2,2,1, Tinh hình đảm bảo vốn cho hoạt động kỉnh doanh
Vốn rất quan trọng với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Các ban đầu cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự vận hành và đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp
Nguồn vốn trong doanh nghiệp có thể được chia thành nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có nợ ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đàu tư để hình thành tài sản lưu động.
Khi nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định hay tài sản lưu động nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn, có nghĩa doanh nghiệp phải dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản lun động không đáp úng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất thăng bàng, khi đó doanh nghiệp sẽ phải sử dụng một phần tài sản cố định đế thanh thoán cho nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cố định hay tài sản luư động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn sau khi đã đầu tư vào tài sản cố định thì phần dư thừa sẽ được đầu tư vào tài sản lưu động, do đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ tốt. Sau đây ta sẽ xem xét khả năng tài trợ vào tài sản cố định và tài sản luu động của Công ty bằng nợ dài hạn, vốn chủ và nợ ngắn hạn
(Nguồn: Các báo cảo tài chỉnh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhụ-a TNTP)
Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty tù' năm 2005 đến 2006 có xu hướng tăng nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 thì có giảm đôi chút. Tuy nhiên các hệ số thanh toán đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty khá ổn định có khả năng đáp ứng các khoản nợ trong ngắn hạn ngoài ra có thế mở rộng sản xuất kinh doanh.
Xét về nợ ngắn hạn của Công ty qua các năm, có thể thấy rõ là nợ ngắn hạn của năm 2006 thấp hẳn so với năm 2005 và năm 2007. Cụ thể nợ ngắn hạn của năm 2006 giảm 41428 triệu đồng (tương ứng 31,45%) so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006 tăng 71381 triệu đồng (tương ứng 79%). Sự biến động thất thường trên có thể được lý giải như sau: Năm 2006 quả thực là một năm thành công của Công ty, doanh thu năm 2006 đã vượt mức kế hoạch 67460 triệu đồng . Với kết quả đạt được Công ty đã giảm được nợ vay ngắn hạn của Ngân hàng đế dần dần tụ' chủ về vốn hơn. Tuy nhiên năm 2007 vừa qua là một năm sụt giảm về kinh tế thế giới, giá dầu mỏ tăng giảm thất thường. Đây là lại là nguồn đầu vào quan trọng của Công ty, do vậy Công ty quyết định tăng vay ngắn hạn của ngân hàng để mua tích trữ nguyên liệu phòng trừ trường hợp giá nguyên vật liệu đầu vào tăng quá cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của Công ty
Các chỉ tiêu nằm trong khoản mục tài sản lưu động sẽ cho ta biết về tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của Công ty.
về hàng tồn kho, đây là khoản không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Công ty CP Nhựa TNTP. Đe quá trình sản xuất diễn ra liên tục, Công ty luôn phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất trong một thời gian nhất định. Ta có thế thấy được sự thay đổi của lượng hàng tồn kho trong Công ty ba năm vừa qua trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Biểu đồ về lượng hàng tồn kho của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006,2007
Đơn vị: triệu đồng
□ Hàng tồn kho
(Nguồn:Cúc bảo cảo tài chỉnh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Hàng tồn kho năm 2006 giảm so với năm 2005 không đáng kế chỉ 0,88%, nhưng đến năm 2007 lượng hàng tồn kho tăng một mạnh so với năm 2006 là 16664 triệu đồng ( tương ứng 17,7%). Nguyên nhân chính của việc tăng lượng hàng tồn kho là do Công ty đã tăng cường mua nguyên liệu đầu vào để phòng
ngừa những thay đối phức tạp của thị trường nguyên liệu trên thế giới. Cụ thế giá
Điều này tuy có thể giúp Công ty tránh được những rủi ro về giá nhưng xét về lâu dài, việc duy trì một lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây thiệt hại cho Công ty vì bị ứ đọng vốn.
về khoản phải thu, khoản phải thu liên quan đến chính sách tín dụng thương mại của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Tuy nhiên, số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty tại một thời điểm. Thời điểm được xét ở đây là vào cuối năm, khi đó các khoản phải thu thường có xu hướng lớn hơn các thời điểm khác trong năm, do vậy chỉ tiêu này chưa phản ánh được hết tình hình thu nợ và các khoản nợ khó đòi của Công ty. Nhưng qua việc nghiên cứu về tình hình biến động của khoản phải thu qua các năm, thì ta có thể đánh giá được về quy mô của các khoản phải thu và chính sách tín dụng thương mại của Công ty trong thời gian qua.
Biểu đồ 3: Biểu đồ về khoản phải thu của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị: triệu đồng 25000 0 200000 15000 0 10000 0
( Nguồn:Các bảo cáo tài chỉnh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Năm 2006 khoản phải thu giảm đi so với năm 2005 không đáng kế 6,5% , đến năm 2007 khoản phải thu tăng vọt 101,4%. Việc khoản phải thu tăng nhanh chóng như vậy thể hiện Công ty đang có sự thay đổi về chính sách tín dụng thưong mại, điều này sè giúp Công ty có thêm nhiều bạn hàng thân thiết và sẽ tăng được doanh thu bán hàng. Mặc dù việc tăng doanh số bán hàng là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng với khoản phải thu lớn thì rất rễ gây rủi ro cho Công ty, ngoài ra còn bị ứ đọng vốn. Do vậy, Công ty cần tính toán để duy trì khoản phải thu hợp lý, có biện pháp thu hồi nhũng khoản nợ khó đòi.
Ờ trên ta đã phân tích tình hình đầu tư vào tài sản lưu động của nguồn vốn ngắn hạn. Tiếp theo là sự tài trợ của nguồn vốn dài hạn cho tài sản cố định.
Băng 3 : Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
□ Khoản phải thu
( Nguồn:Cúc bảo cảo tài chỉnh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP)
Ta thấy chỉ Công ty chỉ vay dài hạn ở năm 2005 còn năm 2006 và năm 2007 thì không có bất cứ khoản nợ dài hạn nào. Điều này chúng tỏ Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản cố định, như vậy Công ty sẽ không phải chịu gánh nặng trả lãi vay và thanh toán các khoản vay khi đến hạn.
Như bảng trên cho thấy tài sản cố định của Công ty không thay đổi nhiều, trong khi đó các khoản đầu tư tài chính và đầu tư vào các tài sản dài hạn khác tăng lên nhanh chóng. Đầu tư tài chính năm 2006 tăng 47,6% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 283,8% so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Công ty tiến hành lập Công ty Nhựa TNTP ở phía Nam và tiến hành liên doanh với Lào nên khoản đầu tư tài chính tăng lên nhanh chóng như vậy.