Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 44 - 47)

Bên cạnh những ưu điểm, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vẫn còn những hạn chế trong việc sử dụng vốn của Công ty, đây là điều không loại trù’ bất kỳ một doanh nghiệp. Ra đời từ cơ chế cũ, được Nhà nước chịu trách nhiệm về vấn đề lỗ lãi nên vấn đề quản lý vốn có hiệu quả bị xem nhẹ. Khi đất nước ta chuyến sang cơ chế thị trường, Công ty đã phải thay đổi nhiều mặt để thích ứng trong môi trường mới nhưng vẫn không tránh khỏi những nhược điểm của thói quen cũ. Sau đây là một số những hạn chế trong việc sử dụng vốn của Công ty.

> Hạn chế

về vắn cố định

Mặc dù Công ty có đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhập ngoại nhưng hiện nay chưa khai thác hết được hiệu quả của các loại máy móc thiết bị đó. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định có xu hướng giảm, năm 2007 giảm 0.392 đồng (tức là giảm 22,55%) so với năm 2006.

về vốn lưu động

Nhìn vào khoản phải thu của Công ty, ta thấy rằng khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá cao trong tài sản lưu động, các khoản phải thu lại có xu hướng tăng lên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh toán.

Bảng 8: Tỷ trọng khoản phải thu trong Tài sản lưu động

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Các bảo cảo tài chỉnh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)

Tuy nhiên, đây là chính sách tín dụng thương mại không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh như Công ty CP Nhựa TNTP. Việc sử dụng chính sách này sẽ giúp Công ty có những bạn hàng lâu năm và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới, vì phần lớn các đối tác đều mong muốn thanh toán chậm một thời

gian sau khi mua hàng. Neu Công ty không chấp nhận yêu cầu thanh toán chậm của khách hàng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và tác động xấu đến khoản lợi nhuận sau này.

Trong năm gần đây, mặc dù vốn lưu động đưa vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh của Công ty tăng mạnh nhưng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty có xu hướng giảm, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 5,1% và năm 2007 giảm so với năm 2006 là 17,3%. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng tốt các nguồn lực gây lãng phí TSLĐ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.

> Những nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất là Công ty đã quan tâm đầu tư mua sắm mới trang thiết bị nhưng việc phải sử dụng thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản đó có thể mang lại là điều quan trọng hơn hết. Với các loại máy móc thiết bị mới mua về, các kỹ sư cần có một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu để có thể phát huy hết năng lực sản xuất của máy và đế máy móc có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện môi trường Việt Nam.

Thứ hai,do việc quản lý công nợ còn chưa chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Công ty chưa có biện pháp thu hồi thích đáng như nhắc nợ khách hàng, đối chiếu công nợ thường xuyên , định kỳ...

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nhà nước đã ban hàng những quy dịnh về quản lý tài chính doanh nghiệp tuy nhiên những nguyên tắc nảy khi áp dụng vào thực tế còn xảy ra nhiều bất cập, không hợp lý. Các thủ tục mua sắm, nhượng bán và thanh lý tài

sản mà Nhà nước quy định còn rườm rà, phức tạp qua nhiều khâu khiến cho hoạt động quản lý tài sản ở doanh nghiệp kém hiệu quả.

Thứ hai, nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào giá dầu mỏ trên thế giới, đây là mặt hàng nhạy cảm luôn biến động mạnh đặc biệt trong tình hình kinh tế chính trị trên thế giới không ổn định như hiện nay.Sự bất ổn của yếu tố đầu vào gây khó khăn trong việc tính toán chi phí và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới phát triến còn non kém, chứa đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Như lạm phát tăng, biến động tỷ giá thất thường khiến cho hiệu quả quản lý vốn ngày một kém đi.

Như vậy, dù có nhiều cố gắng trong hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý, sử dụng vốn nói riêng. Công ty CP Nhựa TNTP vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho sự phát triển của Công ty. Một số nguyên nhân khó có thế khắc phục được, nhưng bên cạnh đó có những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của Công ty đòi hỏi Công ty cần có những biện pháp giải quyết kịp thời.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG VÓN TẠI CỒNG TY CÓ PHẦN NHựA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CP nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 44 - 47)