Quyền lực của nhân dân

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.2.Quyền lực của nhân dân

Trong ngôn ngữ Hy Lạp đã xuất hiện một thuật ngữ: Democratia, nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân (Democratia là từ ghép của hai từ: Demó là dân chúng, nhân dân; crató là cai trị, quyền lực). Nhƣ vậy, với nguyên nghĩa của từ, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, quyền lực của nhân dân; dân chủ là sự cai trị của nhân dân. Ở đây có thể hiểu thêm rằng nhân dân là chủ thể của quyền lực, nhân dân sử dụng quyền lực, trong đó quyền lực chính trị là quan trọng nhất để tổ chức, quản lý xã hội, thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời. Trong lịch sử đã từng tồn tại 3 mô hình nhà nƣớc thực hiện quyền lực của nhân dân: Nhà nƣớc dân chủ Aten cổ đại, Nhà nƣớc dân chủ tƣ bản chủ nghĩa và Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Ở từng loại nhà nƣớc đó, quyền lực chính trị của nhân dân có những biến đổi khác nhau, bắt nguồn từ những biến đổi lịch sử của phạm trù nhân dân. "Nhân dân là tập hợp đông đảo những bộ phận ngƣời thuộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, chủ yếu là những ngƣời lao động, phân biệt với tập hợp những ngƣời thuộc tầng lớp thống trị xã hội" [4, tr.1238]. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này thì trong tập hợp đó, có một bộ phận nhân dân đóng vai trò trung tâm. Bộ phận trung tâm trong nhân dân là lực lƣợng nắm hầu hết những tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội; cũng là ngƣời đóng vai trò chính yếu trong nhân dân thực hiện các mối quan hệ với quyền lực nhà nƣớc.

Quần chúng nhân dân là số đông bị trị so với thiểu số là giai cấp thống trị. Tất cả giai cấp thống trị trƣớc đây đều là những nhóm thiểu số so với quần chúng nhân dân bị thống trị. Lênin cho rằng: "Quần chúng là toàn bộ những ngƣời lao động và những ngƣời bị tƣ bản bóc lột" [45, tr.235]. Đó là liên minh của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là lực lƣợng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nhiều nhất và do đó họ là lực lƣợng cách mạng nhất. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là ngƣời chủ chân chính của tƣ liệu sản xuất, của chế độ công hữu chủ nghĩa xã hội. Họ không chỉ là lực lƣợng tiên tiến nhất trong nhân dân mà lợi ích cơ bản của họ còn thống nhất với lợi ích cơ

bản của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Họ là bộ phận trung tâm trong nhân dân, nắm lấy quyền lãnh đạo quyền lực nhà nƣớc. Vì vậy, quyền lực chính trị của nhân dân là quyền quyết định của toàn dân đối với quyền lực nhà nƣớc.

Việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động đƣợc thông qua quá trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, đấu tranh chính trị và cách mạng xã hội là nhằm mục đích xác lập quyền lực nhà nƣớc, giành lấy tự do và dân chủ chính trị cho nhân dân lao động, giành lấy chính quyền nhà nƣớc về tay nhân dân lao động. Nhân dân lao động khi đã nắm đƣợc chính quyền sẽ thực hiện dân chủ cho mọi ngƣời lao động. Thông qua hoạt động bầu cử, nhân dân lao động thiết lập nên bộ máy nhà nƣớc"kiểu mới" của mình để tổ chức quản lý xã hội. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện một nền dân chủ cao hơn các nền dân chủ trƣớc đó, là sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào đời sống chính trị, vào công việc của nhà nƣớc. Đó là nền dân chủ của số đông mọi ngƣời chứ không phải của một số ít ngƣời đặc quyền, đặc lợi trong xã hội. Dân chủ thực sự theo nguyên nghĩa của nó, là quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị kiểu mới, trong đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động đƣợc giải phóng, trở thành ngƣời chủ của xã hội.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nhìn thấy ở quần chúng nhân dân là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Theo các ông, mọi sự kiện lớn lao trong đời sống xã hội, mọi biến đổi cách mạng xảy ra trong lịch sử sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng. Quan niệm nêu trên của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh dấu bƣớc ngoặt trong sự phát triển của nhận thức lý luận về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của xã hội. Chính nhân dân bằng lao động sáng tạo của mình đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ chân chính dân chủ của số đông nhân dân lao động, của đa số dân cƣ và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Là thành quả của quá trình hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa với tƣ cách là quyền lực của nhân dân, đồng thời với tƣ cách là chế độ chính trị sẽ từng bƣớc hoàn thiện và phát huy vai trò động lực to lớn trong tiến trình cách mạng, dƣới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.

Nhân dân lao động chiếm đa số tuyệt đối trong dân cƣ nên họ là chủ thể của quyền lực nhà nƣớc. Quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân có nghĩa là nhân dân làm chủ và kiểm soát quyền lực về kinh tế, chính trị, xã hội và việc sử dụng những quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội. Để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động phải có những hình thức thực hiện đa dạng, thích hợp, phải có những cơ quan nhất định hoạt động thƣờng xuyên là công cụ đại diện để nhân dân lao động thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình. Do đó, dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp đƣợc coi là hai phƣơng thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Nhƣ vậy, qua sự phân tích và luận giải trên đây, có thể khái quát về quyền lực của nhân dân nhƣ sau: "Quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa là nhân dân lao động vừa làm chủ và kiểm soát quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội và việc sử dụng những quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội" [35, tr.340].

Kế thừa và phát huy những tƣ tƣởng của Mác, Ăngghen và Lênin về quyền lực chính trị và thực thi quyền lực của nhân dân lao động, Hồ Chí Minh trên nền tảng tƣ tƣởng và truyền thống phƣơng Đông và bằng thực tiễn chỉ đạo cách mạng nƣớc ta đã làm cho hệ quan điểm Mácxít về những vấn đề này đƣợc bổ sung thêm những nội dung mới. Từ quan niệm cho rằng, quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp

để trấn áp một giai cấp khác và mục đích trƣớc mắt của những ngƣời cộng sản là tổ chức những ngƣời vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tƣ sản, giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền, phải tự mình xây dựng thành một giai cấp dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: Nhân dân ta phải giành lấy chủ quyền, và vấn đề tiên quyết là phải xây dựng đƣợc một đảng cách mệnh để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lấy chính quyền. Việc đấu tranh giành chính quyền, giữ gìn và củng cố chính quyền ấy là điều quan trọng, có ý nghĩa cốt tử nhất. Ngƣời tuyên bố trong tuyên ngôn độc lập rằng: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy"[22, tr.4].

Sau khi lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám, giành đƣợc độc lập, việc xây dựng một bộ máy thực thi quyền lực của dân, do dân và vì dân đƣợc Hồ Chí Minh đặc biệt lƣu ý. Nói về vấn đề quyền lực trong chế độ mới, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra" [23, tr.698] và "Tất cả quyền lực trong nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân"; "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [24, tr.515]. Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh, quyền lực trong nhà nƣớc ta không phải là quyền lực của cá nhân hay của bộ máy, mà là của toàn thể nhân dân. Cơ quan nhà nƣớc các cấp chỉ là ngƣời chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành ý chí của nhân dân. Bộ máy chính quyền nhà nƣớc do nhân dân bầu ra, vì vậy phải do nhân dân kiểm soát. Cũng nhƣ Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì nhân dân mới làm chủ đƣợc quyền lực của mình.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 41)