ĐÁNH GIÁ VÈ CÔNG TÁC KÉ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN LIXEHA

Một phần của tài liệu Một sổ nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty cố phần LIXEHA (Trang 56 - 60)

CỔ PHÀN LIXEHA

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần LIXEHA đang dần tự khẳng định mình, tìm ra hướng đi đúng đắn. Từ một Công ty sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế đã trở thành Công ty có quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, trình độ quản lý ngày càng được nâng cao, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh của Công ty, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị trí của Công ty trong nền kinh tế.

Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm của Công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, đế tồn tại và phát triến, cạnh tranh có hiệu quả, Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đế nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần LIXEHA, bằng những kiến thức đã được học cũng như với thực tế ghi nhận được ở Công ty, em nhận thấy công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty có ưu nhược điểm sau:

1. Ưu điểm

S^V: (Bùi Jôà 76

- về bộ máy kế toán :

+ Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung phù hợp với tình hình thực tế và đặc điếm của Công ty. Nó có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi đế kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phòng kế toán của Công ty gồm bốn người. Mỗi người đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của kế toán trưởng, phù hợp với khả năng cũng như trình độ chuyên môn của mồi người. Công ty cũng luôn tạo điều kiện cử nhân viên kế toán đi học đế nâng cao trình độ và cập nhật những chuân mực kế toán mới.

-về chứng từ kế toán: Công ty đang áp dụng các mẫu chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 nên thuận lợi cho công tác luân chuyến, lưu trữ, bảo quản chứng tù’ kế toán.

- về tài khoản kế toán: Công ty cũng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT. Ngoài ra, Công ty còn mở thêm một sổ tài khoản chi tiết cấp II đế thuận lợi cho hạch toán trong Công ty như TK 155Q, TK 155K để theo dõi thành phẩm tại quầy hàng và kho hàng.

-về tổ chức sổ: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Ưu điểm của phương pháp này là khá rõ ràng, mạch lạc, cung cấp kịp thời thông tin cho công tác kế toán, thuận lợi cho việc phân công ghi chép, lưu trữ tài liệu kế toán.

1.2. về tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình

- Ke toán luôn cập nhật, phản ánh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm trên hệ thống sổ sách kế

Muộn oún tất ngiùỀặt

toán của Công ty: sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái, nhật ký chứng từ, các bảng kê, bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ.

-Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập

theo đúng trình tự, các chứng từ đều hợp lệ theo đúng quy định của Bộ tài chính.

© - K e toán nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua việc trích khấu hao TSCĐ. Từ đó tham mưu với các nhà quản trị về các quyết định đầu tư, mua sắm TSCĐ hay quyết định thanh lý, nhượng bán.

- Hàng năm, vào ngày cuối cùng của năm tài chính, kế toán ở Công ty lập bảng kiểm kê TSCĐ trên cơ sở kiểm kê thực tế TSCĐ hiện có tại Công ty. Do đó đã nắm vững được tình trạng thực tế về TSCĐ của Công ty. Khi phát hiện có sự thay đối bất thường về TSCĐ đã kịp thời có ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo đề nghị xem xét xử lý. Đồng thời tư vấn cho ban lãnh đạo trong việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-Công ty hiện nay đang áp dụng ba hình thức phân loại TSCĐ hữu hình: phân loại theo hình thái biểu hiện, phân loại theo nguồn hình thành, phân loại theo mục đích sử dụng. Các cách phân loại này giúp Công ty có thế đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn, tăng cường hơn nữa nguồn đầu tư cho TSCĐ.

- Công tác sửa chữa TSCĐ được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch cụ thế đối với những TSCĐ cần sửa chữa lớn. Chi phí sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ được tiến hành trích trước nhằm tránh tình trạng phát sinh những khoản chi phí quá lớn trong một chu kỳ kế toán, ảnh hưởng đến công tác xác định giá thành sản phấm.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, trong công tác kế toán TSCĐ của Công ty còn một số nhược điếm cần khắc phục nhằm không ngùng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ nói riêng và công tác kế toán của Công ty nói chung. Cụ thể có những điểm sau:

2.1. về công tác kế toán

©- về tố chức bộ máy kế toán: Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán và tính toán trên các sổ kế toán chi tiết một cách thủ công nên mất nhiều thời gian, công sức và dễ nhầm lẫn. Phòng kế toán chỉ có một máy tính nên thường dùng đế lập và lên các báo cáo cuối kỳ bằng công cụ tính toán Excel. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân viên kế toán và hiệu quả công việc không cao.

- về hệ thống tài khoản kế toán: Công ty không sử dụng nhiều tài khoản cấp II. Chẳng hạn các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ chưa định khoản chi tiết theo tài khoản cấp II. Làm như vậy kế toán sẽ gặp khó khăn khi xem sổ sách vì không biết được TSCĐ đó là máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc,phương tiện vận tải hay dụng cụ quản lý.

- về hệ thống báo cáo tài chính: Công ty vẫn lập báo cáo tài chính theo mẫu cũ của Bộ tài chính. Công ty vẫn chưa cập nhật những thay đối trong việc trình bày báo cáo tài chính mà Bộ tài chính đã ban hành. Trong bảng cân đối kế toán của Công ty, phần tài sản vẫn chia thành tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; TSCĐ và đầu tư dài hạn chứ không chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

2.2. về kế toán TSCĐ hữu hình

- về đánh giá lại TSCĐ: Vào cuối năm tài chính, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ hiện có trong Công ty nhưng lại không thường xuyên thực hiện đánh giá lại TSCĐ. Năm 2003, Công ty đánh giá lại TSCĐ hữu hình để chuẩn bị cho việc cổ phần hóa. Ke từ năm 2004, Công ty không thực hiện

Muộn oún tất ngiùỀặt

đánh giá lại TSCĐ. Giá trị của TSCĐ chỉ được biết thông qua số sách. Như vậy không thế đánh giá năng lực thực sự của TSCĐ trong Công ty và sẽ dẫn đến sai lệch thông tin cho công tác kế toán, công tác quản lý.

- về phưong án đầu tư mua sắm TSCĐ: TSCĐ hữu hình tăng trong năm 2005 tưong đối ít. Công ty cần có kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ đồng đều giữa các năm.

- về hoạt động thanh lý TSCĐ: Hiện nay, Công ty còn không ít TSCĐ đã khấu hao hết không còn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhiều nhà xưởng đã quá cũ, xuống cấp. Song việc thực hiện thanh lý những tài sản này vẫn chưa được thực hiện. Điều này dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí.

- về đánh số hiệu TSCĐ: Công ty chưa thực hiện đánh số hiệu TSCĐ. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý khi muốn xác định nhanh một hoặc một nhóm TSCĐ bất kỳ. Đặc biệt trong thời gian tới Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán thì yêu cầu về việc mã hóa TSCĐ càng quan trọng.

- về công tác khấu hao TSCĐ: Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ còn chưa họp lý. Hiện nay, TSCĐ trong Công ty được áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thắng. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có nghĩa nó không phản ánh đúng tỉ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ. Những năm đầu, máy móc thiết bị còn mới. Vì thế, lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh lớn. Những năm sau, do hao mòn hữu hình làm giá trị sử dụng của TSCĐ giảm nên lợi ích đem lại không thế bằng năm trước được. Phương pháp này càng không thích hợp với những TSCĐ có hao mòn vô hình nhanh, những TSCĐ cần phải thu hồi vốn sớm, những tài sán hoạt động không thường xuyên liên tục.

- về thời gian tính khấu hao: Việc tính khấu hao TSCĐ trong Công ty được thực hiện theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999 nên việc trích và thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng nên không phản ánh một cách chính xác chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chi phí của Công ty và không tuân theo chế độ về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành của Bộ tài chính.

- về việc lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Việc lập bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ của Công ty thực hiện dưới dạng liệt kê số khấu hao từng quý cho tất cả các TSCĐ hiện có của Công ty. Việc lập bảng tính và phân bố khấu hao như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian đặc biệt khi số lượng TSCĐ của công ty nhiều. Ket cấu bảng tính dài, phức tạp và khó nhận biết được những TSCĐ nào tăng, giảm trong kỳ.

- về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003, tài sản được coi là TSCĐ khi giá trị của tài sản đó tù’ 10 triệu đồng trỏ lên. Nhưng hiện nay ở Công ty, một số tài sản có giá trị nhỏ hơn 10 triệu. Những tài sản này nên được chuyến xuống thành công cụ dụng cụ.

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CỒNG TÁC KẾ TOÁNTSCĐ HỮU HÌNH TẠI CỒNG TY CÓ PHẦN LIXEHA

Một phần của tài liệu Một sổ nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty cố phần LIXEHA (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w