Tỷ lệ nuôi sống

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 27 - 37)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.2.1.Tỷ lệ nuôi sống

Hàng ngày theo dõi và ghi chép vào sổ sách số gà chết và loại thải để cuối tuần và cuối đợt thí nghiệm tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức:

Tổng số gà cuối kì (con)

Tỷ lệ nuôi sống (%) = × 100

Tổng số gà đầu kỳ (con)

3.4.2.2. Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tích lũy.

Cân gà trước khi đưa gà vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần vào buổi sáng cuối của mỗi tuần tuổi, trước khi cho ăn. Quây ngẫu nhiên (khoảng 50 gà), cân từng con một tất cả số gà trong quây, để tính khối lượng trung bình (X ), sai số trung bình (± mx ), hệ số biến dị (Cv %).

Từ lúc mới nở đến 2 tuần tuổi gà thí nghiệm được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g, từ tuần thứ 3 trở đi gà thí nghiệm được cân bằng cân Nhơn Hòa có độ chính xác từ 0,2-0,5g.

Từ kết quả thu được về khối lượng gà qua các tuần tuổi chúng tôi có thể tính được khối lượng tuyệt đối của gà và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm như sau:

Sinh trưởng tuyệt đối: được tính theo công thức TCVN (1977) [21]

A =

P2 – P1 T

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P2: Khối lượng cơ thể cuối kỳ (g) P1: Khối lượng cơ thể đầu kỳ (g) t : Thời gian giữa 2 kỳ cân (ngày ).

Sinh trưởng tương đối.

Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát tính theo công thưc TCVN (1977) [22]

P2 –P1

R= × 100

(P2+P1)/2 Trong đó:

R: Là sinh trưởng tương đối

P1 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (g) P2 : Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (g)

3.4.3. Kh năng chuyn hóa và chi phí thc ăn cho 1 kg tăng khi lượng

Hàng ngày cân thức ăn cho từng lô, ngày cuối tuần cân và trừ thức ăn còn thừa sau đó cộng dồn sẽ tính lượng thức ăn tiêu thụ và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.

Khối lượng thức ăn gà ăn được trong tuần được xác định bằng tổng khối lượng thức ăn cho gà hằng ngày trong tuần đó trừ đi khối lượng thức ăn còn thừa trên máng.

Khối lượng thức ăn tiêu thụ ở mỗi lô được cộng lũy kế khối lượng thức ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi lũy kế).

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng trong tuần (F.C.Rw)

Khối lượng thức ăn tiêu tốn trong tuần (kg) F.C.Rw =

Tiêu tốn thức ăn (kg)/ kg tăng khối lượng cộng dồn (F.C.Rcum).

F.C.Rcum =

Khối lượng thức ăn tiêu tốn cộng dồn tính đến thời điểm tính (kg) Khối lượng gà tăng cộng dồn đến thời điểm tính (kg)

Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)/kg tăng khối lượng (kcal/kg tăng khối lượng).

Tiêu tốn năng lượng trao đổi/Kg tăng khối lượng =

Tổng số năng lượng tiêu thụ (kcal ME) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg)

Tiêu tốn protein thô (CP) g/Kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn protein thô/Kg tăng khối lượng trong kỳ =

Tổng số protein tiêu thụ trong kỳ (g) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (g)

3.4.4. Ch s sn xut và ch s kinh tế ca gà thí nghim

Chỉ số sản xuất PI được tính theo công thức của Ing J.M.E. Whyte,1995[32].

PI =

Sinh trưởng tuyệt đối cộng dồn (g/con/ngày) × tỷ lệ nuôi sống cộng dồn Tiêu tốn thức ăn/ khối lượng cộng dồn × 10

Chỉ số kinh tế EN (Economic Number).

Chỉ số sản xuất × 1000

EN =

Chi phí thức ăn/kg tăng KL (đ)

Chi phí thức ăn (đ)/Kg tăng khối lượng.

Chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng (đ/kg) =

Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) × giá thành 1 kg thức ăn (đ/kg)

Khối lượng gà tăng (kg)

Chi phí trực tiếp/kg gà thịt.

Chi phí trực tiếp =

Tổng chi phí trực tiếp (đ) Khối lượng gà xuất bán (kg)

3.4.5. Phương pháp s lý s liu

Các số liệu điều tra và khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khắc Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002) [23] với các tham số thống kê được tính trên phần mềm Excel.

• Số trung bình: n i i=1 X X= n ∑ (Với i = 1 → n)

Trong đó: ∑xi là tổng các giá trị của x; n dung lượng mẫu

• Sai số trung bình: Với n ≤ 30: 1 X X S m n = ± − Với n > 30: X X S m n = ±

Trong đó: mX: sai số của số trung bình X

S : độ lệch tiêu chuẩn n: dung lượng mẫu

• Hệ số biến dị: Cv (%) = X Sx × 100 Trong đó: Cv là hệ số biến dị X là số trung bình cộng X S : độ lệch tiêu chuẩn

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kêt quả của công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Phương hướng

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã, trên cơ sở đó đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

Công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây ăn quả.

Phổ biến và áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, ấp trứng, chữa một số bệnh ở gà, vịt, lợn, trâu,... nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học, kỹ thuật. Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1

(Chọi x LP) và (Mía x LP) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”.

4.1.2. Kết qu thc hin

Trong suốt quá trình thực tập tại xã Quyết thắng, được sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, của UBND xã Quyết Thắng cùng sự nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

4.1.2.1. Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt

• Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng SUN- IODINE, với liều lượng pha với nước sạch 1 lít Sun - iodine trong 100 - 250 lít nước, phun đều bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh. Sau khi vệ sinh sát trùng chuồng nuôi được khoá kín lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín.

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm, bình pha thuốc… đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch được phun sát trùng trước khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ thống đèn chiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng.

• Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

- Giai đoạn úm gà: Từ 1 - 21 ngày tuổi

Khi nhập gà con về cho ngay vào quây úm đã có sẵn nước sạch đã pha B.complex, gluco K + C và Ampicilin. Để cho gà uống nước sau khoảng 1 giờ thì bắt đầu cho ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này luôn phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32 - 35 oC sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 26 oC.

Tuổi gà Nhiệt độ trong chuồng oC

1 -3 ngày 31 – 35

4 - 7 ngày 30 – 31

Tuần 2 29 – 30

Tuần 3 – 4 26 – 28

Tuần 5 trở đi 26

Trong quá trình úm gà phải thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi kịp thời để đảm bảo nhiệt độ theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảo cho gà ăn uống bình thường.

- Giai đoạn từ 21 - 77 ngày tuổi.

Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ rất nhanh, ăn nhiều do vậy phải cung cấp cho gà đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn uống tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho gà ăn nhiều, máng phải được cọ rửa và thay nước ít nhất 2 lần/ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo dòi đàn gà, nắm rõ tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện kịp thời, có biện pháp chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.

Trong quá trình chăn nuôi, nuôi dưỡng đàn gà để phòng bệnh cho đàn gà chúng tôi sử dụng các loại vắc xin sau:

Bảng 4.1. Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt

Ngày tuổi Loại vắc xin Phương pháp dung

7 ngày tuổi Lasota Nhỏ mắt 1 giọt/con Gumboro B lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt/con 21 ngày tuổi Lasota lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt/con

Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt/con 42 ngày tuổi Newcastle H1 Tiêm dưới da 0,4 ml/con

4.1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, cùng với kiến thức đã học ở trường, tôi đã tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà của trại nơi tôi thực tập. Hàng ngày chúng tôi theo dõi và chăm sóc đàn gà để phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán thông qua quan sát triệu chứng lâm sàng và mổ khám quan sát bệnh tích. Trong qua trình thực tập tôi thường gặp một số bệnh của gà sau:

Bệnh Bạch lỵở gà con

Trong quá trình nuôi dưỡng đàn gà tôi thấy ở giai đoạn úm có một số gà con có biểu hiện sau: Mệt mỏi ủ rũ bỏ ăn, gà con tụ lại từng đám, phân tiêu chảy có màu trắng, phân dính bết quanh lỗ huyệt. Tiến hành mổ khám thấy gan, phổi sưng, có nhiều điểm hoại tử màu trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết. Qua những triệu trứng và biểu hiện bệnh tích trên tôi chẩn đoán đây là bệnh bạch lỵ gà con và tiến hành điều trị theo phác đồ sau:

Ampi - coli 1g/1 lít nước uống, B.complex 1 g/3 lít nước cho gà uống liên tục trong 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh 97 %.

Bệnh Cầu trùng ở gà

Trong quá trình chăn nuôi đàn gà con, gà thịt và gà đẻ mặc dù trại vẫn thường xuyên phòng Cầu trùng theo lịch, tuy nhiên khi theo dõi, quan sát, tôi thấy trong đàn gà có một số con có biểu hiện kém ăn, lông xù, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, phân có màu sôcôla, có trường hợp phân gà có lẫn máu.

Một số gà chết, mổ khám quan sát thấy có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, manh tràng bị sưng to, giống với triệu chứng và bệnh tích của bệnh Cầu trùng nên tôi chẩn đoán đàn gà bị mắc bệnh Cầu trùng và tiến hành dùng liều điều trị cho cả đàn. Liệu trình điều trị cụ thể như sau:

Coxymax: Liều 1 g/1 lít nước uống, dùng liên tục trong 3 - 4 ngày.

Cho gà uống liên tục trong 3 - 4 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liều phòng, sử dụng thuốc theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc 3 ngày nghỉ.

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (CRD - hen gà)

Cũng trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ tại trang trại tôi đã gặp phải trưởng hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi. Mổ khám gà chết thấy khí quản đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục. Với những biểu hiện trên tôi chẩn đoán là gà bị mắc bệnh CRD. Khi gặp những trường hợp như vậy tôi đã tiến hành điều trị bằng:

+ Ampicillin 50 mg/1 kg khối lượng, pha vào nước uống và pha B.complex 1 g/3 lít nước uống.

+ Tylosin 98 % 2 g/1 lít nước uống, B.complex 1 g/3 lít.

Sử dụng trong 3 ngày liên tục gà khỏi bệnh. Trong 02 phác đồ đã sử dụng tôi nhận thấy phác đồ sử dụng tylosin thì gà khỏi bệnh nhanh với tỷ lệ khỏi bệnh cao, lên đến 99,80 %.

Các công tác khác

Ngoài công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn gà thí nghiệm trong thời gian thực tập tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên môn, tay nghề:

+ Phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gà thịt 7 - 21 và 42 ngày tuổi.

+ Tham gia cải tạo khu vực đất trồng rau và cây xung quanh trại, loại bỏ cây tạp và cỏ dại.

+ Sửa chữa lại máng ăn bị hỏng, thay thế bạt hỏng.

+ Tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh. + Chăm sóc những đàn gà khác không thuộc đàn gà thí nghiệm.

+ Tham gia bắt, cân và xuất gà. Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất Diễn giải Nội dung Số lượng (con) Kết quả (khỏi/ an toàn) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Công tác chăn nuôi Nuôi gà thịt 1000 970 97 2. Phòng bệnh ở gà Nhỏ vắc - xin Lasota 1978 1978 100 Nhỏ vắc - xin Gumboro 1978 1978 100

Tiêm vắc - xin Newcastle 972 972 100

3. Điều trị bệnh Bệnh Cầu trùng 1000 996 99,60 Bệnh Bạch lỵ 8 8 100 Bệnh CRD 1000 998 99,80 4. Công tác khác Úm gà con 1000 985 98,5 Sát trùng chuồng trại 500 m2 4.1.2.3. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, tôi đã bước đầu tiếp cận thực tiễn sản xuất, vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường để rèn luyện chuyên môn củng cố những kiến thức đã được học của mình. Ngoài ra, qua đợt thực tập này giúp tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, kinh nghiệm cuộc sống. Tôi thấy yêu ngành, yêu nghề, say mê với công việc, tích luỹ được rất nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ cho công việc, cho nghề nghiệp sau này.

4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học

4.2.1. T l nuôi sng

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu phản ánh sức sống của dòng, giống và khả năng thích nghi đối với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó người chăn nuôi phải chọn lựa được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Trong thời gian làm thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi biến động về số lượng gà qua các tuần tuổi và thu được kết quả ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)

Tuần tuổi Lô I Lô II Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 99,20 99,20 99,60 99,60 2 99,60 98,80 98,59 98,20 3 99,60 98,40 99,39 97,60 4 100,00 98,40 99,80 97,40 5 99,80 98,20 99,79 97,20 6 99,59 97,80 99,79 97,00 7 99,80 97,60 100,00 97,00 8 100,00 97,60 100,00 97,00 9 99,80 97,40 99,79 96,80 10 100,00 97,40 99,79 96,60 So sánh (%) 100 99,18

Số liệu bảng 4.3 cho ta thấy: Ở giai đoạn 0 - 5 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống ở lô thí nghiệm 1 là 98,82 %, lô thí nghiệm 2 là 97,20 %.

Giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi cũng có sự biến động, tuy nhiên ở mức độ nhỏ. Chứng tỏ 2 giống gà F1 (Mía x Lương Phượng) và F1 (Chọi x Lương Phượng) thích nghi tốt với điều kiện ở Việt Nam nói chung và xã Quyết

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai F1 (Chọi x Lương Phượng) và F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên (Trang 27 - 37)