Phân tích thực trạng hoạt động CVTD qua các năm

Một phần của tài liệu CD_Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 39 - 42)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì quy mô CVTD tại các ngân hàng cũng tăng. Tuy nhiên với những biến động khó lường của nền kinh tế trong những năm vừa qua đã gây tác động không nhỏ tới việc mở rộng CVTD cũng như làm ảnh hưởng đáng kể tới thị trường CVTD ở nước ta. Hoạt động CVTD ở BIDV Đông Hà Nội cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.

2.2.2.1. Về dư nợ CVTD

Dư nợ CVTD trong tổng dư nợ:

Do đặc thù các Chi nhánh có tuổi đời khá cao của hệ thống BIDV, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đông Hà Nội trước đây gần như chỉ phục vụ đối tượng doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. CVTD mới chỉ thực sự được triển khai trong những năm gần đây. Cho đến nay, CVTD vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ CVTD chiếm 6.6% tổng dư nợ; năm 2011 dư nợ CVTD chiếm 6.8% tổng dư nợ, và năm 2012 tăng lên 7.7%.

Bảng 2.4: Tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng CVTD 165.7 6,6% 216.6 6,8% 296.8 7,7% Cho vay khác 2344.7 93,4% 2955.6 93,2% 3564.6 92,3% Tổng cộng 2510.4 100% 3172.2 100% 3861.4 100%

Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị: cột trái (tỷ đồng), cột phải (%)

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ và tỷ trọng CVTD tại BIDV ĐHN (2010-2012)

Qua các số liệu trên ta có thể nhận thấy, lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh ngày càng phát triển, dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2012 dư

nợ cho vay tiêu dùng đạt 296.8 tỷ đồng, tăng 79,12% so với năm 2010. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay tiêu dùng ở ổn định, dao động từ 6% đến 8% trên tổng dư nợ, thể hiện cho vay tiêu dùng đang xác định vị trí nhất định trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Thực tế, việc tăng trưởng dư nợ CVTD của Chi nhánh như vậy hoàn toàn phù hợp với xu hướng biến động của nền kinh tế giai đoạn 2010-2012: Năm 2010, thị trường CVTD khá sôi động đặc biệt là cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, khiến cho dư nợ CVTD tăng đáng kể đạt mức 6.6% tổng dư nợ. Đến năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường CVTD tăng với tốc độ chậm. Với những chính sách nhằm kích cầu nền kinh tế năm 2012 đã làm cho tăng trưởng CVTD năm 2012 lên tới 37% so với năm 2011. Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng cho việc mở rộng CVTD của Chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn vay:

Bảng 2.5: Cơ cấu CVTD theo thời hạn cho vay tại Chi nhánh (2010-2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 32.5 19,6% 40.1 18.5% 49.5 16,7%

2. Trung và dài hạn 133.2 80,4% 176.5 81,5% 247.3 83,3% 3. Dư nợ CVTD 165.7 100% 216.6 100% 296.8 100%

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Dựa vào cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh chủ yếu là các món vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do ngân hàng đang phát triển các loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô. Đây đều là những sản phẩm có thời gian cho vay tương đối dài. Chẳng hạn như hoạt động cho vay sửa chữa lớn, mua sắm nhà cửa thường là những khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 3 năm, thời hạn thu hồi kéo dài cho nên dư nợ của hoạt động này cũng tăng lên. Tuy nhiên các khoản vay với thời hạn trung và dài hạn thường đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, với nguồn trung và dài hạn đủ lớn đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Các khoản cho vay ngắn hạn thường là các khoản cho vay bổ sung vốn cho nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình, ngân hàng có thể quay vòng được vốn nhanh hơn và nó phù hợp với nguồn vốn mà ngân hàng huy động được, do vậy mà dư nợ CVTD ngắn hạn thường thấp và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ. Nhuw vậy, với cơ cấu cho vay như trên, ngân hàng sẽ có khoản thu lâu dài, tuy nhiên, cùng với thời gian thì khả năng trả nợ của khách hàng trung dài hạn cũng có thể biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau, có thể gây ra những tác động không tốt dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích vay vốn:

Bảng 2.6: Dư nợ CVTD theo mục đích giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ CVTD 165.7 100 216.6 100 296.8 100

Một phần của tài liệu CD_Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w