Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 27 - 28)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Hàng ngày theo dõi và ghi chép vào sổ sách số gà chết và loại thải để cuối tuần và cuối đợt thí nghiệm tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức:

Tổng số gà cuối kì (con)

Tỷ lệ nuôi sống (%) = × 100

Tổng số gà đầu kỳ (con)

3.4.2.2. Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tích lũy.

Cân gà trước khi đưa gà vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần vào buổi sáng cuối của mỗi tuần tuổi, trước khi cho ăn. Quây ngẫu nhiên (khoảng 50 gà), cân từng con một tất cả số gà trong quây, để tính khối lượng trung bình (X ), sai số trung bình (± mx ), hệ số biến dị (Cv %).

Từ lúc mới nở đến 2 tuần tuổi gà thí nghiệm được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g, từ tuần thứ 3 trở đi gà thí nghiệm được cân bằng cân Nhơn Hòa có độ chính xác từ 0,2-0,5g.

Từ kết quả thu được về khối lượng gà qua các tuần tuổi chúng tôi có thể tính được khối lượng tuyệt đối của gà và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm như sau:

Sinh trưởng tuyệt đối: được tính theo công thức TCVN (1977) [21]

A =

P2 – P1 T

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P2: Khối lượng cơ thể cuối kỳ (g) P1: Khối lượng cơ thể đầu kỳ (g) t : Thời gian giữa 2 kỳ cân (ngày ).

Sinh trưởng tương đối.

Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát tính theo công thưc TCVN (1977) [22]

P2 –P1

R= × 100

(P2+P1)/2 Trong đó:

R: Là sinh trưởng tương đối

P1 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (g) P2 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (g)

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 27 - 28)