Đề tài: Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
1.2.2. Các nhân tố bên ngoà
1.2.2.1. Hệ thống giáo dục – đào tạo xã hội
Trong xu thế hội nhập, đòn bẩy giúp cho nhiều quốc gia có những bước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc chính là ở chỗ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thấy rõ vai trò và tầm quan trọng đó, trong nhiều kì đại hội gần đây, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển đào tạo và phát triển, coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác Giáo dục qua đó thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu.
Do đó, trong quá trình thực hiện của mình, Đảng ta đã và đang tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, pháp luật cũng như đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở vất chất, cơ sở hạ tầng, đầu tư cho đội ngũ giảng viên ngày một nâng cao hơn nữa về chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xã hội.
Như vậy có thể thấy được rằng, Đảng ta rất coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đang dần đổi mới pháp luật và phương thức đào tạo hợp lý, xây dựng các mô hình thí điểm về dậy và học… nhằm tạo ra một nền giáo dục hiện đại hơn.
Chính những lợi thế trên sẽ là cơ hội để UBND huyện Thanh Sơn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của mình, nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, kiến thức… nhằm phục vụ cho công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo.
1.2.2.2. Thị trường lao động
Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi nền kinh tế mỗi quốc gia cần có tri thức vững vàng để hòa nhập chứ không hòa tan trong môi trường đó. Nhận thức được điều đó, trong các kỳ Đại hội Đảng, trong các mục tiêu xây dựng của mình, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác Đào tạo và phát triển nhân lực theo hướng khoa học nhất.
Nhiều nhận định của các chuyên gia kinh tế về thị trường lao động Việt Nam có đưa ra rằng: “thị trường lao động tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường; khung khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện như chất lượng cung tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động tăng lên”.
Tuy nhiên, với bối cảnh của một nước đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam vẫn mang đặc điểm của một thị trường còn nhiều yếu kém. Đó là: lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ biến;
Do vậy, thị trường lao động là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và có tính quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực nước ta đặc biệt là khi nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động từ nay đến 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. UBND huyện Thanh Sơn cũng không nằm ngoài xu hướng đó, vì thế cần nâng cao hơn nữa trình độ, kiến thức, kỹ năng cho các cán bộ, công chức, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý sự phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, của đất nước trong những năm tới.