Nội dung và hình thức của quyền lực nhân dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 41 - 49)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.3.Nội dung và hình thức của quyền lực nhân dân ở Việt Nam

* Nội dung quyền lực của nhân dân ở Việt Nam

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay, quyền lực của nhân dân từng bƣớc đƣợc xác lập trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực chính trị trƣớc hết đó là quyền có đƣợc một nhà nƣớc thật sự dân chủ. Nhà nƣớc đó do nhân dân bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu. Nhà nƣớc đó phải thật sự là công cụ thực thi những quyền chính đáng của nhân dân. Nhà nƣớc đặt dƣới sự kiểm soát trực tiếp và thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân. Nhân dân có quyền bày tỏ sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm với một bộ phận cơ quan nhà nƣớc, với cán bộ, công chức nhà nƣớc làm lợi hoặc làm hại tới lợi ích chính đáng của nhân dân. Chính theo nghĩa đó, năm 1947, khi về làm việc với nhân dân ở một địa phƣơng miền Trung, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" [23, tr.60].

Quyền của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn là việc mở rộng phạm vi của ngƣời dân tham gia vào công việc nhà nƣớc. Nhân dân có quyền đƣợc thảo luận mọi vấn đề lớn nhỏ có liên quan trực tiếp tới lợi ích chính đáng của mình. Với ý nghĩa đó, quyền của ngƣời dân không chỉ đƣợc thực hiện thông qua thiết chế dân chủ trực tiếp mà xu hƣớng chung, dân chủ trực tiếp sẽ ngày càng tăng. Đó là biểu hiện trình độ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Chế độ nhất nguyên chính trị, bảo đảm giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, bảo đảm cho mọi ngƣời dân quyền tự do tƣ tƣởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngƣỡng trong khuôn khổ pháp luật. Đó cũng là biểu hiện quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị.

Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn là quyền giám sát các hoạt động của nhà nƣớc và hệ thống chính trị. Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị cũng đòi hỏi mọi đại biểu của dân phải đƣợc nhân dân bầu ra thật sự dân chủ, mọi công dân không phân biệt thành phần giai cấp, giới tính nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động hợp pháp - đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Việc bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân đòi hỏi phải bảo đảm lợi ích và quyền lực nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, lấy đó làm cơ sở.

Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế đòi hỏi phải thực hiện trong thực tế những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phải hoàn thiện thể chế kinh tế, tăng cƣờng hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nƣớc để phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân.

Thứ hai, hình thành cơ chế kinh tế sao cho mọi ngƣời lao động đều đƣợc tham gia vào sở hữu, tham gia vào quản lý dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Thứ ba, kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nƣớc với việc phát huy quyền chủ động, sáng tạo, sáng kiến của doanh nghiệp, của ngƣời lao động trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, thị trƣờng phải là nơi cạnh tranh trên nguyên tắc giá trị, trên cơ sở chất lƣợng để đảm bảo lợi ích của ngƣời tiêu dùng...

Quyền lực của nhân dân còn đƣợc thể hiện trên lĩnh vực xã hội. Bảo đảm quyền công dân, quyền con ngƣời, quyền đƣợc bảo vệ về mặt xã hội của mọi công dân, khắc phục dần sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội, giữa các vùng của đất nƣớc, từng bƣớc giải phóng con ngƣời khỏi những quan hệ xã hội phi nhân tính- đó là những biểu hiện chủ yếu của quyền lực nhân dân trên lĩnh vực xã hội.

Quyền lực của nhân dân còn đƣợc thể hiện trên lĩnh vực tinh thần. Việc thực hiện quyền lực của nhân dân trên lĩnh vực này đòi hỏi: Giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vai trò chủ đạo của thế giới quan Mác- Lênin, thực hiện dân chủ hóa trên lĩnh vực tinh thần và ý thức xã hội, bảo đảm phát huy mọi năng lực sáng tạo tinh thần của quần chúng. Tùy theo những bƣớc tiến đạt đƣợc trong quá trình đổi mới, nội dung và mức độ quyền lực của nhân dân cũng không ngừng mở rộng và phát huy.

Trong chế độ ta, quyền lực nhà nƣớc do khối đại đoàn kết toàn dân quyết định mà nòng cốt là khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Nội dung quyền lực nhân dân rất phong phú và đƣợc xét trên các quyền cơ bản sau đây:

Một là: Quyền tổ chức quyền lực nhà nƣớc. Nhân dân thông qua ý chí lập ra Hiến pháp và bầu ra Quốc hội. Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, kết cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của quyền lực nhà nƣớc và từng cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Theo Hiến định, Quốc hội thành lập chính phủ và các cơ quan tƣ pháp. Ở từng cấp địa phƣơng, theo luật định, nhân dân cũng lập ra chính quyền nhân dân cùng cấp. Toàn bộ việc tổ chức quyền lực nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa phƣơng và từng cơ sở đều đƣợc quy định bởi pháp luật do nhân dân lập ra.

Hai là: Quyền lãnh đạo quyền lực nhà nƣớc: Chính vì nhân dân tổ chức ra quyền lực nhà nƣớc nên phải thực hiện sự lãnh đạo đối với quyền lực đó. Để sự lãnh đạo tập trung và thống nhất, nhân dân tổ chức ra một đội tiên phong, tổ chức đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 4, Hiến pháp (1992) đã quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội". Và Điều 4 (Hiến pháp sửa đổi năm 2013) khẳng định:" Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết đi ̣nh của mình".

Nhƣng để đảm bảo sự lãnh đạo đó luôn đúng ý nguyện của mình, nhân dân không chỉ tham gia vào quá trình hình thành đƣờng lối, chủ trƣơng mà còn phải thƣc hiện quyền giám sát đối với Đảng và Nhà nƣớc.

Ba là: Quyền giám sát quyền lực nhà nƣớc: Để đảm bảo cho mọi tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc luôn xuất phát từ dân và vì lợi ích của dân, nhân dân phải thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát cơ quan nhà nƣớc sử dụng quyền do mình ủy thác và kịp thời điều chỉnh, uốn nắn khi phát hiện có những biểu hiện lệch lạc. Việc làm này thông qua các tổ chức đại diện và những đại biểu do chính nhân dân bầu ra, qua các tổ chức chính trị - xã hội của từng bộ phận nhân dân và bằng quyền làm chủ trực tiếp của từng công dân; đồng thời, thông qua sự tác động của các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội và các phƣơng tiện thông tin đại chúng buộc Nhà nƣớc luôn phục tùng chủ quyền tối thƣợng của nhân dân.

Bốn là: Quyền phán quyết và tự quyết. Thông qua các quyết nghị của cơ quan quyền lực của mình, nhân dân ủy nhiệm quyền quản lý, điều hành công việc thƣờng xuyên của đất nƣớc cho các cơ quan nhà nƣớc. Song đối với những vấn đề hệ trọng của quốc gia, dân tộc thì phải do toàn thể nhân dân trực tiếp phán quyết; và những việc liên quan trực tiếp đến từng bộ phận dân cƣ, là vấn đề chính yếu của bộ phận nhân dân đó thì chỉ có họ mới có quyền tự quyết cho chính mình. Không một ai có thể thay thế quyền phán quyết và quyền tự quyết này của nhân dân khi chƣa đƣợc nhân dân ủy thác.

Năm là: Quyền chấp hành Nhà nƣớc: Nhà nƣớc thực thi quyền lực của nhân dân đã trao cho nên mỗi ngƣời dân đều có quyền tuân thủ quyền lực nhà nƣớc mà không ai có quyền cản trở. Hơn nữa, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nƣớc chính là quyền lợi của mỗi ngƣời dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, nghĩa là nhà nƣớc do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân.

Sáu là: Quyền đƣợc hƣởng thụ quyền con ngƣời. Là con ngƣời, mỗi ngƣời dân đều có những quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc. Nhà nƣớc phải tôn trọng, công nhận quyền tự tổ chức cuộc sống, lựa chọn những giá trị, nghề nghiệp,

công việc, nơi ở và nơi làm việc, tự do thể xác và tinh thần của mọi công dân. Nhà nƣớc có nghĩa vụ không thể thiếu là bảo vệ danh dự và phẩm giá, lợi ích và sự nghiệp, tính mạng và tài sản của mỗi con ngƣời; đồng thời, còn phục vụ các phúc lợi xã hội và dịch vụ công ích... vì cuộc sống của mỗi ngƣời và sự phát triển của con ngƣời

Bảy là: Quyền thực hiện quyền công dân. Là công dân, ngƣời dân có quyền đƣợc đề cử, bầu cử ngƣời thay mặt mình và quyền đƣợc ứng cử, đƣợc bầu hay bổ nhiệm vào các chức vụ của cơ quan nhà nƣớc; quyền tự do tƣ tƣởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, họp hội..; quyền chất vấn cán bộ, công chức nhà nƣớc và quyền đƣợc nhà nƣớc đáp ứng những điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo cho yêu cầu tồn tại, phát triển của công dân.

* Hình thức thực thi quyền lực của nhân dân.

Quyền lực của nhân dân có nội hàm rất phong phú, chúng đƣợc thể hiện trong những quan hệ hết sức đa dạng, trong đó có hai quan hệ chủ yếu: Quan hệ giữa công dân với nhà nƣớc và quan hệ giữa công dân với nhau về vấn đề chính trị. Từ đó hình thành hai quyền lực chính trị tƣơng ứng: Quyền lực chính trị của nhân dân ở hình thức nhà nƣớc và ở hình thức phi nhà nƣớc.

Trong thể chế chính trị ở nƣớc ta hiện nay, thì hai quan hệ trên đều chịu sự chi phối của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣợc thể hiện ở cả mặt quốc thể (địa vị làm chủ của nhân dân) và mặt chính thể (hình thức làm chủ của nhân dân).

Chính cơ sở hệ tƣ tƣởng đó quy định tính đặc thù trong nội dung quyền lực của nhân dân ở nƣớc ta hiện nay. Nhìn từ cơ sở kinh tế chúng ta thấy rằng, quyền lực của nhân dân nếu xét ở hình thức nhà nƣớc thì lấy chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tƣ liệu sản xuất chủ yếu làm cơ sở (Theo tinh thần Đại hội lần thứ XI của Đảng là có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp). Trong khi đó, quyền lực chính trị trong chủ nghĩa tƣ bản lấy chế độ chiếm hữu tƣ nhân

tƣ bản chủ nghĩa làm nền tảng. Sự khác nhau về cơ sở kinh tế quy định sự khác biệt trên các khía cạnh khác trong đời sống chính trị.

Cả hai hình thức biểu hiện cơ bản của quyền lực chính trị trên đây đều đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng thức chủ yếu: trực tiếp của từng cá nhân và gián tiếp qua các tổ chức đại diện. Mỗi phƣơng thức thực thi quyền lực của nhân dân đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng của nó.

Thực thi quyền lực của nhân dân bằng phƣơng thức trực tiếp có ƣu điểm ở chỗ: mọi công việc của đời sống cộng đồng đều do toàn thể thành viên cùng nhau bàn bạc và cùng nhau đi đến các quyết định. Do đó, nếu theo phƣơng thức này, quyền lực, ý chí của nhân dân sẽ đƣợc thể hiện trực tiếp trong quá trình đạt tới lợi ích khách quan của mình. Khi đánh giá về ƣu điểm của phƣơng thức này, trong cuốn Khế ƣớc xã hội (1762). J.J Rútxô cho rằng: "Ý chí, chủ quyền không thể đƣợc đại diện", rằng: "Tất cả mọi luật lệ mà nhân dân không tự mình phê chuẩn đều không có giá trị" [32, tr.258].

Dù vậy, thực thi quyền lực của nhân dân thông qua phƣơng thức trực tiếp cũng có những nhƣợc điểm cơ bản: một là, không phải bao giờ quyết định của số đông đều đúng; hai là, không phải mọi việc đều lấy đƣợc ý kiến của số đông; ba là, để mọi ngƣời có quyết định chính xác, phải có thông tin đầy đủ, mọi ngƣời đều có khả năng xử lý thông tin một cách khoa học - điều mà không phải bất kỳ công dân nào cũng có đƣợc, cũng làm đƣợc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực thi quyền lực của nhân dân thông qua đại diện có ƣu điểm là: nhờ qua những phần tử ƣu tú đứng đầu các cơ quan đại diện, chúng ta có đƣợc sự sáng suốt trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đời sống cộng đồng, giải quyết nhanh chóng và kịp thời những vấn đề bức bách. Tuy nhiên, phƣơng thức này cũng bộc lộ rõ những hạn chế trong quá trình thực thi. Đó là, nguy cơ những ngƣời đại biểu đƣợc nhân dân ủy quyền thoát lý đối tƣợng phục vụ là nhân dân; họ trở thành những kẻ đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, khiến cho nhân dân không đƣợc sử dụng sức mạnh của nhà nƣớc để thực hiện lợi ích khách quan của mình.

Những ƣu điểm và nhƣợc điểm của hai hình thức trên đây, về cơ bản là không kết hợp và khắc phục đƣợc trong các chế độ xã hội dựa trên chế độ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Bởi vì, trong các chế độ đó, quyền lực bao giờ cũng nằm trong tay giai cấp thiểu số bóc lột. Dân chủ trực tiếp có đƣợc thực thi trong các xã hội đó đi chăng nữa cũng không vƣợt khỏi giới hạn lợi ích của giai cấp cầm quyền. Mà nhƣ ta biết, lợi ích của giai cấp đó, về cơ bản lại đối lập với lợi ích của quảng đại quần chúng. Cho nên, hy vọng về sự thống nhất trong thực chất giữa phƣơng thức thực thi quyền lực của nhân dân một cách trực tiếp với gián tiếp là không bao giờ xảy ra trên thực tế. Điều đó giải thích vì sao Các Mác cho rằng sự thống nhất của hai phƣơng thức trên chỉ đƣợc thực hiện khi:"lợi ích phổ biến (lợi ích của giai cấp thống trị) trở thành lợi ích đặc thù trong hiện thực", còn "lợi ích đặc thù (lợi ích của nhân dân trở thành lợi ích phổ biến trong hiện thực"[3, tr.378]. Điều đó chỉ trở thành hiện thực trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sự thống nhất về lợi ích căn bản của nhân dân với lợi ích của giai cấp công nhân tạo ra khả năng khách quan cho sự thống nhất của hai phƣơng thức thực thi quyền lực của nhân dân. Khả năng đó sẽ trở thành hiện thực ngay sau khi thiết lập nhà nƣớc kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hơn nữa, xu hƣớng phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa là ngày càng mở rộng nhiều hình thức thực thi quyền lực của nhân dân - đây là một trong những ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tuy vậy, sự thoát ly, tách rời của hai hình thức nói trên không mặc nhiên đƣợc xóa bỏ ngay sau khi thiết lập nhà nƣớc kiểu mới của giai cấp công

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 41 - 49)