Nội dung của công tác đào tạo – phát triển NNL

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh PhúThọ năm 2011 (Trang 29 - 32)

Đề tài: Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú

1.3. Nội dung của công tác đào tạo – phát triển NNL

1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Hàng năm, nhu cầu đào tạo của UBND huyện được xác định dựa trên kế hoạch nhân sự của phòng Nội vụ lập dựa trên số liệu của các phòng ban trực thuộc nộp lên, dựa theo tình hình thực tế về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, về tình hình tài chính được duyệt qua họp HĐND huyện để phục vụ cho các kế hoạch đào tạo… mà xác định nhu cầu thực tế để lên kế hoạch đào tạo nhằm tạo sự phù hợp giữa kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch quản lý, điều hành của UBND huyện.

Nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức xã, thị trấn: Dựa vào nhu cầu cán bộ chuyên môn của từng ban, ngành, UBND huyện cử một số cán bộ chủ chốt theo học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và các lớp lý luận chính trị cao cấp cho các cán bộ, công chức nhằm cập nhật và nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cũng như chính trị. Dựa trên những yêu cầu đó mà UBND huyện xem xét đề cử các cán bộ, công chức theo các lớp chuyên mon đó, mà đặc biệt những cán bộ được chọn là những người trực tiếp hoặc có liên quan đến công việc đó. Ngoài ra, hàng năm UBND huyện tổ chức ra các lớp đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức bồi dưỡng thêm kiến thức nghiệp vụ và chuyên môn. Tiêu chuẩn để xác định cho việc lựa chọn này là do nhu cầu của công việc hoặc chương trình đào tạo hàng năm của UBND huyện và nhu cầu nhân lực của các ban, ngành trực thuộc với kiến nghị bổ sung cán bộ hay đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ nguồn.

1.3.2. Hình thức, quy trình đào tạo 1.3.2.1. Hình thức đào tạo

* Đào tạo khi mới bắt đầu nhận việc:

- Khi cán bộ, công chức mới nhận việc, đa số họ đều chưa quen với công việc, vì vậy UBND huyện đã cử cán bộ, công chức của Phòng Nội vụ và của ban, ngành trực thuộc giúp đỡ cán bộ, công chức mới nhận việc về mọi mặt, họ sẽ có trách nhiệm cung cấp các văn bản, tài liệu về UBND huyện, các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn của mình. Từ đó giúp cho các cán bộ công chức khi mới nhận việc không bỡ ngỡ khi bắt đầu một công việc mới.

* Đào tạo trong khi làm việc:

- Trong khi làm việc, người cán bộ công chức sẽ tự nhận thấy mình còn thiếu sót một vài kỹ năng hoặc yêu cầu công việc đòi hỏi một trình độ cao hơn, khi có đề nghị UBND huyện sẽ xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ các cán bộ, công chức đi học,

bổ sung những kỹ năng còn thiếu sót, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các lớp bồi dưỡng chính trị.

1.3.2.2. Xác định đối tượng đào tạo

Hàng năm sau khi lập kế hoạch và phương hướng về mọi mặt trong năm tới và thông qua với HĐND huyện, Chủ tịch UBND huyện cùng với Phòng Nội vụ xác định xem cần bao nhiêu đối tượng cán bộ, công chức thì sẽ lập kế hoạch đào tạo theo số lượng đó, việc xác định này được thực hiện cả cấp lãnh đạo và cấp trực thuộc các đơn vị. Sau khi xác định được số lượng và cơ cấu cần đào tạo UBND huyện tiến hành lựa chọn những đối tượng phù hợp với từng công việc.

Các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng đào tạo là: các cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn đang công tác tại huyện Thanh Sơn. UBND huyện thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các cấp lãnh đạo và các cán bộ, công chức bằng cách cử họ đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, ngoài đối với cấp lãnh đạo thì cử đi học các lớp lý luận chính trị cao cấp. Ngoài ra là các lớp về chuyên môn nghiệp vụ như: các lớp chính quy, tại chức của Đại học Nông nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia…

1.3.2.3. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Công việc quản lý đào tạo do phòng Nội vụ đảm nhiệm vì vậy việc xây dựng chương trình do các cán bộ, công chức của phòng chịu trách nhiệm. Dựa vào nhu cầu đào tạo của các đơn vị trực thuộc mà phòng Nội vụ tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng đối tượng để có thể đánh giá được đúng trình độ.

Chương trình đào tạo thì theo yêu cầu của UBND huyện và bên phía trường Đại Đại học Nông nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia sẽ lên chương trình đào tạo.

Các phương pháp được lựa chọn nhiều đó là: Phương pháp mà UBND huyện lựa chọn đối với các cán bộ, công chức đó là cử đi học ở các trường chính quy; các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo; đào tạo theo phương thức từ xa…

1.3.2.4. Xác định kinh phí cho công tác ĐT – PT NNL

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đến sự vững vàng trong công tác quản lý của UBND huyện, do đó, trong những năm qua và hiện nay UBND huyện đã và đang đầu tư một khoản chi phí rất lớn cho công tác ĐT và PT NNL. Ước tính năm 2011, UBND huyện đã chi cho công tác ĐT và PT NNL là 23,5

tỷ đồng. Trong đó, 80% được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước, 20% là được tài trợ từ các doanh nghiệp và trích từ quỹ lương của cán bộ, công chức của toàn huyện. Theo tính toán đến năm 2015, tổng chi phí đào tạo sẽ là 30 tỷ đồng ( tăng khoảng 6,5 tỷ đồng so với năm 2011).

Với nguồn kinh phí dồi dào như vậy, sẽ là động lực để các cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty tích cực nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng làm việc, nhằm phục vụ cao nhất yêu cầu công việc đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh PhúThọ năm 2011 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w