Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác ĐT – PT NNL tại UBND huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh PhúThọ năm 2011 (Trang 33 - 37)

Đề tài: Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác ĐT – PT NNL tại UBND huyện Thanh Sơn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác ĐT – PT NNL tại UBND huyện ThanhSơn Sơn

2.1.1. Các nhân tố bên trong

2.1.1.1. Quan điểm của nhà quản lý

Trong sự tồn tại và phát triển của mình, UBND huyện Thanh Sơn luôn coi con người là trung tâm của sự phát triển, nhân tố con người là nhân tố quyết định tới mọi thành công của tổ chức. Thông qua đó mà chính sách nhân lực trong UBND huyện luôn được đề cao và quan tâm đúng mức.

ĐT và PT NNL là một trong những mục tiêu quan trọng mà UBND huyện đưa ra trong chiến lược phát triển từ nay đến 2025. Do đó, công tác này được ban lãnh đạo UBND huyện hết sức lưu ý. Đây là một trong những thuận lợi lớn trong việc thúc đẩy các cán bộ, công chức xã, thị trấn tự nâng cao trình độ của mình trên cơ sở hỗ trợ về kinh phí và tạo điều kiện về thời gian cho các cán bộ, công chức được cử đi học một cách thuận lợi nhất.

Hàng năm, ngoài các chương trình hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của địa phương thì ban lãnh đạo UBND huyện luôn dành thời gian cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các ban, ngành trực thuộc cần nguồn nhân lực ra sao, số cán bộ công chức chất lượng như thế nào,... cũng đều được ban lãnh đạo lưu tâm và đôn đốc, động viên các phòng ban có cán bộ được cử đi học cần tạo điều kiện về thời gian, về kinh phí, về công việc, sắp xếp giờ làm thêm, giờ nghỉ sớm, ... để họ có thể tham gia khóa đào tạo một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

Tất cả những quan tâm trên đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho cán bộ, công chức của UBND huyện tham ra một cách đầy đủ nhất và đều đạt được kết quả cao trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà UBND huyện tổ chức.

Tuy nhiên, trong quá trình lập kế hoạch, triển khai các chương trình ĐT và PT NNL lại giao cho phòng Nội vụ chứ không có sự kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hiệu quả công tác này từ phía lãnh đạo nên hiệu quả chưa cao; các phòng ban không tổ chức họp mặt, đánh giá, tổng kết các khóa học, khóa đào tạo, bồi dưỡng. Vì thế, trong quá trình tổ chức và triển khai các chương trình không thu được những kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn cho những lần tổ chức sau đó.

2.1.1.2. Chiến lược phát triển của UBND huyện Thanh Sơn trong những năm tới Với mục tiêu từ nay đến 2025, xây dựng UBND huyện Thanh Sơn trở thành một đơn vị hành chính sự nghiệp đứng thứ hai về sự phát triển kinh tế trong toàn tỉnh Phú Thọ, sau Thành phố Việt Trì thì việc nâng cao hơn nữa trình độ cho cán bộ, công chức trong toàn UBND huyện Thanh Sơn càng cần được coi trọng hơn bao giờ hết. Đồng thời là công tác tư tưởng, học tập nội dung, chính sách, chỉ đạo mới của Đảng và Nhà nước, của Tổng công ty đến từng phòng ban của UBND huyện.

Do đó, UBND huyện Thanh Sơn đã xây dựng cho mình một chương trình đào tạo nhân lực dựa trên nhu cầu nhân lực giai đoạn từ nay đến 2025 (Do mọi kế hoạch phát triển vẫn từ trên phía UBND tỉnh đưa xuống nên vẫn nằm trong kế hoạch phát triển của UBND tỉnh):

Từ nay đến 2015, nhu cầu lao động là cán bộ công chức xã, thị trấn của huyện Thanh Sơn được đào tạo ở bậc Đại học là từ 60 – 100 người, Cao đẳng 100 – 200 người. Nhu cầu nhân lực ngày càng tăng lên cùng với sự thay đổi của các chương trình đào tạo, những ứng dụng công nghệ, đòi hỏi việc lập và triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ càng cần được cụ thể, phù hợp và cần được theo dõi chặt chẽ. Đồng thời tăng cường rút kinh nghiệm cho những chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho những lần tổ chức sau. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban có chức năng và những phòng ban có cán bộ được cử đi học. Cuối cùng là bản báo cáo đầy đủ trình lên ban lãnh đạo UBND huyện xem xét và đưa ra những biện pháp phù hợp cho những lần tổ chức sau.

Những kế hoạch hết sức cụ thể trên sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công chức xã, thị trấn của huyện Thanh Sơn tự nâng cao, hoàn thiện các kỹ năng, năng lực của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên công tác cần làm ngay trước mắt đó là việc xác định được đối tượng nào mới cần đào tạo ngay, những đối tượng nào thì chưa cần là việc cần thiết.

2.1.1.3. Nguồn nhân lực của UBND huyện Thanh Sơn

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao

dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Nhận thức đầy đủ rằng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực và là nhân tố quyết định đến sự phát triển, do đó, UBND huyện Thanh Sơn luôn có những chính sách cũng như các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao khả năng thích ứng, nâng cao trình độ, nhận thức cũng như đáp ứng nhiều nhu cầu của các cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện bằng các chương trình đào tạo, bằng tổ chức các lớp tập huấn... nhằm nâng cao, bổ sung thêm những kiến thức mà cán bộ, công chức còn thiếu.

Trong những năm qua, UBND huyện Thanh Sơn đã triển khai nhiều chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ, công chức của huyện về các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công việc của từng phòng ban như Lớp tập huấn về công tác khuyến nông, về công tác Cựu chiến binh, về công tác Thanh niên, Phụ nữ....

Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện Thanh Sơn trình độ sơ cấp, trung cấp vẫn còn rất cao, chiếm 41% tổng số cán bộ, công chức xã, thị trấn, trong khi đó, số cán bộ, công chức xã, thị trấn có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học chiếm 16%.

Do đó, trong thời gian tới, UBND huyện Thanh Sơn cần nâng cao hơn nữa việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công chức xã, thị trấn của huyện nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như việc đổi mới ngay chính tổ chức của mình.

1.2.2. Các nhân tố bên ngoài

1.2.2.1. Hệ thống giáo dục – đào tạo xã hội

Việt Nam là một nước thuần nông với dân số trẻ và đang dần dần đi lên xây dựng một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với truyền thống hiếu học, cần cù và khả năng nhận thức nhanh, trình độ của người dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đào tạo tri thức, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và quan tâm đến việc tiếp thu, hoàn thiện và nâng cao hơn nữa nền giáo dục nước nhà. Hệ thống pháp luật, cơ sở vật chất, hạ tầng đầu tư cho giáo dục là rất lớn. Chính phủ đã có những chính sách hết sức thông thoáng và đầu tư mạnh cho giáo dục. Hàng năm, ngân sách quốc gia chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác giáo dục, cho sinh viên nghèo vay vốn, cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng, cho đào tạo, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giảng viên...

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của nước ta vốn mang nặng tính lý thuyết, thày đọc, người học chép, không có thực hành hoặc thực hành rất ít nên nền giáo dục nước ta không được đánh giá cao và chưa thực sự hiệu quả.

Việc đào tạo nhất là bậc Đại học còn chưa thực sự phục vụ cho xã hội, đào tạo tràn lan, không đi đúng nhu cầu mà xã hội đang thiếu, do đó, số người được đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra. Sinh viên không chủ động tìm tòi, không năng động nên khả năng tìm được việc làm hay khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc là rất thấp. Do đó, việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm là điều rất phổ biến hiện nay.

Do đó, muốn nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, giáo dục cần các cơ quan chức năng vào cuộc một cách thực sự đó là những giải pháp đồng bộ, những giải pháp có tính ứng dụng và khả thi cao chứ không phải là những giải pháp mang nặng tính lý thuyết, hời hợt.

Cho nên, việc tổ chức nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của UBND huyện Thanh Sơn lại chưa thu được những kết quả như mong đợi. Người học không hứng thú với bài giảng, giảng viên không nhiệt tình, tâm huyết, phương pháp giảng dạy còn cổ hủ... đó là những nguyên nhân giải thích tại sao nền giáo dục của nước ta lại không được đánh giá cao trên thế giới.

1.2.2.2. Thị trường lao động

Do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong thời gian qua, các doanh nghiệp và các tổ chức hành chính, sự nghiệp phải giảm chi công cộng với cắt giảm nhân sự, những người có trình độ cao, làm việc hiệu quả, thích ứng kịp thì mới nhanh chóng tìm được việc làm.

Thị trường lao động nước ta đang dần phát triển theo hướng thị trường với mức độ đầu tư tập trung cho khoa học, công nghệ, tri thức; do đó đòi hỏi người lao động cần nâng cao hơn nữa trình độ, nhận thức, kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của xã hội.

Đồng thời, những yêu cầu của thị trường đòi hỏi những cơ sở đào tạo, các trường đại học cũng như Bộ giáo dục và đào tạo cần có cơ chế đổi mới ngày càng hiện đại và hiệu quả nền giáo dục nước nhà, tiếp thu những cái mới, những tinh hoa của nhân loại để đảm bảo cho sự phát triển của nền giáo dục từ cấp thấp đến cấp cao. Xác định gắn đào tạo với sử dụng được nguồn nhân lực sau đào tạo.

Nhờ vậy, UBND huyện Thanh Sơn có thể chọn lựa được nguồn nhân lực dư thừa và có trình độ này, đảm bảo cho hoạt động quản lý kinh tế - xã hội địa phương của mình.

Tuy nhiên, thị trường lao động ngày càng phát triển, đặc biệt là việc hội nhập sâu rộng nền kinh tế thị trường thì việc nâng cao trình độ, năng lực, hiệu quả làm việc cho cán bộ, công chức xã, thị trấn cần được quan tâm đúng mức cũng như các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ, công chức xã, thị trấn của UBND huyện Thanh Sơn cũng cần được hiện đại và nâng cao hiệu quả ngay từ khi lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả sau khi kết thúc khóa đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa những ưu điểm mà đào tạo và bồi dưỡng cán bộ mang lại cho sự phát triển của UBND huyện Thanh Sơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh PhúThọ năm 2011 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w