TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA VUA MINH MỆNH 2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh.
2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp của Minh Mệnh
cho Kiến An công là Đài 2.000 quan tiền, ông dụ rằng “Nghe thấy em không đủ tiền tiêu dùng, vậy cấp cho tiền. Em phải nghĩ đấy, những bổng lộc ấy là máu mỡ của dân. Phải cung kiệm để nối nghiệp nhà, đừng xa xỉ mà hại đức. Ta vì thiên hạ giữ của há có thể thường dùng của công làm ơn riêng mãi được sao”. Những ngôn từ rất ngắn ngọn này đã thể hiện được suy nghĩ của một ông vua biết nghĩ đến vai trò của dân. Một chân lý giản đơn mà dễ hiểu: Mọi
thứ có được đều từ dân mà ra.
2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp của Minh Mệnh Mệnh
Cai trị một đất nước sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp lại vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài, Minh Mệnh hiểu rằng để ổn định đời sống của người dân và từ đó góp phần ổn định quốc gia, có cách duy nhất là phải có một giải pháp toàn cục cho vấn đề nông nghiệp. Do đó, “dĩ nông vi bản” vừa là nhận thức lý luận, vừa là nhu cầu thực tiễn chi phối mọi hoạt động của vị vua thứ hai triều nhà Nguyễn.
Nhận thức đúng được vai trò của nông nghiệp, ngay trong Chiếu lên ngôi, Minh Mệnh đã đặc cách ân điển gồm 16 điều, trong đó hai điều đầu tiên là:
(1). Những tiền thóc, sản vật mà dân còn thiếu từ năm Gia Long thứ 19 trở về trước đều tha miễn cả.
(2). Thuế lệ tiền thóc, sản vật về nhân đinh điền thổ trong năm Minh Mệnh 1 đều rộng miễn cả… [22, tr 31].
Đọc Chiếu lên ngôi của Minh Mệnh chúng ta thấy ngay rằng, điều đầu tiên mà ông nghĩ tới đó là dân. Do đó, hai điều đầu của 16 ân điển Thánh tổ - Nguyễn Phước Đảm dành cho việc tha thuế, miễn tô.
Một nguyên lý tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ đế đó là xã hội muốn thái bình thịnh trị, thì phải phải tạo cho dân được an cư lạc nghiệp. Việt Nam xuất là một nước nông nghiệp lúa nước thì vấn đề liên quan đến nông nghiệp phải đặt lên hàng đầu. Hơn thế nữa, đất nước vừa trải qua binh đao đạn lửa, muốn ổn định thì điều đầu tiên là phải giúp dân ổn định đời sống của mình. Nói cách khác, sự tồn tại và vững mạnh của một vương triều, sự sống của mọi người dân trong vương quốc với cây lúa làm gậy chống cho tất cả mọi người thì nông nghiệp là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và trở thành gạch nối trong mối quan hệ tương hỗ giữa triều đình và dân chúng.
Trong suốt thời gian trị vì của mình, Minh Mệnh luôn luôn quan tâm, chăm lo đến vấn đề nông nghiệp. Một trong những việc làm của ông là cho dân khi khai hoang những vùng đất đất mới. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, sau mấy trăm năm loạn lạc, chiến tranh, rất nhiều người dân không có một tấc đất cắm dùi. Để giải quyết vấn đề này, theo lời tâu của Quan Thị lang bộ Hình Nguyễn Công Trứ về việc xin khai khẩn ruộng hoang để dân chúng có nghề nghiệp làm ăn:
“Người xưa chia chấp ruộng đất, tạo nên của cải cho dân có nghề nghiệp thường xuyên an phận với ruộng đất trong làng, không có lòng tà nghĩ đến việc bậy. Nay tại Nam Định, hai huyện Giao Thủy và Chân Định đất hoang nhàn rộng mênh mông, tầm
mắt trông xa không thấy bến bờ, không biết mấy ngàn, mấy trăm mẫu, nay nếu cấp công nho, truyền cho tập trung dân nghèo đến đó khai khẩn, thời quốc gia chi ra phí tổn không bao nhiêu, mà nguồn lợi tự nhiên sẽ được vô cùng vậy”[41, tr. 21].
Minh Mệnh đã lệnh ngay cho Nguyễn Công Trứ làm Dinh điền sứ, tức là quan phụ trách việc khai khẩn ruộng hoang. Minh Mệnh đã giao cho Trứ toàn quyền tổ chức, chiêu mộ dân phiêu tán đến khai hoang lập ấp với sự hỗ trợ kinh phí thỏa đáng của triều đình.
Có thể nói, khai khẩn đất hoang vào thời kỳ này là làm một công mà được hai việc: quốc kế và dân sinh. Người phiêu tán dần dần dược gom lại. Dân chúng nghèo khổ xa gần “cha dắt con, chồng dắt vợ, lũ lượt kéo đến” dựng nhà vỡ đất, không chỉ là tìm vài miếng cơm độ nhật mà thực sự muốn xây dựng cuộc sống ấm no lâu dài.
Chúng ta cũng biết rằng, ở một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thì sự tác động của thời tiết là rất quan trọng. Việt Nam lại là nước nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi chịu nhiều ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết. Do đó, sự bội thu hay thất thu của mùa màng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
“Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày trông đêm…”
Là người đứng đầu một quốc gia, Minh Mệnh cũng rất thông hiểu điều đó. Trong những lời dụ, ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề hạn hán, lũ lụt ở khắp nơi. Trong những châu bản của Minh Mệnh để lại qua tư liệu Phật giáo, thấy vua rất quan tâm đến việc kính sùng thiên đạo, cầu hộ nước giúp dân: “Lại cầu cho mùa màng tốt tươi, núi sông hòa thuận, trộm đạo dứt, dân yên ổn để chung hưởng phước thái bình” [10, tr. 76].
Ngay từ những ngày đầu lên ngôi, vua đã sai sứ đi các địa phương quan sát tình hình nghề nông, và xuống dụ sai các quan sở tại kính cẩn cầu đảo để được mưa cho những nơi hạn hán. Đối với những vị quan Cai bộ nào gặp hạn hán mà không báo để đến khi được mưa rồi mới báo sẽ bị quở trách. Theo vua, vì đó là những người có nhiệm vụ chăn nuôi chăm sóc dân, lo lắng cho dân, nên không điều đó cũng đồng nghĩa với việc không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Ngược lại, nếu nghe thấy tin báo ở đâu có phương hại đến nghề nông là ông lại trăn trở lo âu. Khi quan Cai bộ tỉnh Quảng Nam là Nguyễn Kim Truy về chầu có báo một tháng trở lại đây tỉnh đó không có mưa, vua buồn và phán rằng:
“Năm ngoái đã ban ân xá cho địa phương trong (Kinh đô) cũng như ngoài (các địa phương), không nơi nào là không thấm nhuần: Trẫm chỉ lo cho tỉnh Quảng Nam bị đói kém nhiều, trong một năm đã hai lần cho phát lúa kho ra bán cho dân, tưởng lòng thương dân như thế không phải chưa đến nơi đến chốn vậy; nay công việc mùa nông đang thời xúc tiến, đã hơn tuần (10 ngày) không được cơn mưa, sao mà riêng một phương này phải bị khốn
khổ như thế, khiến cho trầm đêm ngày âu lo vậy” [26, tr. 9]. Ngay bản thân ông cũng rất nhiều lần tự mình thân hành làm lễ cầu đảo
trong kỳ bị hạn. Có những lúc ông cho rằng có thể mình đã làm điều gì đó không hợp với lòng Trời, bị Trời giáng hạ xuống con đỏ của mình. Một người đứng ở đỉnh cao của quyền lực nhưng vẫn luôn luôn nghĩ đến thần dân của mình, đúng là một tâm thức nông dân của vị hoàng đế quyền uy triều Nguyễn. Ông lo cùng với nỗi lo của người dân một nắng hai sương mong cho mùa màng bội thu. Ông cũng vui cùng họ với cảnh được mùa, nhà nhà sung túc. Đọc mảng thơ khuyến nông của Minh Mệnh, thấy nỗi vui, nỗi lo từng ngày của ông trải khắp ruộng đồng Bắc - Nam, đặc biệt là nỗi ngóng trông từng cơn
mưa dành cho cả mỗi cánh đồng xa xôi hẻo lánh trên lãnh thổ trị vì của ông. Chỉ được tin mấy xã ở vùng biển Quảng Yên được mùa, vua cũng làm thơ mừng, bình giải thêm rằng: “Thật là trời xanh thương dân, khiến vùng ít đất đai mà thường được mùa. Ấy là một tấc đất còn quý hơn một tấc vàng” [41, tr. 7].
Làm vua một nước nông nghiệp trồng lúa nước, Minh Mệnh hiểu rằng việc nông là việc đầu tiên của quốc gia. Do đó người đứng đầu thiên hạ phải làm gương cho dân chúng noi theo. Từ năm Minh Mệnh thứ 9, ông đã lấy ngày 29 tháng 5 làm Lễ Canh tịnh. Sau buổi lễ, vua sẽ thân chinh đến ruộng Tịch Điền cày đi bừa lại 3 đường, sau đó đến công khanh và sau nữa là các nông phu. Ở những buổi lễ này, vua cũng thường dụ cho các quan lại địa phương phải có trách nhiệm thương yêu dân, khuyên bảo nhân dân lo việc nông tang (cày ruộng, trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm) để dân được đủ ăn đủ mặc, qua đó cũng thể hiện được sự tôn trọng nghề nông của vua.
Một trong những việc làm mà không thể không kể đến của Minh Mệnh trong việc chăm lo, quan tâm đến nông nghiệp, đó là vấn đề trị thủy. Đây cũng là một việc làm thường xuyên của các bậc đế vương từ thời Lý, Trần, Lê…
Song có thể nói, trong thời gian trị vì 21 năm của mình, vua Minh Mệnh là người có cố gắng cao nhất trong việc hoàn thiện vấn đề trị thủy ở Bắc Bộ nói riêng và ở toàn quốc nói chung. Tư tưởng trọng nông được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong đó ông rất tâm đắc câu của Quản Tử: Vương dĩ dân vi thiên, dân dĩ thực vi thiên (Vua lấy dân làm trời, dân lấy lương thực làm trời). Theo đó, ông cũng luôn luôn lo lắng đến việc làm nông của người dân. Ông cho rằng việc làm ruộng là trời của dân. Theo tư tưởng đó mà ông rất chăm lo đến trị thủy. Ông đã cố gắng giải quyết vấn đề trị thủy ở Bắc Kỳ
theo hướng mà vua Gia Long đã thực hiện. Minh Mệnh đã cho thành lập hẳn một cơ quan chuyên trách về đê ở Bắc Kỳ, gọi là Nha Đê Chính. (1828). Trong công việc trị thủy, hai nhiệm vụ quan trọng nhất là đắp đê và đào sông. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đây là những công việc vô cùng khó khăn và tốn kém. Hơn thế nữa, do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong thời kỳ cuối của Gia Long và những năm đầu của Minh Mệnh luôn luôn xảy ra hai luồng ý kiến là tiếp tục củng cố đê điều hay xóa bỏ đê. Để giữ yên cho xã tắc, tránh tội bỏ dân nên Minh Mệnh cũng vẫn làm như những bậc tiền bối là giữ đê ngăn lũ. Điều này là đúng hay sai chúng tôi không dám lạm bàn. Cái mà chúng tôi thấy ở đây là những trăn trở lo âu của một vị hoàng đế ngày đêm lo đến công việc trị nước yên dân. Trong công cuộc trị thủy đó, nếu như nghe ở trấn thành nào có tin vui không bị vỡ đê, dân chúng được mùa là vua tôi cùng mừng vui hạnh phúc, lập đàn xã lễ tạ và thưởng phẩm cấp và bổng lộc cho các quan. “Trẫm làm vua mong cho nước trị, dẫu chẳng hay ứng được điềm tốt như đời xưa, thì cũng mong được trừ tai, tiêu được biến để có lợi cho dân ta, thế mà những năm trước thường có nạn vỡ đê, thì ngày sau người viết sử cầm bút chép thẳng, sao tránh được điều nghị luận của người đời sau”[ 12, tr. 87].
Ngược lại, nếu như xảy ra nạn vỡ đê, lũ lụt, mất mùa ở tỉnh thành nào là đức Thánh tổ lại ngày đêm suy nghĩ: “…Năm nay nhiều lần báo nạn lụt, các tỉnh Bắc kỳ nhiều đê điều bị tràn vỡ, lúa ruộng, người vật không khỏi tổn thương. Xem tờ tâu khôn xiết đau lòng, rơi lệ. Nghĩ tấm thân lạm ở trên trăm họ, không biết tu đức để trời cho hòa khí, đến nỗi dân ta bị tai họa ấy, thực là một điều lỗi của ta”[41, tr. 167].
Như chúng ta đã biết, nhà Nguyễn đã có công thống nhất đất nước từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài những công trình trị thủy ở Bắc thành, những công trình thủy lợi ở Nam bộ dưới thời vua Minh Mệnh cũng sẽ minh chứng cho tài năng và sự quan tâm đến vấn đề
trị thuỷ và dụng thuỷ của vị vua này. Vĩnh Tế (1819 - 1824), Vĩnh Điện (1824 - 1825), Cửu An (1835), Phổ Lợi (1836) là những con sông đào dưới thời Minh Mệnh vì quốc kế dân sinh, vẫn còn cần cho hôm nay và ngày mai. Trong đó, phải kể đến kênh Vĩnh Tế kéo dài từ Châu Đốc đến Hà Tiên, trở thành con kênh lịch sử. Vùng tụ cư Châu Đốc - Hà Tiên cũng bắt đầu có từ ngày đó.