên quan, thận trọng, khách quan, công tâm khi đánh giá mức độ tín nhiệm đối với những ngƣời đƣợc lấy phiếu. Công tác điều hành chặt chẽ, khoa học, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao vai trò của đại biểu. Công tác thông tin đƣợc quan tâm chỉ đạo sát sao, giúp đại biểu Quốc hội tiếp cận đƣợc nhiều thông tin thiết thực, tin cậy, làm cơ sở để đánh giá chính xác mức độ tín nhiệm đối với những ngƣời đƣợc lấy phiếu. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh chân thực thực trạng kinh tế-xã hội đất nƣớc, những thành tựu đã đạt đƣợc và những yếu kém tồn tại trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; đồng thời giúp những ngƣời đƣợc lấy phiếu tín nhiệm thấy đƣợc mức độ tín nhiệm của mình, có phƣơng hƣớng khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, tiếp tục rèn luyện, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đƣợc cử tri và nhân dân cả nƣớc hoan nghênh, đồng tình, tin tƣởng, đƣợc công bố công khai, kịp thời để cử tri và nhân dân theo dõi, giám sát.
Ba là, về quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc, Quốc hội đã thực hiện tốt việc quyết định kế hoạch và nhiệm vụ chiến lƣợc về kinh tế xã hội, dự toán và phân bổ ngân sách, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách đối nội - đối ngoại. Quốc hội đã có những quyết định về việc thực hiện hay không thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia. Quốc hội đã quan tâm đến chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, chính sách đầu tƣ và phát triển các vùng, miền khó khăn, xem xét việc giải quyết việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nƣớc.
Bốn là, Quốc hội đã từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện hoạt động tiếp xúc cử tri. Trong thời gian qua, đi liền với hoạt động giám sát, nhiều hình
thức tiếp xúc cử tri đã đƣợc tổ chức một cách phù hợp, đảm bảo để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri nới ứng cử, nơi cƣ trú, nơi làm việc. Hoạt động tiếp xúc cử tri theo từng chuyên đề đã bƣớc đầu đƣợc chú trọng. Đại biểu Quốc hội đã giành nhiều thời gian nắm bắt, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của cƣ tri, gắn nội dung tiếp xúc với việc chuẩn bị kỳ họp Quốc hội, hoạt động của các cơ quan Quốc hội. Đặc biệt trong thời gian qua, Quốc hội đã nhanh chóng