Tư tưởng của Minh Mệnh về quyền và lợi ích của người dân

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị của minh mệnh (Trang 37 - 41)

TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA VUA MINH MỆNH 2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh.

2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh về quyền và lợi ích của người dân

nên chúng tôi chỉ trình bày một số điểm nhấn trong sự nghiệp của ông. Trọng tâm chính của luận văn mà chúng tôi đang nghiên cứu sẽ là những phần tiếp theo.

2.2. Tư tưởng thân dân của Minh Mệnh

2.2.1. Tư tưởng của Minh Mệnh về quyền và lợi ích của người dân dân

Là người chịu ảnh hưởng của Nho học, khái niệm “dân vi bản” luôn luôn được khắc sâu trong mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm của Minh Mệnh. Hơn nữa, lại là người yêu sử và chăm đọc sử, ông đã rút ra được nhiều bài học quý giá từ trong lịch sử. Lịch sử đã chứng minh rằng, đất nước chỉ bắt đầu phát triển hưng thịnh được khi lòng dân tin vào nhà nước. Người dân hăng say sản xuất và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc khi lợi ích của nhà nước đồng nhất với lợi ích của nhân dân. Do đó, là người đứng đầu một triều đại, Minh Mệnh hơn ai hết hiểu rằng điều đầu tiên cần làm là quan tâm đến lợi ích của người dân.

Nhận thấy vấn đề trước mắt là phải làm sao giải quyết được yêu cầu có ruộng, giúp dân ổn định cuộc sống sau bao nhiêu năm chiến tranh loạn lạc, Minh Mệnh khuyến khích vận động toàn dân khai hoang lập đồn điền. Ông

nhận thấy rằng, nếu làm được điều đó thì vừa giúp dân an cư lạc nghiệp mà biên giới quốc gia lại được giữ vững. Hơn nữa, dù mở đồn điền đến mức nào đi chăng nữa thì trước hết, ruộng đất khai phá được vẫn là của nhà nước. Song, để cho người dân ủng hộ và làm theo thì phải cho họ nhìn thấy lợi ích của mình trong những việc làm đó. Theo như nghiên cứu của tác giả Mai Khắc Ứng, thời kỳ khai hoang này được chia làm ba hình thức để khuyến khích.

Hình thức thứ nhất là nhà nước cho phép thần dân viết đơn xin khai hoang ở bất kỳ nơi nào. Số ruộng đất mới được khai khẩn sau ba năm thì khai báo đo đạc và tiếp 3 năm nữa mới lập số thu thuế theo mức ruộng riêng. Về quyền lợi vật chất, họ được nhà nước cho mượn vốn, giống, trâu bò và nông cụ. Về quyền lợi tinh thần, những người tiền khai canh nếu biết tụ dân lập được làng thì mặc nhiên họ là thành hoàng được dân làng thờ cúng.

Hình thức thứ hai, nhà nước khuyến khích khai hoang ở khu vực cư trú. Đầu tiên nhà nước cho mượn vốn, trâu cày, nông cụ. Sau khi thành ruộng, có thu hoạch hoa lợi thì trả lại những gì đã mượn, còn bao nghiêu cho hưởng và ruộng đó đương nhiên được nhà nước thừa nhận là tư điền.

Hình thức thứ ba là nhà nước khuyến khích các nhà hữu sản, các lái buôn hoặc những nhà có uy tín, biết tổ chức mộ dân đến các vùng đất hoang rộng lớn khai khẩn lập làng. Ai mộ được 50 người trở lên thì được làm lý trưởng, 30 người được làm ấp trưởng, 20 người được làm trại trưởng. Đồng thời với chức vụ này, nếu các làng ấp trại đó vững vàng phát triển thì những người có công còn được thưởng phẩm trật tòng cửu phẩm hoặc cửu phẩm, tòng bát phẩm hoặc bát phẩm…

Chỉ ở một khía cạnh này thôi cũng cho chúng ta thấy tài năng của Minh Mệnh. Khi người dân thấy lợi ích của mình gắn chặt với công việc mình làm

thì đó sẽ là nguồn động viên vô cùng to lớn. Kết quả của công cuộc khai hoang nói trên đã minh chứng cho nguyên lý đó. Rất nhiều làng mạc được lập nên, bờ cõi đất nước cũng được xác định rõ ràng.

Để lợi ích của người dân được đảm bảo, theo Minh Mệnh cứ tuân theo pháp luật mà thi hành. Bởi vì “pháp luật làm ra là để làm lợi cho dân, mà thưởng phạt, khuyên răn là vấn đề rất quan hệ đến đại chính của Quốc gia”. Pháp luật giữ cho quan hệ lợi ích giữa người cai trị và kẻ thường dân trở nên hợp lí hơn. Đối với Minh Mệnh, trên kể từ hoàng thân quốc thích, dưới đến thứ dân đều phải tuân thủ pháp luật. Ai mắc tội cũng đều đem ra xét xử và xử đúng với luật pháp. Chính ông là người kiên quyết xóa bỏ lệ “Bát Nghị” tồn tại rất lâu dưới thời quân chủ Việt Nam. Ông luôn khuyên răn những người chịu trách nhiệm thuế khóa nên giữ vững công tâm và tôn trọng pháp luật, đừng tranh đua lợi hại hơn thua với bọn côn đồ đao búa, phải biết làm sao cho dân chúng được thoải mái, vui vẻ lo sống và làm ăn, để không những đời sống của người dân được ấm no mà thuế má của nhà nước cũng được tăng lên.

Quyền và lợi ích của người dân còn được thể hiện ở chỗ, cái gì làm sai cho dân chúng thì phải làm lại. Trường hợp ở tỉnh Nghệ An, sau một lần xét duyệt sổ sách, thấy có hạng người già nua, tàn tật, đào thoát và đã chết đều đã nạp thuế thân (thuế cá nhân hàng năm), trái lại thấy có hạng tráng đinh mới đăng tên sau này lại chưa hề nạp thuế thân. Vua dụ bộ Hộ như sau: “Có thân là phải có thuế, đó là lẽ nhất định… Nay lấy số người đã nạp thuế bù qua số người chưa nạp, thời có phải đó là một thể thức hành chánh không?”[27, tr. 431]. Sau đó ông ra lệnh phải trả lại tất cả tiền hay gạo đã nạp của những người già nua, tàn tật và đã chết. Ngược lại, đối với hạng người mới đăng tên vào sổ đinh sau này phải cung nạp thuế thân.

Tư tưởng của ông về lợi ích của người dân còn được thể hiện ở chỗ, nếu việc gì làm mà có lợi cho dân thì nên làm, ngược lại, nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì phải xem lại. Khi nghe quan Khâm phái Vũ Xuân Cẩn từ Nghệ An tâu về việc đã trót làm sai nguyên tắc của triều đình trong việc phát chẩn hơi nhiều cho dân nghèo và trẻ nhỏ ốm yếu, Minh Mệnh đã khẳng khái mà phán rằng: “Nếu có lợi cho dân, mà tự chuyên là việc nên làm vậy, không có tội gì vậy”[27, tr. 253]. Nhưng khi nghe Bắc thành thần tâu đề nghị xin để dân chiết nạp số thuế thóc còn thiếu từ những năm trước, Minh Mệnh dụ rằng:

Bắc thành liền mấy năm đói kém, tuy thu trước được mùa nhưng nỗi đau khổ chất chưa, chưa được thư thả cho lắm. Trẫm chỉ nghĩ đến quyền lợi của dân, nếu có việc gì đem ích lợi cho hạ dân thì không kể phí tổn. Việc chiết nạp mà tiện cho dân thì có gì phải suy tính. Nhưng trẫm nghĩ đến kỳ trưng thu, thường thường lý dịch thu trước để tiền thóc vào tay chúng. Nay lại y cho điều thỉnh nguyện đó, thành ra làm đầy túi tham bọn sâu mọt, dân ta được ích lợi gì. Bèn truyền hoãn đến năm sau” [26, tr. 277]. Để tránh tình trạng giáp hạt, lũ lụt… dân ở chỗ được mùa bán giá rẻ, nhà giàu ở chỗ mất mùa sẽ đem bán lúa với giá cao, Minh Mệnh dụ rằng: Nếu thuận lợi thì cho phép nhà buôn chuyển từ chỗ gạo rẻ đến chỗ mất mùa để “chỗ thiếu gạo khỏi phải đói kém mà có lợi cho nhà buôn”[23].

Tấm lòng lo nghĩ đến người dân của Minh Mệnh cũng đã được đáp trả lại đầy ân nghĩa. Những người dân Bắc kỳ đã tự nguyện xin đình việc bán lúa kho và xin trả lại số lúa được vay từ trước nhân dịp năm đó được mùa. Mặc dù chỉ là một việc nhỏ nhưng nó cũng biểu hiện được sự thấm nhuần ân đức của vua đối với người dân của mình.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị của minh mệnh (Trang 37 - 41)