Phân tích thực trạng của công tác ĐT – PT NNL tại UBND huyện Thanh Sơn trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh PhúThọ năm 2011 (Trang 37 - 44)

Đề tài: Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú

2.2. Phân tích thực trạng của công tác ĐT – PT NNL tại UBND huyện Thanh Sơn trong những năm gần đây

trong những năm gần đây

2.2.1. Khái quát chung

2.2.1.1. Về số lượng:

Tính đến ngày 31.12.2011, toàn huyện Thanh Sơn có 436 cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể: S TT Chức danh Số lượng Ngạch chuyên viên Ngạch cán sự Sơ cấp, chưa qua đào tạo CÁN BỘ 46 45 142 1 Bí thư Đảng ủy 6 4 13 2 Phó Bí thư Đảng ủy 4 2 3 3 Thường trực Đảng ủy 3 1 10 4 Chủ tịch HĐND 1 5 Phó Chủ tịch HĐND 5 2 15 6 Chủ tịch UBND 8 4 10 7 Phó Chủ tịch UBND 13 8 9 8 Chủ tịch UB MTTQ 1 3 19

10 Chủ tịch Hội phụ nữ 1 2 19

11 Chủ tịch Hội Nông dân 3 6 14

12 Chủ tịch Hội CCB 1 22

CÔNG CHỨC 50 133 17

13 Trưởng Công an 3 8 10

14 Chỉ huy trưởng quân sự 1 15 5

15 Văn phòng - thống kê 10 31

16 Địa chính - xây dựng 11 28

17 Tài chính - Kế toán 7 21 1

18 Tư pháp - Hộ tịch 13 12

19 Văn hóa - xã hội 5 18 1

Tổng 96 178 159

2.2.1.2. Về trình độ đào tạo:

Số lượng cụ thể cán bộ, công chức xã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên là 253 người (trên tổng số 436 người), chiếm 58,03%, cụ thể:

+ Sơ cấp: 13 người chiếm 2,98% + Trung cấp: 179 người chiếm 41,06% + Cao đẳng: 12 người chiếm 2,75% + Đại học: 49 người chiếm 11,24%

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa tốt nghiệp trung học phổ thông là 63 người, chiếm 14,45%.

Nhận xét: Số lượng cán bộ, công chức chưa tốt nghiệp trung học phổ thông

là một con số không nhỏ(mỗi xã có ít nhất 2 người), điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thực hiện công việc.

2.2.1.3. Về cơ cấu tuổi, giới tính:

- Về giới tính: Cán bộ, công chức cấp xã là nam chiếm tỷ lệ là 80.72%, là nữ chiếm tỷ lệ là 19.28 %. - Về độ tuổi: + Từ 22 đến 31: 86 người chiếm 19.72 % + Từ 32 đến 39: 85 người chiếm 19.5 % + Từ 40 đến 47: 78 người chiếm 17.89 % + Từ 48 đến 55: 136 người chiếm 31.19 % + Từ 56 đến 63: 51 người chiếm 11.7 % Nhận xét: + Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã là nữ còn quá thấp.

+ Độ tuổi cán bộ, công chức từ 48 đến 55 chiếm số lượng lớn nhất, chứng tỏ sự ổn định về cơ cấu song cũng thể hiện chưa có sự ưu tiên và thu hút cán bộ trẻ.

2.2.2. Thực trạng triển khai công tác đào tạo, phát triển NNL cán bộ, công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ:

2.2.2.1. Số lượng học viên:

S

STT Tên lớp Đối tượng

Số

lượng Thời gian

1 1 Đại học Hành chính Cán bộ, công chức xã 9 8/2010 -8/2014 2 2 Đại học Kinh tế - Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Cán bộ, công chức xã 2 2011 - 2015

3 3

Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế

Trưởng Công an, cán bộ Phòng Tài chính – Kế toán 51 4/2011 4 4 4

Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế Cán bộ Văn phòng Thống kê, Tư pháp Hộ tịch 46 18 - 21/5/2011

5 5

Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế Cán bộ phòng Văn hóa Xã hội 23 7/2011 6 6 6 Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế Cán bộ phòng Địa chính Xây dựng 23 6 - 10/9/2011 7 7

Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ Cán bộ Tư pháp Hộ tịch 23 10 - 14/9/2011 8 8 8 8

Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo điều hành

Chủ tịch, Phó Chủ tịch được bầu trong nhiệm kỳ 2010 - 2015

15 27/9 -

4/10/2011

9 9

Đào tạo tin học trình

độ A Cán bộ, công chức xã 30 11/2011

1 10

Bồi dưỡng Luật công

chức Công chức xã 162 11/2011

1

11 Kỹ năng công tác

Chủ tịch MTTQ và

trưởng các đoàn thể 115 12/2011

2.2.2.2. Về nội dung đào tạo, phát triển:

+ Đào tạo: Kiến thức chuyên ngành về kinh tế, kế toán, tài chính, luật, quân

sự, hành chính...; lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ... + Phát triển:

- Đảng viên mới; - Cảm tình Đảng;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Nông dân; - Bồi dưỡng Hội Cựu chiến binh;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ công an viên; - Bồi dưỡng cấp ủy Đảng;

- Báo cáo viên cơ sở;

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng;

- Bồi dưỡng quản lý dự án đầu tư và xây dựng; - Bồi dưỡng chuyên đề Hồ Chí Minh;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chữ thập đỏ;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục quốc phòng; - Bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế; - Bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ;

- Bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ địa chính xã;

- Bồi dưỡng kỹ năng quản lý, tổ chức điều hành công việc của Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức nhà nước;

- Bồi dưỡng chuyển giao công nghệ bản đồ số và phần mềm quản lý đất đai; - Bồi dưỡng kiến thức về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ đoàn cơ sở;

- Bồi dưỡng Bí thư chi bộ cơ sở; - Bồi dưỡng cán bộ phụ nữ cơ sở;

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ cơ sở; - Bồi dưỡng lý luận chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh; - Bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ cơ sở; - Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND xã. 2.2.2.3. Đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng:

+ Cán bộ chuyên trách: Bí thư, Phó Bí thư, Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội CCB;

+ Công chức xã: Trưởng Công an, Xã đội trưởng, Văn phòng, Tài chinh – kế toán. Địa chính – xây dựng,, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội.

2.3. Nhận xét về công tác đào tạo, phát triển NNL cán bộ, công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ:

2.3.1. Ưu điểm

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng năm sau đều cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng.

- Đã xây dựng được định hướng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể cho từng năm.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế hơn.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được chú trọng đầu tư, đưa công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, công tác.

- Nhìn chung hầu hết các bài giảng đều đạt được yêu cầu cơ bản nói chung về nội dung chất lượng thông tin truyền tải tới học viên, việc chuẩn bị giáo án đã được các giảng viên, nhất là giảng viên chuyên trách thực hiện nghiêm túc, công phu, bài bản, các giáo án đã bám sát được giáo trình chuẩn do TW biên soạn và có sự kết hợp bổ sung các nguồn tài liệu khác, tạo nên sự phong phú cần thiết của nội dung bài giảng.

- Trình độ giảng viên ngày càng được nâng cao chuyên môn. Đa số giảng viên đều có phương pháp sư phạm nhất định, cách giảng bài phù hợp với khả năng tiếp thu của từng đối tượng, có kiến thức sâu, khúc triết... thật sự cuốn hút được người nghe đánh giá cao.

- Qua đánh giá của các cơ sở, đại đa số học viên sau khi hoàn thành chương trình học tập đều phát huy tốt trình độ và năng lực trong công tác, chất lượng và hiệu quả trong công tác được nâng lên, kiến thức lý luận chính trị đã thật sự giúp cho công tác lãnh đạo quản lý của các đồng chí vững vàng hơn, nhiều đồng chí đã trưởng thành và trở thành lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của huyện. Có thể khẳng định đại đa số cán bộ, Đảng viên được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Đảng đều đã hoàn thành tốt vai trò, chức năng trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Như vậy, hiệu quả đạt được sau đào tạo là khả quan.

2.3.2. Hạn chế:

- Việc phân công, phân cấp trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều khi chồng chéo giữa các phòng ban trong huyện. - Việc đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi còn chạy theo số lượng hơn là chú trọng tới chất lượng đào tạo.

- Tuy nội dung và phương pháp đào tạo đã được đổi mới nhưng chưa rõ nét, cụ thể:

+ Nội dung bài giảng vẫn còn thiếu tính thực tế nên chưa thể đem lại

hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cao. Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng vẫn theo truyền thống, thụ động thầy giảng – trò nghe, chưa để các học viên tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi.

+ Phương pháp giảng bài của một số ít giảng viên còn gò bó, thiếu linh hoạt đã xảy ra tình trạng “cháy giáo án” đến gần một giờ đồng hồ theo giờ hành chính để học viên phàn nàn. Ngược lại có giảng viên truyền đạt thiếu nội dung trọng tâm của bài giảng làm ảnh hưởng đến chất lượng bài kiểm tra của học viên.

+ Một số giảng viên chưa có sự đầu tư tốt nhất cho quá trình chuẩn bị giáo án, chủ yếu là sao chép giáo trình một cách máy móc, khả năng giảng giải vè minh họa còn hạn chế, do đó không những không cuốn hút mà còn tạo nên sự ức chế đối với người nghe.

- Đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về hình thức, bằng cấp, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao thực hành, chưa sát với thực tế.

- Kinh phí phần lớn cán bộ, công chức đi học là do tự túc. Trong khi đó, kinh tế và thời gian của một số cán bộ còn eo hẹp.

2.3.3. Nguyên nhân:

Một là, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức chưa được thực hiện đồng bộ, khoa học và chưa được xem là việc làm thường xuyên, việc bố trí các chức danh chủ chốt còn nặng về cơ cấu; đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức còn hình thức, thiếu toàn diện, chưa thực sự căn cứ vào quá trình công tác, hiệu quả công việc, năng thực tiễn, năng lực chuyên môn, đạo đức, phẩm chất và bản lĩnh chính trị.

Hai là, hàng năm, một số địa phương chưa chủ động trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chưa khắc phục được tình trạng nhiều cán bộ, công chức cấp xã sau khi được đào tạo lại bố trí, sắp xếp không đúng chuyên môn đã được đào tạo; chưa kiên quyết giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức không đạt tiêu chuẩn, năng lực yếu kém...do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

Ba là, một số cán bộ, công chức lựa chọn các lớp học để nhằm hoàn chỉnh tiêu chuẩn, hoặc học để được bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn như học về quản lý nhà nước. Tuy việc cử công chức đi học có lựa chọn, nhưng chủ yếu dựa vào thâm

niên công tác, bậc lương, không qua thi cử. Đi học các lớp này, học viên chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để lấy chứng chỉ, chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, năng lực làm việc.

Bốn là, tình trạng lạc hậu, chậm đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề “biết rồi, nói mãi”. Sự chậm đổi mới trong đào tạo thể hiện ở chỗ đào tạo còn định hướng theo cung. Nghĩa là ta có gì thì đào tạo, bồi dưỡng cái đó, chưa xuất phát từ nhu cầu đào tạo, từ sự cần thiết của các kỹ năng thực hiện công việc.

Ngoài ra, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tài chính, ngân sách còn hạn chế; điều kiện, phương tiện làm việc còn thiếu thống, một số xã tự xoay sở trang bị máy vi tính, máy in, photocopy cũ gây khó khăn đáng kể cho hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã cũng như đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều khó khăn cũng gây ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo, bồi dưỡng do họ phải tự túc kinh phí đi học, sự hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế.

Chương 3. Một số giải pháp nhằm nhâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Thanh Sơn trong những năm tới

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh PhúThọ năm 2011 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w