Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định để Mặt trận Tổ

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 100 - 109)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.5 Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định để Mặt trận Tổ

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia tích cực vào quá trình góp ý, giám sát và phản biện xã hội

Trong Nghị quyết Hội nghị TW4 (khóa XI) của Đảng đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ trong đó nhóm nhiệm vụ thứ 6 có nghi rõ "Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trình Bộ Chính trị ban hành".

Việc soạn thảo, ban hành một quy chế, quy đinh liên quan đến đối tƣợng rộng rãi là quần chúng nhân dân về những vấn đề trọng đại, chƣa có tiền lệ, là một việc không đơn giản, dễ dàng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nội dung này, ngày 12 tháng 12 năm 2013, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành Quyết định số 17-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW về việc ban hành Quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã đáp ứng đƣợc sự mong mỏi, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.

Để tổ chức triển khai có hiệu quả và thiết thực nội dung của hai quyết định nói trên, tác giả xin đƣợc nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Trƣớc khi tổ chức triển khai thực hiện cấp ủy các cấp cần chủ động tiến hành hội nghị quán triệt cho tổ chức, thành viên trong hệ thống chính trị, bao gồm cả chủ thể và đối tƣợng góp ý, giám sát và phản biện xã hội. Việc tổ chức hội nghị phải thể hiện đƣợc quyết tâm của các tổ chức, các thành viên và đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phải làm cho họ thấy đƣợc vai trò của các quy định này là nhằm thể chế hóa và phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân, đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.

Thứ hai: Trong các quy định trên đã chỉ rõ các nội dung đƣợc giám sát, phản biện và góp ý cũng nhƣ cách thức tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng để đảm bảo quyền lực trên thực tế đều thuộc về nhân dân không phải chỉ dừng lại ở việc ban hành các quy định, quy chế mà quan trong hơn, những nội dung đó, cách làm đó có đƣợc đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc, thƣờng xuyên và đúng quy định hay không. Cho nên, ngoài những nội dung nhƣ đã đề cập trong các quy định cần thành lập một bộ phận

độc lập có sự tham gia của các tổ chức quần chúng nhân dân theo dõi, giám sát và đánh giá quá trình triển khai của các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội theo từng đợt, hoặc theo từng nội dung góp ý, giám sát và phản biện xã hội, nhất là nội dung góp ý đột xuất.

Thứ ba: Quá trình tiến hành lấy ý kiến góp ý, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân cần đƣợc thông báo rộng rãi cho các đối tƣợng, thành phần tham gia đƣợc biết trƣớc khi tổ chức lấy ý kiến. Đồng thời cần quy định cụ thể về thời gian để chủ thể góp ý, giám sát và phản biện chủ động và có kế hoạch hợp lý tránh dẫn đến hiện tƣợng góp ý qua lao, chiếu lệ, hình thức không sâu về nội dung thậm chí có nội dung chƣa thể góp ý, giám sát và phản biện kịp thời. Đi liền với quá trình này, sau mỗi đợt thực hiện cấp ủy các cấp phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cùng cấp mình tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đề ra những giải pháp, cách làm hiệu quả hơn. Đặc biệt phải chỉ ra đƣợc những hạn chế, trở ngại trong quá trình thực hiện, mạnh dạn xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ, hiệu quả phù hợp với địa phƣơng, đơn vị mình.

Tiểu kết chương 2

Đánh giá thực trạng việc thực thi quyền lực của nhân dân trong thời gian vừa qua để đƣa ra một kết luận khoa học, chính xác là việc làm rất khó, có nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn đều chƣa rõ ràng không thể đánh giá một cách sát hợp. Đặc biệt đối với nƣớc ta, đang trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm. Do đó, việc xây dựng các giải pháp mà đề tài nêu ra mới chỉ manh tính bƣớc đầu, đặt nền móng cho những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, việc sớm xây dựng những giải pháp mang tính khái quát là việc làm rất cần thiết, để cùng với sự vận động và phát triển của thực tiễn xây dựng nhà nƣớc hiện nay có thể tiếp tục bổ sung những bƣớc đi và phƣơng pháp cụ thể và thiết thực hơn nhằm từng bƣớc vạch rõ nội dung và bản chất của việc thực thi quyền lực của nhân dân lao động hiện nay.

Các giải pháp mà Luận văn đề cập, đã đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá những hạn chế, khó khăn đối với việc thực thi quyền lực của nhân dân lao động trong suốt thời gian qua. Do đó, ở một mức độ nhất định nào đó, có thể xem đây là kết quả của quá trình vận động và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Là yếu tố tích cực, bƣớc đệm cho những bƣớc tiến dài hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

KẾT LUẬN

Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền là một quá trình lâu dài nhƣng là một tất yếu khách quan gắn với việc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất nhƣ ở hai chƣơng, luận văn xin đƣợc kết luận một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nƣớc đã đƣợc Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp vào quá trình xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nƣớc Việt Nam. Tất cả những nghiên cứu đó đã dần dần chuyển hóa thành những căn cứ lý luận và đƣợc áp dụng vào trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra yêu cầu là trong quá trình vận dụng cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các nội dung liên quan đến việc chuyển hóa quyền lực của nhân dân thành quyền lực nhà nƣớc để đảm bảo quyền lực của nhà nƣớc phải là quyền lực của nhân dân.

Thứ hai: Những đổi mới trong tƣ duy và cách làm của Đảng và Nhà nƣớc ta về quá trình hiện thực hóa quyền lực của nhân dân trong xây dựng nhà nƣớc đã tạo đƣợc nhiều dấu ấn sâu sắc. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng nhiều quy chế, quyết định của nhà nƣớc đã thực sự bám sát yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, nhờ đó đã thúc đẩy hiệu quả việc phát huy dân chủ pháp quyền trong thời gian qua. Đặc biệt, kể từ sau Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng năm 1994, việc Đảng ta chính thức xác định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện "nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam" thì quá trình xây dựng lý luận về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới với những thành quả mới. Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả bƣớc đầu cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chủ trƣơng mới theo hƣớng sát hợp với thực tiễn hơn. Đặc biệt là cần có quá trình khảo sát, lấy ý kiến nhân dân về những nội dung cốt lõi trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là vấn đề thực thi quyền lực của nhân dân lao động trong thực tế.

Thứ ba: Từ việc chỉ ra bản chất nhà nƣớc pháp quyền là quyền lực của nhân dân đƣợc thể chế hóa thành pháp luật và đƣợc đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nƣớc và các thiết chế chính trị xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân.

Đề tài cho rằng thực chất của việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng và hoàn thiện hình thức tổ chức và phƣơng thức thực thi quyền lực của nhân dân một cách phù hợp. Do vậy, những nội dung cơ bản của việc thực thi quyền lực của nhân dân lao động mà đề tài đã luận giải bao gồm: Một là, Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện lý luận về nhà nƣớc pháp quyền và nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hai là, tiếp tục thể chế hóa quyền lực của nhân dân thành pháp luật; Ba là, tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc và các thiết chế chính trị - xã hội nhằm đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân trong điều kiện mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bertand Russ, Tập 2, Quyền lực, Nxb Hiện đại, Sài Gòn - 1972 2. C. Mác- Ăngghen, tuyển tập,tập 1 Nxb ST,H. 1984.

3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Tập 1 Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995. 4. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, HN. 1998.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam( 1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, BCHTW khóa VIII, Nxb CTQG,Hà Nội, 1999.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1991.

10. Đỗ Mƣời: Sửa đổi Hiến pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, H,1992.

11. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001), Nxb CTQG Hà Nội - 2002.

12. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946,1959.1980 và 1992) ( 1995), Nxb CTQG, Hà Nội.

13. Hồ Bá Thâm- Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân: Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội - 2010.

14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. 15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. 16. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NxbCTQG, H, 2000.

17. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, NxbCTQG, H, 2000. 18. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NxbCTQG, H, 2000.

19. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NxbCTQG, H, 2000. 20. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, NxbCTQG, H, 2000.

21. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995. 22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995. 23. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995. 24. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995.

25. Hoàng Chí Bảo (2007). Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2007.

26. Hoàng Mai Hƣơng - Nguyễn Hồng Hải: Tư tưởng của V.I Lênin về quyền con người và giá trị thực tiễn ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội - 2010

27. Lê Minh Quân - Bùi Việt Hƣơng: Về quyền lực trong quản lý nhà nƣớc hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội - 2012.

28. Nguyễn Duy Quý (2008). Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội.

29. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008). Các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức dân sự tại Việt nam.

30. Nguyễn Minh Phƣơng (2007). Các tổ chức xã hội dân sự trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

31. Nguyễn Thị Hồi (2005). Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

32. Những danh tác chính trị (1991), Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Phạm Thái Việt (2004). Toàn cầu hóa và những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội.

34. Tập bài giảng chính trị học - Hệ cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004.

35. Tập bài giảng chính trị học - Hệ cử nhân chính trị, Nxb. Lý luận chính trị, HN. 2004.

36. Thang Văn Phúc (2007). Vai trò của xã hội công dân trong tiến trình dân chủ hoá và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, T/C Lý luận Chính trị, số 4.

37. Trần Hậu Thành (2005). Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb lý luận chính trị.

38. Trần Ngọc Liêu: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nƣớc với việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

39. Trƣờng Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam.Nxb Sự thật, H, 1975.

40. Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học (Mã số: QX08-21, Chủ trì đề tài: Trần Ngọc Liêu): Quyền lực của nhân dân lao động trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. (Hà Nội, 4/2010).

41. Trƣơng Văn Dũng (1/2007). Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Việt Nam, T/c Khoa học Xã hội Việt Nam.

42. Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ, tiếng Việt, 1986).

43. Tƣơng Lai (2007). Xã hội dân sự và mấy vấn đề của tổ chức xã hội, Tạp chí KHPL, số 4.

44. Tƣơng Lai(2005). Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, T/c Nghiên cứu Lập pháp, số 1.

45. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M. 1997, t 41.

46. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Nxb Sự thật, H, 1961.

47. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX). NxbCTQG, H,2006.

48. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. NxbCTQG, H, 2006. 49. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nxb CT-QG, HN, 2011. 50. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37 Nxb CTQG, H, 2004.

51. Viện Khoa học tổ chức Nhà nƣớc - Bộ Nội vụ (2010). Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc (Mã số KX.02.19/06-10): Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp XHCN- cơ sở lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)