Cơ chế thực thi quyền lực của nhân dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 49 - 57)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.4. Cơ chế thực thi quyền lực của nhân dân ở Việt Nam

* Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo:

Đảng là hạt nhân giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội. Điều này đƣợc ghi trong văn bản pháp luật cao nhất là Hiến pháp. Đây là cơ sở pháp lý xác nhận một thực tế lịch sử về vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và ngày nay trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, không có vai trò lãnh đạo của Đảng thì cũng không thể có đƣợc quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm của Liên Xô và các nƣớc Đông Âu chỉ rõ, khi Đảng bị mất quyền lãnh đạo thì nhân dân lao động về thực chất cũng mất quyền làm chủ nhà nƣớc, làm chủ xã hội vì chính quyền rơi vào tay các thế lực thù địch, chúng sẽ thay đổi chế độ xã hội theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa, sẽ biến giai cấp công nhân và ngƣời lao động từ những ngƣời làm chủ trở lại ngƣời làm thuê, chúng rêu rao dân chủ cốt để mị dân mà thôi, vì nền dân chủ tƣ sản thực chất vẫn là nền dân chủ của thiểu số thống trị. Do đó, Đảng phải cũng cố mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân là cơ sở nhận thức lý luận sáng tạo của Đảng để Đảng đề ra đƣờng lối cách mạng đúng đắn lãnh đạo nhân dân. Đảng phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia bảo vệ và xây dựng Đảng, kiểm tra giám sát hoạt động của Đảng giúp Đảng phát hiện và loại khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, độc đoán, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, xa rời quần chúng, không đƣợc quần chúng tín nhiệm, đồng thời giới thiệu những ngƣời lao động ƣu tú có tri thức và nhiệt tình cách mạng để kết nạp vào Đảng. Nhƣ vậy, làm cho Đảng phải tự đổi mới, không ngừng nâng cao trình độ lý luận, kiến thức

khoa học và phẩm chất chính trị, làm cho Đảng thành một Đảng trí tuệ và lƣơng tâm của thời đại, luôn ngang tầm với nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng.

* Nhà nước quản lý:

Nhà nƣớc đƣợc coi là trung tâm của hệ thống chính trị, là cơ quan quyền lực của nhân dân, thông qua Nhà nƣớc nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nƣớc thực hiện chức năng giai cấp thông qua chức năng xã hội của nó. Nếu không thực hiện chức năng xã hội, nhân danh xã hội vì lợi ích của xã hội thì bất cứ nhà nƣớc của một giai cấp nào cũng không thể đứng vững đƣợc.

Nhà nƣớc pháp quyền đƣợc xây dựng trên cơ sở một xã hội bao gồm hệ thống các thiết chế xã hội và các mối quan hệ xã hội để mỗi công dân và các liên hiệp của họ thực sự tự do, phát huy những khả năng lao động sáng tạo của mình. Nhà nƣớc pháp quyền phải đƣợc xây dựng nhằm mục tiêu đó của xã hội, trên cơ sở pháp luật là tối thƣợng theo nguyên tắc:

Luật pháp quy định và bảo đảm tính thực thi các quyền tự do, dân chủ của công dân và của cá nhân (dân quyền và nhân quyền) gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với xã hội.

Luật pháp cũng quy định rõ giới hạn và trách nhiệm của nhà nƣớc và các viên chức nhà nƣớc trong việc quản lý xã hội theo pháp luật, giữ vững kỹ cƣơng xã hội đồng thời chống lại mọi chuyên quyền độc đoán, lạm quyền của cơ quan nhà nƣớc và viên chức nhà nƣớc.

Trong khi chấp hành pháp luật nếu công dân nhận thấy luật hay các văn bản dƣới luật của cơ quan nhà nƣớc trái với Hiến pháp, xâm phạm các quyền tự do và lợi ích của công dân, thì công dân có quyền kháng nghị lên Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất để xem xét và xử lý kịp thời.

Luật pháp bảo đảm cho công dân quyền bãi miễn của mình đối với các đại biểu dân cử trong chính quyền các cấp khi họ không còn đƣợc tín nhiệm bằng những thủ tục pháp lý để cho quyền đó của công dân đƣợc thực hiện.

Trên thực tế, chúng ta đã có một Hiến pháp mới dân chủ tiến bộ nhƣng chƣa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đảm bảo cho những điều ghi trong Hiến pháp đƣợc thực hiện một cách đúng đắn. Do đó, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật là một yêu cầu cần thiết cấp bách khắc phục tình trạng có những luật và văn bản dƣới luật không phù hợp với Hiến pháp.

Nhà nƣớc cũng thực hiện một cách đúng đắn, nghiêm túc các quyền tự do dân chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nƣớc bằng nhiều hình thức phong phú, do vậy tạo một sức mạnh để nhà nƣớc thực hiện có hiệu quả sự chuyên chính đối với kẻ thù nhân dân. Dân chủ và chuyên chính là hai mặt không thể tách rời của bất cứ nhà nƣớc dân chủ nào.

* Nhân dân làm chủ:

Đảm bảo thực thi quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống chính trị còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, đó là các tổ chức chính trị - xã hội của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân dƣới nhiều hình thức nhƣ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Mặt trận và các thành viên của Mặt trận có vai trò nhƣ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Mặt trận và các thành viên nói trên vừa là hậu thuẫn vững chắc cho Đảng và Nhà nƣớc, vừa là ngƣời phản biện đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, góp ý, kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc những vấn đề về đƣờng lối chính sách, pháp luật... Chính vì vậy, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc ngày càng phù hợp với thực tiễn cách mạng, đáp ứng thiết thực với lợi ích và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng nhiều lợi ích đan xen nhau, cần phải có một sự: "Cân bằng" nhất định về lợi ích. Mặt khác, động viên mọi tầng lớp, lực lƣợng trong xã hội nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nƣớc, phát triển lực lƣợng sản xuất nhanh chóng đƣa nền kinh tế nƣớc ta hòa nhập với nền kinh tế thế giới và đạt đến trình độ hiện đại trên cơ sở vận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa

học kỹ thuật mới của nền văn minh tin học. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc cần có một cơ chế làm việc dân chủ với Mặt trận và các thành viên của Mặt trận, lắng nghe ý kiến của họ đóng góp thông qua sự trao đổi tự do để đạt đƣợc sự nhất trí cao trong việc đề ra và thực hiện đƣờng lối chính sách và pháp luật.

Mặt trận và các thành viên của Mặt trận là những tổ chức đoàn thể nhân dân, hoạt động có tính chất quần chúng. Thông qua Mặt trận và các thành viên ấy, các tầng lớp nhân dân có thể bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình, thái độ của mình với đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, đối với đảng viên và viên chức nhà nƣớc. Đó là một nguồn thông tin quan trọng để Đảng và Nhà nƣớc nắm bắt đối chiếu và kiểm tra các hoạt động của mình. Đồng thời, đây cũng là cơ chế trao đổi thông tin ngƣợc lại với nhân dân để nhân dân kịp thời thực hiện các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua Mặt trận là cách thức quy tụ sức mạnh nhằm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.

Trong qúa trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đứng vững trên lập trƣờng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nhận thức sâu sắc vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định mục tiêu: "Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Dân chủ là một sự bổ sung quan trọng vào mục tiêu chung của sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng ta, của dân tộc ta trong việc xây dựng và tạo lập một xã hội thật sự dân chủ, đảm bảo thực sự quyền làm chủ của nhân dân. Muốn phát huy dân chủ cho nhân dân, phải nâng cao năng lực thực hành dân chủ của quần chúng lao động. Năng lực đó phải đƣợc xây dựng và bồi đắp trong suốt quá trình giải quyết các nhiệm vụ về dân sinh, dân trí và dân quyền.

Bản chất quyền lực thuộc về nhân dân cho thấy rằng, nhà nƣớc không phải là công cụ duy nhất để nhân dân qua đó thực hiện quyền lực của mình.

Ngoài nhà nƣớc, vẫn tồn tại nhiều khả năng thực thi quyền lực dƣới hình thức phi nhà nƣớc. Vì vậy, khi chủ trƣơng tăng cƣờng năng lực thực hiện quyền lực của nhân dân, chúng ta không chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện các hình thức, phƣơng pháp sử dụng bộ máy nhà nƣớc để thực thi quyền lực mà còn phải chú trọng xây dựng, tăng cƣờng các công cụ phi nhà nƣớc để thực hành dân chủ, nhƣ các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức cộng đồng, các hình thức tự quản. Ngày nay, chế độ tự quản đã đƣợc thực hiện mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và đƣợc đánh giá là hình thức thực hiện quyền lực không mang tính nhà nƣớc, thực sự mang lại hiệu quả, vừa dân chủ vừa tiết kiệm. Hình thức này cũng cần đƣợc nghiên cứu triển khai, áp dụng ở nƣớc ta. Bản chất của chế độ tự quản là quyền của các cộng đồng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể trực tiếp quyết định các công việc của mình mà không cần sử dụng các biện pháp công quyền.

Trong xã hội dân chủ chỉ có lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân, công việc của dân tộc, của cộng đồng, của nhân dân. Nhà nƣớc là công cụ để giải quyết các công việc của dân tộc, của quốc gia, dân chúng. Do vậy, một khi nhân dân tự mình giải quyết đƣợc những công việc thƣờng ngày của mình theo tinh thần tự quản mà ít cần đến sự can thiệp của các cơ quan nhà nƣớc thì dân chủ trực tiếp đã thật sự trở thành phong trào quần chúng và địa vị làm chủ của nhân dân trở nên một thực tế đầy đủ nhất.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), là Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, đƣa sự nghiệp xây dựng nền dân chủ ở nƣớc ta vào chiều sâu, thành thể chế mà trƣớc hết là các thể chế kinh tế. Bởi vậy, trên thực tế, quyền làm chủ của nhân dân đã từng bƣớc đƣợc khơi dậy và phát huy. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) diễn ra trong điều kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng. Với việc thông qua Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta khẳng định: "Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của

việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của công việc đổi mới" [9, tr.90]; xã hội mà nhân dân ta xây dựng do nhân dân lao động làm chủ, toàn bộ tổ chức và hoạt động của xã hội xã hội chủ nghĩa nƣớc ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng đã tổng kết 10 năm đổi mới và tiếp tục cụ thể hóa đƣờng lối đổi mới theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đại hội tiếp tục khẳng định: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nƣớc ta. Đại hội đã khẳng định: phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phƣơng châm:"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với những chủ trƣơng chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết Đại hội đã đề ra cơ chế làm chủ của nhân dân là làm chủ thông qua đại diện, làm chủ trực tiếp và các hình thức tự quản tại cơ sở. Đai hội VIII giành sự chú ý thích đáng đến dân chủ trong chính trị, đặt ra mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách nền hành chính Việt Nam vốn nặng nề, trì trệ bởi những tàn tích của nền hành chính quan liêu. Năm 1998, bằng Chỉ thị 30/CT và Nghị quyết 29/CP, Đảng và Chính phủ đã bƣớc đầu cụ thể hóa phƣơng châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đƣa ra Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), phát huy tinh thần "trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới", đã khẳng định một lần nữa mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ thông qua nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách các thể chế và phƣơng thức hoạt động của Nhà nƣớc, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân. Đại hội coi đoàn kết, dân chủ là động lực phát triển xã hội và đƣa dân chủ vào hệ mục tiêu của đổi mới: Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Qua gần 20 năm đổi mới, thực hiện Nghị quyết các Đại hội VI, VII, VIII và XI của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân đã đƣợc Đảng và Nhà

nƣớc ta phát huy thêm một bƣớc; tiềm năng to lớn về vật chất và tinh thần, trí tuệ của nhân dân đƣợc khơi dậy, nhờ đó công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thu đƣợc những thành tựu to lớn.

Trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nƣớc ta đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn của đất nƣớc để tìm ra cơ chế và phƣơng châm thực hiện dân chủ. Đó là cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ. Để đạt đƣợc điều đó, Đảng nhấn mạnh phải xây dựng Nhà nƣớc xứng đáng là Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân và dân chủ là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. Nhờ vậy, quá trình thực hiện dân chủ ở nƣớc ta đã thu đƣợc những thành quả nhất định. Tuy nhiên, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở một số nơi, trên nhiều lĩnh vực. Tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn còn tồn tại ở một số địa phƣơng mà chúng ta chƣa ngăn chặn, đẩy lùi kịp thời. Phƣơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chƣa đƣợc cụ thể hóa và thể chế hóa thành pháp luật, thành cơ chế nên chậm đi vào cuộc sống. Chính vì vậy, vấn đề dân chủ, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân để phát huy động lực to lớn, vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là yêu cầu cấp bách của thực tiễn cách mạng nƣớc ta, đồng thời là biện pháp chiến lƣợc phòng chống tham nhũng, quan liêu có hiệu quả, để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Trên cơ sở đó chúng ta có thể nắm bắt thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, tiếp tục tạo thế và lực cho đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI một cách vững chắc.

Tiểu kết chương 1

Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung, cơ chế và các hình thức thực thi

Một phần của tài liệu Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)