Tiêu tốn protein thô (CP) của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 45 - 56)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.3.4. Tiêu tốn protein thô (CP) của gà thí nghiệm

Để nhận biết rõ hơn khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm, từ kết qủa tính toán về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ta xác định được chi phí lượng protein thô có trong thức ăn để có được 1 kg tăng khối lượng, kết quả theo dõi tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.8. Kết quả theo dõi cho thấy lượng protein thô tiêu thụ qua các tuần tuổi tăng theo thời gian, trong đó lượng CP tiêu tốn trong tuần tăng nhanh hơn so với lượng CP tiêu tốn cộng dồn do nhu cầu CP dùng cho khẩu phần duy trì tăng cao theo quy luật của gia cầm đang trong giai đoạn sinh trưởng.

Từ kết quả phân tích cho thấy lượng CP tiêu thụ giữa 2 lô thí nghiệm có sự biến động, ở 8 tuần tuổi tiêu tốn CP/kg tăng khối lượng cộng dồn ở 2 lô thí nghiệm là 349,56 g lô I gà F1 (Mía x LP), 481,67 g lô II gà F1 (Chọi x LP). Kết thúc thí nghiệm ở tuần thứ 10, tiêu tốn CP của lô I là 411,69 g còn lô II là 509,02 g . Mức độ chênh lệch giữa 2 lô thí nghiệm khá cao, cụ thể: gà lô I có tiêu tốn CP thấp hơn lô II (23,64 %). Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng CP ở lô thí nghiệm II thấp hơn so với lô I. Như vậy gà F1 (Mía x Lương Phượng) có hiệu quả sử dụng CP tốt hơn gà F1 (Chọi x Lương Phượng).

Bảng 4.9. Tiêu tốn protein thô của gà thí nghiệm (g/kg)

Tuần tuổi Lô I Lô II Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 282,46 282,46 382,24 382,24 2 369,56 337,63 417,63 407,40 3 279,25 269,80 383,48 346,75 4 410,02 312,12 415,72 370,40 5 358,31 327,00 591,03 427,67 6 383,59 326,48 561,64 438,15 7 385,12 338,24 568,92 462,98 8 404,56 349,56 575,10 481,67 9 549,15 372,21 588,59 496,87 10 1089,87 411,69 593,71 509,02 So sánh (%) 100 123,64

4.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm

Chỉ số sản xuất PI (Performance – Index) là chỉ số tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế và việc thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt. Chỉ số sản xuất cao nhưng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể cao thì hiệu quả kinh tế cũng không cao.

Chỉ số sản xuất đánh giá tổng hợp liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật trong từng giai đoạn chăn nuôi. Còn chỉ số kinh tế EN (Economic Number) cho ta thấy được hiệu quả của chăn nuôi tại từng thời điểm, đây là chỉ tiêu quan trọng vì chỉ số sản xuất cao nhưng chi phí thức ăn lớn người chăn nuôi vẫn không có lãi. Căn cứ kết quả đánh giá chỉ số kinh tế trong từng thời điểm cho biết thời điểm xuất bán phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất.

Kết quả tính toán chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế qua các giai đoạn của gà thí nghiệm được tôi thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm Tuần

tuổi

Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2

PI EN PI EN

8 142,24 5,17 73,93 2,17

9 100,20 3,64 71,28 2,09

10 46,46 1,69 70,19 2,06

Số liệu bảng 4.10 cho ta thấy: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm từ 8 tuần tuổi đến khi kết thúc thí nghiệm cụ thể như sau:

Khi 8 tuần tuổi chỉ số sản xuất của lô I là 142,24 còn lô II là 73,93, PI lô I cao hơn 68,31 so với lô II.

Lúc 10 tuần tuổi chỉ số sản xuất của lô I gà F1 (Mía x LP) là 46,46 lô II gà F1 (Chọi x LP) là 70,19.

Như vậy, chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm bắt đầu giảm từ 8 tuần tuổi (ở cả hai lô thí nghiệm), tuy nhiên mức độ giảm có khác nhau giữa hai lô. Mức độ giảm của gà lai (Mía x LP) nhanh hơn so với gà lai (Chọi x LP).

Chỉ số kinh tế EN của gà thì nghiệm từ 9 tuần tuổi đến kết thúc thí nghiệm cụ thể như sau:

Lúc 9 tuần tuổi chỉ số kinh tế lô I là 3,64 còn lô II là 2,09.

Kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi thì chỉ số kinh tế ở lô I gà F1 (Mía x LP) là 1,69 lô II gà F1 (Chọi x LP) là 2,06.

Như vậy, gà lai (Mía x Lương Phượng) nên xuất bán sớm hơn gà lai (Chọi x Lương Phượng). Hay nói cách khác, thời gian nuôi gà lai Chọi kéo dài hơn so với gà lai Mía.

4.5. Chi phí trực tiếp cho 1 Kg gà xuất bán

Kết quả tính chi phí trực tiếp/ kg gà được chúng tôi ghi tại bảng 4.10. Số liệu bảng 4.11 cho thấy:

Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt lô I gà F1 (Mía x Lương Phượng) là 38.673 vnđ/kg thấp hơn lô II gà F1 (Chọi x Lương Phượng) là 48.655 vnđ/kg, nên tổng thu – chi trong lô I gà F1 (Mía x LP) đạt 21.327 vnđ/kg sẽ cao hơn lô II gà F1 (Chọi x LP) đạt 11.345 vnđ/kg (giá bán gà tại thời điểm thí nghiệm là 60.000 vnđ/kg).

Vậy nuôi gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) có thu nhập cao hơn gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) do gà F1 (Chọi x LP) có chi phí cho con giống cao hơn, chi phí thức ăn trực tiếp cho một kg gà xuất bán cũng cao hơn dẫn đến giá thành để sản xuất ra 1 kg gà cao hơn.

Bảng 4.11. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán Diễn giải Lô I Lô II Tiền (vnđ) % Tiền (vnđ) % Giống 5.442 14,07 8.915 18,32 Thú y 2.200 5,69 2.200 4,52 Thức ăn 27.531 71,19 34.040 69,96 Chi phí khác 2.000 5,17 2.000 4,11 Lao động 1.500 3,88 1.500 3,08 Chi phí trực tiếp/kg gà (vnđ) 38.673 48.655 So sánh (%) 100 125,81

Kết quả nuôi gà F1 (Mía x Lương Phượng) và gà F1 (Chọi x Lương Phượng) mở rộng tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Quyết Thắng cũng có kết quả tương tự. Điều đó khẳng định gà F1 (Mía x Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn gà F1 (Chọi x Lương Phượng) dù được nuôi ở cùng một điều kiện, chăn nuôi gà F1 (Mía x Lương Phượng) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Gà F1 (Mía x Lương Phượng) và F1 (Chọi x Lương Phượng) thương phẩm nuôi đến 10 tuần tuổi đều có khả năng thích nghi cao, phù hợp với với điều kiện nuôi bán chăn thả ở tỉnh Thái Nguyên.

Gà F1 (Mía x Lương Phượng) có khả năng sản xuất tốt hơn gà F1 (Chọi x Lương Phượng), tỷ lệ nuôi sống đến 10 tuần tuổi đạt 97,40 %; khối lượng là 1587,40 g; sinh trưởng tuyệt đối bình quân là 22,483 g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cộng dồn là 2,57 kg; chi phí trực tiếp để sản xuất 1 kg gà thịt là 38.673vnđ/kg (tính theo giá tại thời điểm thí nghiệm).

Gà F1 (Chọi x Lương Phượng) có tỷ lệ nuôi sống đến 10 tuần tuổi đạt 96,60 %; khối lượng bình quân là 1320,27 g; sinh trưởng tuyệt đối bình quân là 18,314 g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cộng dồn là 3,18 kg; chi phí trực tiếp để sản xuất 1 kg gà thịt là 48.655 vnđ/kg (tính theo giá tại thời điểm thí nghiệm).

5.2. Tồn tại và đề nghị

5.2.1. Tn ti

Số lượng gà thí nghiệm chưa nhiều, chưa nghiên cứu nhắc lại. Mới thực hiện ở 1 mùa vụ và 1 phương thức nuôi bán chăn thả.

5.2.2. Đề ngh

Nghiên cứu thử nghiệm nuôi gà lai Lương phượng ở các phương thức nuôi và mùa vụ khác nhau trong năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng, (1996), "Yêu cầu mật độ nuôi gà broiler tối ưu trên nền đệm lót qua 2 mùa ở miền bắc Việt Nam",

Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm – Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam, 1986-1996, Nxb Nông nghiệp, tr. 275-280.

2. Bạch Thị Thanh Dân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga, Nguyễn Thị Nga, Trương Thúy Hường, Nguyễn Thị Hồng Dung, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Quảng (2007), “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại vùng gà đồi Sóc Sơn – Hà Nội”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học ngành chăn nuôi 2007, Viện chăn nuôi, Hà Nội, tr. 108- 115.

3. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đăng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (Nguyễn Hữu Cường và Bùi Đức Lũng (1996) “Yêu cầu mật độ nuôi gà (trống Mía x mái Kabir) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái

Nguyên”, Tạp trí chăn nuôi, số 5 – 2001, tr. 345-349.

4. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc

(1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Hoan (2010), Dinh dưỡng protein gia cầm, Nxb Đại học Thái Nguyên.

6. Nguyễn Duy Hoan (2009), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt gà Ri và gà Ác nuôi tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ , 62(13), tr. 111 – 115.

7. Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Đánh giá khả năng sinh trưởng của ga Kabir và Lương Phượng nuôi ở một số hộ tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 3-6.

8. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2001), “Cẩm nang chăn nuôi gia cầm, tập II”,

Cẩm nang chăn nuôi gia súc - gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai

10. Nguyễn Đức Hưng (2006), Giáo trình Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Đào Văn Khanh (2004), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, trang 88-90.

12. Kushner K. F. (1969), "Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi", Những cơ sở di truyền chọn giống động vật, Nguyễn Ân, Trần Cừ dịch, Nxb Maxcova.

13. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng (1994), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của gà Ri”, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Viện Chăn nuôi, tr. 10-15.

14. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1999), Thực hành điều trị thú y, phòng và trị

một số bệnh ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

15. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà thịt broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Lê Hồng Mận, Bùi Hữu Lũng, Phạm Quang Hán (1993), “Nghiên cứu yêu cầu protein tring thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái từ 1-63 ngày tuổi”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1986 - 1999, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 174-180.

17. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997), Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, tr. 104, 107.

19. Lê Văn Năm (2004), Hướng dẫn và điều trị ghép phức tạp ở gà, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên, Hoàng Toàn Thắng, Ngô Nhật Thắng, Đào Văn Khanh, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân, Vũ Kim Dung (1998), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 giống gà lông màu: Sasso, Kabir và Tam Hoàng nuôi chăn thả tại Thái Nguyên”, Báo cáo khoa học tỉnh Thái Nguyên, tr. 6-13.

21. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), “Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối”, Tiêu chuẩn Việt Nam-1997, 2-39-77.

22. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), “Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối”, Tiêu chuẩn Việt Nam-1997, 2-40-77.

23. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các dòng hướng thịt giống Ross 208 và Hybro HV 85, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tr. 70-75.

24. Nguyễn Đăng Vang (1983), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của ngỗng

Rheinland”, Thông tin Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi, Số 3, tr. 1- 12. 25. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo

trinh chăn Nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nôi.

26. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thái Bình (2011), Hướng dẫn tập huấn chăn nuôi gà vườn an toàn sinh học ở nông hộ, Nxb Văn hóa Thông tin.

27. Trần Công Xuân (1995), "Nghiên cứu các mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần nuôi gà Broiler: Ross 208 – V35", Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi 1969-1995, Nxb Nông

nghiệp, tr. 127-133.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

28. Arbor Acres (1993), Broiler feeding and management, Arbor Acres farm.

INC, pp. 20.

29. Chambers J. R. (1990), Genetic of growth and meat production in chicken

in poultry breeding and genetics, R. D Cawforded Elsevier

Amsterdam-Holland, pp. 599; 627-628.

30. Chambers J. R. and Lin (1988), Age constant versus weight constant feed

Consumption and efficiency in broiler chickens, Poultry Science, 67,

pp. 565-576.

31. Herbert G. J., Walt J. A. and Cerniglia A. B. (1983), "The effect of constant ambient temperature and ratio the performance of Suxes broiler",

Poultry Science 62, pp. 746-754.

32. Ing J. E, Whyte. M. (1995), Poultry administration, Barneveld college the Netherlands, pp. 13.

33. Kitalyi A. J. (1996), Socio economic aspects of village checken production in Africa, The XX World Poultry Congress 2-5 September, New Delhi, pp. 51.

34. Knizetova H. J., Hyanck Knize. B. and Roubicek J. (1991), “Analysis of growth

curves of the foot in chickens”, Poultry Science (44), pp. 32 - 39.

35. North M.O., Bel P. D (1990), Commercial chicken production manual,

(Fourth edition) van nostrand Reinhold, New York.

36. Onwudike O. C. (1983), “Energy and protein requirement of broiler chicks

in the humid tropics”, Tropical Animal production 13 ref., pp. 39 - 44.

37. Reece Lott and Deton (1985), “Age and dietary energy effect on broiler

abdominal fat”, Poultry science 1985, Vol. 11, pp. 2161- 2164.

38. Roberts J. A. (1991), “The scavenging feed resource base assessments of the productivity of scavenging village checken”, In P. B. Spradbrow, ed Newcastle disease in village chicken: control with thermos table oval vắc-xin, Proceeding's of an international workshop, 6-10 October, Kuala Lumpur, Malaysia.

39. Saleque M. A. (1996), "Introduction to a poultry development model

applied to landless women in Bangladesh", Paper presented at the

integrated farming in human development, Development worker’s course, pp. 345-349.

40. Lewis N. J, Hurnik J. F. (1990), “Locomotion of broiler chickens in floor

pens”, Poultry Science (7), pp.1087 – 1093.

41. Van Horne (1991), "More space per hen increases production cost", World

Poultry science, No 2, pp 160-166.

42. Woese C. R., Maniloff J., Zablen L. B. (1980), “Phylogenetic analysis of

Tiêm, chủng vắc-xin Úm gà

Cọ rửa, sát trùng chuồng trại

Thức ăn giai đoạn từ 1 – 14 ngày tuổi

Thức ăn giai đoạn từ 15 - 36 ngày tuổi

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)