Quyền lực và quyền lực chính trị

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 33 - 38)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.1.Quyền lực và quyền lực chính trị

quyền lực của nhân dân

1.2.1 Quyền lực và quyền lực chính trị * Quyền lực: * Quyền lực:

Có thể khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm gắn liền với lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội loài ngƣời. Bởi vì, trong quá trình thiết lập nền chính trị thì mọi giai cấp đều đặt vấn đề quyền lực lên hàng đầu, bởi đây là nhân tố đảm bảo cho bất cứ một nền chính trị nào muốn duy trì sự ổn định và phát triển theo ý muốn của giai cấp cầm quyền.

Ngay từ thời cổ đại, ở các nƣớc phƣơng Tây, vấn đề quyền lực đã đƣợc các nhà triết học nghiên cứu kỹ lƣỡng và xem xét dƣới nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Arixtốt, quyền lực tồn tại phổ biến trong mọi sự vật và hiện tƣợng, không chỉ trong thế giới cảm giác mà còn cả trong thế giới vô cảm. Đối với quyền lực nhà nƣớc, ông coi đó nhƣ là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi ngƣời với nhau dựa trên ý chí chung của họ. Còn theo Platôn, chính trị là nghệ thuật cai trị những con ngƣời với sự bằng lòng của họ. Cơ sở để đảm bảo sự cai trị đó là pháp quan, những nhà thông thái. Ở đây ông đề cao trí tuệ coi đó nhƣ một thứ quyền lực trong chính trị. Ở phƣơng Đông, tiêu biểu là Trung Quốc, vấn đề quyền lực đƣợc đặt ra tƣơng đối sớm. Khi mà "thế quyền" (quyền lực nhà nƣớc) chƣa đủ để cai trị, ngƣời ta đã mƣợn uy lực của "thần quyền" để bổ sung cho thế quyền. "Mệnh trời" đƣợc coi nhƣ uy lực tuyệt đối bao trùm thiên hạ. Khổng Tử (một nhà tƣ tƣởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại) cho rằng, trong chính trị, đạo đức là quyền lực tối thƣợng. Đạo đức là cái đã tiềm ẩn trong những ngƣời quân tử - nhà chính trị, nó nhƣ là một thứ đặc ân mà trời ban cho, chỉ cần tu thân thì sẽ đạt đƣợc. Khi tu đƣợc thân, có đƣợc đạo đức thì tề đƣợc gia và bình đƣợc thiên hạ. Ông ví đạo đức của ngƣời cai trị nhƣ gió, đạo đức của ngƣời bị trị nhƣ cỏ, gió thổi cỏ sẽ lƣớt theo. Một cách thực tế hơn, Hàn Phi Tử cho rằng, để có quyền lực, bậc vua chúa cần phải nắm vững hai điều mà ông gọi là "nhị bính" (hai cái cán) là thƣởng

và phạt. Bởi vì theo ông con ngƣời ai cũng hám lợi và nghét hại; dùng thƣởng và phạt sẽ khống chế đƣợc ngƣời khác, buộc ngƣời khác theo ý mình.

Vào thời Trung cổ, ở phƣơng Tây các nhà thần học nhƣ Ô.Guytxtanh, TômatĐacanh đã phát triển thêm một bƣớc những tƣ tƣởng về quyền lực của thời cổ đại. Theo Ô.Guytxtanh, con ngƣời do bản chất tự nhiên cần đến một xã hội, và xã hội cần đến một quyền uy; nhƣng quyền uy nơi trần thế lại phụ thuộc vào quyền uy của thƣợng đế. Chính vì vậy, Ông kết luận rằng: nhà nƣớc - thành bang của trần gian phải phụ thuộc vào nhà thờ - thành bang của thƣợng đế. Nhƣ vậy, quyền lực của thƣợng đế là tối thƣợng, chi phối các hoạt động của đời sống con ngƣời. Sang đến thời khai sáng, các nhà tƣ tƣởng nhƣ Moongtexkiơ; J.Rútxô đã đƣa ra quan niệm về "quyền lực tối cao" - đó là ý chí chung để đổi lại họ đƣợc tự do và không bị xâm phạm. Ý chí cũng là kết quả của một hợp đồng mà các thành viên đều tham gia, đó là "khế ƣớc xã hội". Ý chí chung, quyền tối cao đó điều khiển các lực lƣợng nhà nƣớc nhằm phục vụ lợi ích chung.

Mặc dù đã có nhiều quan niệm khác nhau về quyền lực, nhƣng đến nay vẫn chƣa có quan niệm thống nhất, một định nghĩa chính xác về quyền lực để có thể thuyết phục đƣợc tất cả mọi ngƣời. K.Đanta - nhà chính trị học ngƣời Mỹ xem quyền lực là buộc ngƣời khác phải phục tùng. Còn Lipson một nhà chính trị học Mỹ khác xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ hành động phối hợp. Nhà chính trị học A.Gra-zia cho rằng: "Quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh hƣởng đến thái độ của con ngƣời". Bertrand Russel cho rằng: "ta có thể coi quyền lực là sản phẩm của những hiệu quả có chủ ý"[1, tr.48]. Theo Từ điển Bách khoa Triết học thì "Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của ngƣời khác nhờ một phƣơng tiện nào đó nhƣ kinh tế, chính trị, nhà nƣớc, gia đình, uy tín, quyền hành, sức mạnh"[42, tr.92]. Gần đây nhà tƣơng lai học ngƣời Mỹ Alvin Toffer cho rằng: bạo lực, của cải, tri thức là ba dạng phổ biến và cũng là ba phƣơng thức cơ bản để đạt đƣợc quyền lực. Trong ba loại đó, trí

tuệ đƣợc coi là loại quyền lực có phẩm chất cao nhất và là phƣơng thức cơ bản để đạt đƣợc quyền lực trong tƣơng lai. Bạo lực, của cải mang lại quyền lực cho kẻ có sức mạnh, hay ngƣời giàu, còn với trí tuệ thì ngƣời nghèo vẫn có thể giành đƣợc quyền lực. Cách luận giải này nêu lên đƣợc tính toàn diện của vấn đề, đó là những yếu tố hợp lý. Song Ông không nhận thấy tính chất quyết định của sở hữu tƣ liệu sản xuất đối với quyền lực. Xuất phát từ thực tiễn xã hội loài ngƣời, đặc biệt là trong quá trình đấu trang giai cấp, trong việc giành quyền điều hành xã hội giữa các giai cấp khác nhau trong lịch sử, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã bƣớc đầu vạch rõ đƣợc bản chất, nội dung của vấn đề quyền lực. Đó là, các ông quan niệm, trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm đƣợc quyền kiểm soát tƣ liệu sản xuất thì giai cấp đó cũng nắm đƣợc quyền điều khiển, chi phối các lĩnh vực cơ bản của xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tƣ tƣởng tinh thần. Trong định nghĩa về giai cấp, Lênin cũng nhấn mạnh đến yếu tố tƣ liệu sản xuất. Giai cấp này có thể chiếm đoạt lao động của giai khác nhờ có địa vị xã hội khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định.

Từ những sự phân tích trên có thể bƣớc đầu đi đên một định nghĩa về quyền lực: "Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong xã hội" [34, tr.214]

* Quyền lực chính trị:

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, sản xuất vật chất là nền tảng của đời sống xã hội loài ngƣời, là cơ sở, cội nguồn để phát sinh quyền lực. Nền sản xuất vật chất và các dự trữ xã hội do nó tạo ra là điều kiện để hình thành quyền lực và quyền lực chính trị. Nhân dân lao động là chủ thể tạo ra mọi quyền lực kinh tế, xã hội làm cho nó vận động trong quá trình lao động. Chính về thế cho nên, nhân dân lao động là nguồn gốc xã hội trực tiếp nhất của quyền lực chính trị.

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất và đối kháng giai cấp là nguyên nhân sâu xa của tha hóa lao động và tha hóa bản chất con ngƣời. Khi nào lao động còn bị tha hóa, bị bóc lột thì khi đó trong xã hội vẫn còn phân chia giai cấp và theo đó cũng xuất hiện đối kháng về lợi ích. Đấu tranh giai cấp diễn ra cho đến khi xóa bỏ đƣợc chế độ bóc lột, xóa bỏ đƣợc giai cấp và giải phóng đƣợc lao động. Chỉ có giai cấp công nhân và nhân dân lao động đứng lên đấu tranh mới giành lại sự công bằng xã hội, tự do và bình đẳng cho mọi ngƣời lao động. Sự nghiệp giải phóng lao động phải chính là sự nghiệp của những ngƣời lao động. Quá trình đấu tranh giành quyền lực của giai cấp công nhân, nhân dân lao động tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc nổi dậy của quần chúng vô sản, của giai cấp nông nhân nghèo và của tất cả những ngƣời lao động bị chủ nghĩa tƣ bản và giai cấp tƣ sản thống trị, do đội tiền phong chính trị của giai cấp vô sản lãnh đạo. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là khắc phục sự tha hóa đó, muốn vậy nhân dân phải làm chủ và kiểm soát mọi quyền lực mà cơ bản là quyền lực nhà nƣớc.

Trong một xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giữa các giai cấp không ngừng diễn ra nhằm mục đích là đi đến giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị mà cơ bản là giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nƣớc, diễn ra trong suốt quá trình lịch sử xã hội kể từ khi xã hội nguyên thủy tan rã. Kết quả của những cuộc đấu tranh đó là đƣa đến sự thay đổi hình thức của quyền lực chính trị, hình thức thống trị giai cấp.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiên cứu quyền lực chính trị là gì thì cũng đã có không ít quan điểm đề cập dƣới nhiều góc độ khác nhau. Có quan điểm cho rằng, quyền lực chính trị là quyền lực nhà nƣớc. Quan điểm này có mặt đúng là quyền lực chính trị về cơ bản là quyền lực nhà nƣớc. Nhƣng ngoài quyền lực nhà nƣớc thì quyền lực chính trị còn bao gồm các yếu tố khác của kiến trúc thƣợng tầng nhƣ: quyền lực của Đảng, quyền lực của các tổ chức chính trị xã hội khác, các tổ chức của nhân dân mang tính chất phi

nhà nƣớc. Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền lực chính trị là quyền lực công cộng. Nếu xét theo một khía cạnh nào đó thì quyền lực chính trị cũng là quyền lực công và thực thi quyền lực chính trị cũng là thực hiện chức năng công quyền, chức năng xã hội. Nhƣng thực thi quyền lực chính trị còn là sự thực hiện sự thống trị chính trị của giai cấp. Hai chức năng này không tách rời nhau trong việc thực thi quyền lực chính trị. Một quan điểm khác nhấn mạnh: Quyền lực chính trị là khả năng áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị có lợi cho một giai cấp. Trong thực tế cho thấy, việc thực thi quyền lực chính trị gắn liền với thực hiện phân bổ các giá trị, nhƣng đó còn là thực hiện sự thống trị giai cấp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội tới mọi tầng lớp, giai cấp khác nhau.

Đời sống chính trị rất đa dạng, phong phú, nội dung phạm trù quyền lực chính trị cũng rất phong phú, khó có thể phản ánh đầy đủ trong định nghĩa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong xã hội có giai cấp đối kháng, một khi lợi ích cơ bản của giai cấp này đƣợc hiện thực hóa thì lợi ích của giai cấp khác bị triệt tiêu. Xung đột giai cấp là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy ở đây, quyền lực chính trị đóng vai trò nhƣ là công cụ để giai cấp nắm đƣợc nó sẽ thực hiện đƣợc lợi ích của mình. Đó là cơ sở để cả Mác và Ănghen nêu lên rằng: Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác. Định nghĩa trên phản ánh nguồn gốc xuất hiện quyền lực chính trị là từ quá trình phát triển kinh tế và đấu tranh giai cấp.

Có thể bƣớc đầu đƣa ra một định nghĩa khái quát về quyền lực chính trị nhƣ sau: Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp để thực hiện sự thống trị chính trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền, cơ bản bằng quyền lực nhà nước, là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình và bảo đảm mức độ nhất định sự công bằng xã hội.[34, tr.219]

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 33 - 38)