Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu CD_Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 48 - 53)

2. Dư nợ cho vay mua ô tô 9.4 5.7 13.6 6.3 25.4 8

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, chính sách tín dụng của Chi nhánh chưa chú trọng phát triển cho vay tiêu dùng

Tín dụng của Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp và các hộ sản xuất còn ít chú trọng thị trường cho vay tiêu dùng. Với xuất phát điểm là ngân hàng quốc doanh chuyên phục vụ các nhu cầu cho vay đầu tư, xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp quốc doanh, cho đến nay, tuy đối tượng cho vay của ngân hàng đã thay đổi, mở rộng đến mọi thành phần kinh tế, nhưng ngân hàng vẫn tập trung cho vay các khoản vay lớn đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, lớn hơn gấp nhiều lần so với các khoản vay tiêu dùng. Mặt khác, dưới góc độ ngân hàng, cho vay tiêu dùng phát sinh nhiều nhiều chi phí hơn cho vay kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng là rất cao, thường cao hơn các loại cho vay theo các loại hình khác của ngân hàng. Nếu quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng lớn thì chi phí bình quân mỗi món vay sẽ nhỏ và lợi nhuận thu được sẽ rất lớn. Với việc đa dạng, cải tiến sản phẩm cho vay nhằm thu hút nhiều khách hàng, thị trường cho vay tiêu dùng chính là mục tiêu nhắm đến của nhiều Ngân hàng . Vì vậy đây là thị trường rất nhiều tiềm năng và nên tập trung khai thác

của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, đối tượng vay tiêu dùng bị hạn chế, trong đó điều kiện cho vay bị ràng buộc quá nhiều thủ tục như: xin giấy của cơ quan cấp trên, đất và nhà ở cùng chỗ Chi nhánh cho vay, vị trí thuận lợi cho giao dịch chuyển nhượng. Do vậy mà nhiều khách hàng có thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ tốt nhưng tài sản đảm bảo chưa có đủ giấy tờ pháp lý nên cũng không nằm trong đối tượng được cho vay; hay đối tượng cho vay của một số sản phẩm bắt buộc phải có mở tài khoản tiền gửi và trả lương tại Chi nhánh…

Ba là, hoạt động Marketing chưa được đẩy mạnh

Nhìn chung hoạt động này chưa có chiến lược rõ ràng, còn yếu kém và thụ động, chủ yếu dựa vào những công cụ marketing do BIDV cung cấp, chưa tạo được bản sắc riêng của Chi nhánh.

Việc tổ chức các sự kiện, chương trình để giới thiệu, quảng bá về Ngân hàng cũng như sản phẩm của ngân hàng chưa được xúc tiến. Hơn thế nữa, việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục, đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng và còn khá mờ nhạt so với các ngân hàng khác. Ngân hàng cũng chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà cho vay tiêu dùng của ngân hàng đem lại cho mình trong những thông điệp quảng cáo trong khi điều đó là rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng. Chính điều này dẫn đến khách hàng đến vay tiêu dùng tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè, việc chủ động tìm kiếm khách hàng mới chưa được đẩy mạnh.

Ba là, sản phẩm còn chưa đa dạng, chưa thu hút được sự quan tâm của khách hàng

Chi nhánh chỉ mới triển khai các sản phẩm thông thường mà hầu hết các Ngân hàng khác đều có, chưa có sự khác biệt để thu hút các khách hàng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay còn kém linh hoạt. Lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn đặt vấn đề thoả tiêu dùng lên hàng đầu, họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao. Khi mà các

ngân hàng đồng loạt hướng phát triển cho vay tiêu dùng thì lãi suất là yếu tố quyết định hành động vay của khách hàng. Họ sẽ có sự so sánh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng để lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất có lợi cho họ. Vì vậy, việc áp dụng mức lãi suất cứng nhắc đối với cùng đối tượng khách hàng sẽ không hấp dẫn được họ và từ đó ảnh hưởng đến doanh số cho vay tiêu dùng.

Ngoài ra, khách hàng đến với Chi nhánh chưa nhận được nhiều tiện ích khác từ các dịch vụ cho vay tiêu dùng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chỉ dừng lại ở việc vay tiền, định kỳ trả nợ và thanh lý hợp đồng. Đây là hạn chế rất lớn đối với việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như để giữ chân khách hàng.

Bốn là, trình độ cán bộ tín dụng chưa được nâng cao

Khi một khách hàng đến ngân hàng vay vốn thì nhân viên quan hệ khách hàng sẽ là người trực tiếp tiếp xúc, giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Do vậy, chất lượng phục vụ của ngân hàng sẽ được khách hàng ấy đánh giá qua các nhân viên quan hệ khách hàng. Nguồn nhân lực của BIDV Đông Hà Nội được đánh giá là trẻ, có trình độ học vấn. Tuy nhiên, đi với đó là kinh nghiệm làm việc, mối quan hệ xã hội còn hạn hẹp. Hàng năm, Chi nhánh cũng thực hiện gửi cán bộ đi học tập huấn theo các lớp tập huấn của BIDV, tuy nhiên số lượng đào tạo hàng năm còn ít và chương trình đào tạo không đa dạng, lặp đi lặp lại. Chi nhánh chưa tự tổ chức các khóa đào tạo hoặc gửi cán bộ đi học các chương trình phù hợp và cần thiết cho công tác marketing, định giá… Mặt khác, số lượng nhân sự phòng khách hàng cá nhân còn ít, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, môi trường kinh tế có nhiều biến động

Năm 2012 vẫn là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và với ngành ngân hàng nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 20 năm trở lại với 5,03% (theo Thông cáo báo chí số liệu về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012), thị trường bất động sản chưa thể tan băng mà vẫn tiếp tục xuống đáy từ đó làm giảm

nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, đồng thời làm gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.

Hai là, tâm lý dân cư

Do yếu tố tâm lý của khách hàng miền Bắc, họ muốn dành dụm đủ để mua sắm tiêu dùng chứ không muốn đi vay để tiêu dùng trước. Hơn thế nữa, trong tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, khách hàng hạn chế tiêu dùng xa xỉ, tạm dừng các khoản chi tiêu lớn, lo phòng thân nên cho vay tiêu dùng cũng khó phát triển. Họ không muốn chịu áp lực sống trong nợ nần khi nguồn thu nhập còn lại sau khi trang trải cuộc sống dùng để trả nợ còn nhiều bấp bênh. Thêm vào đó, khách hàng thường thích sự đơn giản trong thủ tục vay mượn, nhưng ngân hàng lại yêu cầu quá cao do hạn chế rủi ro tín dụng, vì đây là một lĩnh vực rủi ro cao, làm hạn chế việc mở rộng CVTD tại Chi nhánh.

Ba là, sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác

Hiện nay, Chi nhánh BIDV Đông Hà Nội đang đứng trước sự cạnh tranh khá gay gắt với các đối thủ trên thị trường về các sản phẩm dịch vụ cũng như các tiện ích kèm theo khi cho vay tiêu dùng. Nếu trước kia trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh chỉ có 3 NHTM quốc doanh thì nay Chi nhánh đang đứng trước sự cạnh tranh của 12 ngân hàng (Agribank, Vietinbank, Sacombank, MB, VPBank, Techcombank, ACB, SEA Bank, ABBank, Vietcombank, DongA Bank, Maritime Bank) và các quỹ tín dụng nhân dân. Đặc biệt các NHTMCP nhỏ với ưu thế chủ động đi trước trong lĩnh vực CVTD với thủ tục thông thoáng, các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại, chuyên biệt đang là một thách thức lớn đối với Chi nhánh.

Bốn là, chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể

Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các luật, quyết định, hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay các ngân hàng phải tuân thủ quy định của ngân hàng, bảo đảm khi cấp tín dụng cho khách hàng: luật các TCTD, quyết định 1627 về quy chế cho vay của TCTD…, mà chưa có một văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ CVTD, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp… nên các ngân hàng còn

chưa mạnh dạn phát triển sâu CVTD. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tới doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Năm là, hệ thống kiểm soát thông tin khách hàng còn kém hiệu quả

Dù đã có Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các Công ty tài chính và Tổ chức tín dụng, tuy nhiên khả năng cập nhật của CIC còn kém thể hiện ở việc nhiều khách hàng đã có dư nợ tại tổ chức tín dụng khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống CIC dẫn đến Ngân hàng thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc dễ dẫn đễn cho vay chồng chéo trong khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, chuyên đề đã phân tích khái quát thực trạng các mặt hoạt động và đặc biệt đi sâu về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2012. Đồng thời cũng nêu rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Những đánh giá này là tiền đề để đưa ra các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Đông Hà Nội trong chương 3.

Một phần của tài liệu CD_Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 48 - 53)