2.2.1.1. Quy trình tín dụng
Qui trình tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh BIDV Đông Hà Nội thực hiện theo quyết định 4072/QĐ-PTSPBL1 của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Theo quy định này, quy trình cấp tín dụng bán lẻ bao gồm các bước tiến hành như sau:
1. Tiếp thị tới Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV.
2. Phỏng vấn, hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sồ tín dụng và tiếp nhận hồ sơ.
3. Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng. 4. Đề xuất và quyết định cấp tín dụng.
5. Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý. 6. Đề xuất và quyết định giải ngân/Phát hành bảo lãnh
7. Giao, nhận hồ sơ và cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS. 8. Giải ngân.
9. Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay. 10. Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí. 11. Điều chỉnh tín dụng.
13. Xử lý khi BIDV phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
14. Thanh lý hợp đồng tín dụng/giải tỏa bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ.
Thực chất, 14 bước thực hiện trong qui trình được quy định này chỉ là quy định cụ thể, chi tiết hơn cho việc thực hiện cho vay bán lẻ tại hệ thống BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV Đông Hà Nội nói riêng. Nó không đi trái lại quy trình tín dụng tổng quát bao gồm 5 bước: lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; phân tích tín dụng; quyết định tín dụng; giải ngân; giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng. Việc phân chia quy trình tín dụng bán lẻ thành 14 bước nhỏ trong quy định nhằm phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong việc thực hiện cho vay bán lẻ, giúp cho việc thực hiện cho vay bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng thuận tiện và chuyên nghiệp hơn.
2.2.1.2. Chính sách về CVTD:
* Các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam:
Hoạt động CVTD ra đời ở Việt Nam vào những năm 1993-1994. Cơ sở pháp lý lúc đó là Quyết định 18/QĐ-NH5 ngày 16/2/1994 của thống đốc NHNN ban hành thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và CVTD. Theo đó, một trong những điều kiện cho vay vốn là cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trợ cấp cho viên chức đã cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng cho TCTD nếu đến hạn.
Ngày 31/12/2000 thống đốc NHNN ra Quyết định 1627/QĐ-NHNN, ban hành về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Quy chế mới này được đánh giá có độ mở rất cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng, tăng năng lực hoạt động kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả hơn. Đến ngày 3/2/2005, quyết định 127/2005/ QĐ-NHNN được ban hành để sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 1627 cho phù hợp với thực tế hơn.
Tháng 5 năm 2007, NHNN đã ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ theo quyết định 20/2007/QĐ-NHNN. Theo đó, các dịch vụ thẻ có cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và loại hình thẻ, đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Cuối năm 2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, một loạt các giải pháp kích cầu nền kinh tế đã được ban hành như quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh; văn bản số 627/VPCP-KTTH ngày 23/1/2009 về áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD.
Trên cơ sở này, Thống đốc NHNN đã ban hành thông tư 01/2009/TT-NHNN ngày 23/1/2009 hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các NHTM mở rộng CVTD đối với cá nhân, hộ gia đình.
Thông tư 18/2009/TT-NHNN về cho vay đối với người được mua, thuê mua nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị hay Thông tư 11/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ- CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.
* Các quy định CVTD của NHĐT&PT Việt Nam:
Ý thức được vai trò, vị trí của hoạt động CVTD và sự cần thiết phải xác lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ ngay từ trong nội bộ cho nghiệp vụ tín dụng này, NHĐT&PT Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn về CVTD:
Văn bản số 1057/CV-PCCĐ ngày 30/5/2000 về việc cho vay đối với cán bộ công nhân viên (CBCNV), trong đó nêu rõ Chi nhánh được cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV nhằm phát triển kinh tế gia đình và giải quyết nhu cầu tiêu dùng. Trước mắt, Chi nhánh triển khai cho vay đối với CBCNV làm việc trong các cơ quan đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, DNNN đóng trụ sở trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố với Chi nhánh cho vay. Các đối tượng khác, giám đốc Chi nhánh cân nhắc xem xét, quyết định cụ thể.
Ngày 22/8/2000, BIDV đã ban hành công văn số 1759/CV-PCCĐ hướng dẫn cụ thể thực hiện công văn số 1057, theo đó, các CBCNV khác làm việc tại công ty
TNHH, CTCP, DNTN làm việc tại Chi nhánh nhưng các cán bộ tín dụng thẩm định; trưởng, phó phòng tín dụng không được trực tiếp thẩm định cho món vay của chính mình. Chi nhánh xem xét cho vay đối với trưởng phòng kế toán, kiểm tra trưởng và kiểm tra viên.
Để mở rộng hoạt động CVTD, BIDV đã ban hành công văn số 1342/CV- TDV3 ngày 30/3/2004 hướng dẫn tạm thời cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở.
Ngày 23/11/2006, BIDV đã ban hành quy định cho vay nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, thay thế công văn số 1342/CV-TDV3 ngày 30/3/2004. Theo đó, quy định cụ thể hơn về điều kiện, trình tự thủ tục cho vay mua nhà với tỷ lệ cho vay lên tới 70% tổng giá trị và thời gian cho vay tối đa lên tới 15 năm.
Tiếp theo đó, ngày 8/12/2006, BIDV đã ban hành quyết định số 9614/QĐ- TD3 quy định về cho vay đối với CBCNV, hoàn chỉnh và thay thế cho công văn số 1057/CV-PCCĐ ngày 30/5/2000, 1709/CV-PCCĐ ngày 22/8/2000.
Cuối năm 2008, BIDV có rất nhiều văn bản chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung, đặc biệt đã soạn thảo và ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ kèm theo quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/8/2008, trong đó BIDV ban hành một loại các sản phẩm tín dụng bán lẻ và các quy trình thực hiện đi kèm.
Đến 15/7/2009, BIDV ban hành quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1, hoàn chỉnh và thay thế nội dung quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng ban hành theo quyết định 4321. Các sản phẩm bán lẻ theo quy định 4321 vẫn có hiệu lực thi hành.
Như vậy, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về cho vay bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng được BIDV không ngừng hoàn thiện, một mặt tuân theo các văn bản hướng dẫn của NHNN, một mặt để phù hợp với nền kinh tế và xu hướng phát triển của loại hình tín dụng này. Có thể thấy, hiện tại BIDV Đông Hà Nội đã có đầy đủ quy trình riêng về cho vay bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng với các sản phẩm khá đa dạng, linh hoạt về giá trị cũng như thời hạn cho vay. Đây chính là công cụ quan trọng để hệ thống BIDV nói chung và BIDV Đông Hà Nội
nói riêng triển khai mở rộng và phát triển mảng thị trường CVTD, đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.