Kiến nghị với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu CD_Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 67 - 69)

2. Dư nợ cho vay mua ô tô 9.4 5.7 13.6 6.3 25.4 8

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam

Ngân hàng nhà nước (NHNN) là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Thứ nhất, NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đoán chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài.

Thứ hai, NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết với các Bộ, Ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Thứ ba,tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống CIC đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, làm cơ sở cho các NHTM trong việc thẩm định khách hàng vay vốn. Đối với hoạt động CVTD, thông tin có một vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố cần thiết để thúc đẩy CVTD phát triển. Qua trung tâm này, các NHTM có thể khai thác các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, bao gồm các thông tin về khách hàng đang có quan hệ với ngân hàng, thông tin về thị trường, các biến động ở tầm vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay thông tin về khách hàng cá nhân và hộ gia đình khá sơ sài, không đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên, do đó chưa phát huy được vai trò với tư cách là trung tâm thông tin. Đề nghị NHNN cần dành sự quan tâm, chú trong phát triển trung tâm thông tin này, là kênh thông tin quan trọng không chỉ cho các ngân hàng mà cho sự phát triển chung của nền kinh tế phù hợp với quá trình hội nhập.

Thứ tư, NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.

Thứ năm, NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các Ngân hàng Thương mại về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các Ngân hàng Thương mại và hoàn thiện những chủ trương này cũng như tổ chức thêm nhiều các đợt tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng. Đặc biệt tổ chức các khoá học trang bị cho cán bộ tín dụng cho vay tiêu dùng ở các ngân hàng thương mại một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin để đánh giá về khách hàng và thu

nhập của khách hàng.

Một phần của tài liệu CD_Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w