Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà nam luận văn ths (Trang 60 - 66)

- Chỉ tiêu 1: Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)/Tổng dư nợ

3.2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế: Ngoài kết quả đạt được, trong công tác quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế được nhìn nhận qua từng khâu của quá trình quản lý TDĐT như: Thẩm định cho vay, giải ngân, quản lý sau giải ngân và thu hồi nợ. Cụ thể:

* Trong công tác thẩm định dự án, giải ngân

- Công tác thẩm định dự án còn chậm, kéo dài từ Trung ương đến cơ sở; - Chất lượng thẩm định tuy về cơ bản đã đáp ứng của công tác cho vay TDĐT, tuy nhiên chất lượng chưa cao đặc biệt so với chất lượng thẩm định của các tổ chức tín dụng quốc tế và thiếu tính chuyên nghiệp như thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư còn chưa sâu; thẩm định hiệu quả của dự án chưa chú trọng và dự báo, dự đoán được tình hình đầu ra của sản phẩm; đặc biệt là việc thẩm định các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật của dự án còn hạn chế…..

55

- Việc giải ngân còn chậm, chưa bảo đảm tiến độ gây khó khăn cho chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án.

* Trong công tác quản lý sau giải ngân và thu hồi nợ

+ Công tác quản lý và thu hồi nợ đôi khi còn lỏng lẻo. Cụ thể: kiểm tra chưa thường xuyên, thiếu sâu sát, cụ thể thậm chí kiểm tra lấy lệ.

+ Xử lý vi phạm, thu hồi nợ chưa kiên quyết.

Từ những khuyết điểm hạn chế trên dẫn đến quy mô và tốc đô ̣ tăng trưởng cho vay đầu tư giảm dần. Cụ thể: Tại thời điểm 31/12/2010 Chi nhánh quản lý 12 dự án, đến 31/12/2014 chỉ còn 06 dự án; Dư nợ cho vay đầu tư các năm 2010 - 2014 có xu hướng t ăng là do giải ngân dự án chuyển tiếp và giải ngân chương trình kiên cố kênh mương nội đồng theo chỉ định của Chính phủ, không phải do Chi nhánh thẩm đi ̣nh , cho vay các dự án mới ; Tình trạng nợ quá hạn phát sinh tăng: nợ quá hạn tính tại thời điểm 31/12/2010 là 3.078 triệu đồng, chiếm 0,3% dư nợ và lãi đến hạn trả chưa trả là: 195 triệu đồng; năm 2011 dư nợ gốc quá hạn là 124.945 triệu đồng chiếm 11,8% dư nợ và lãi đến hạn trả chưa trả là: 27.929 triệu đồng; năm 2012 nợ gốc quá hạn 12.490 triệu đồng chiếm 1,2% dư nợ và lãi đến hạn trả chưa trả là: 258 triệu đồng ; năm 2013 nợ gốc quá hạn là 6.875 triệu đồng chiếm 0,5% dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu vốn TDĐT vẫn còn cao chiếm trên 40% tổng dư nợ.

b. Những nguyên nhân

- Những nguyên nhân khách quan:

+ Do cơ chế, chính sách của Chính phủ cũng như cơ chế cho vay của NHPT trong những năm qua có nhiều bất cập:

. Đối tượng vay vốn: Theo Nghị định 75/NĐ-CP về TDĐT và TDXK của Nhà nước, đối tượng vay vốn TDĐT ngày càng hạn hẹp vì vậy số lượng dự án mới đúng đối tượng, đủ điều kiện để thẩm định cho vay ít. Như trước đây các dự án ở vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì đều đúng đối tượng

56

được vay vốn NHPT. Nhưng theo Nghị định 75/NĐ-CP, không phải tất cả các dự án tại vùng khó khăn đều được vay vốn. Đặc biệt các dự án lớn có tích chất chuyển dịch kinh tế tại vùng khó khăn như thủy điện, nhiệt điện, xi măng, sắt thép đều không còn đúng đối tượng nữa.

Hiện nay, đối tượng cho vay TDĐT được Chính phủ quy định tập trung lĩnh vực cơ khí, sản xuất nông nghiệp, xã hội hóa giáo dục, đào tạo, an sinh xã hội như rác thải, nước thải... Tuy nhiên, do đă ̣c điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương là một tỉnh thuần nông , tốc độ phát triển công nghiệp không được như các thành phố lớn vì vậy mô ̣t số lĩ nh vực ngành , nghề thuô ̣c đối tượng cho vay ưu đãi của Nhà nước không thể thực hiê ̣n hoă ̣c phát huy hiê ̣u quả trên địa bàn (lĩnh vực cơ khí, sản xuất nông nghiệp, phát triển y tế...). Do vâ ̣y, Chủ đầu tư không mạnh dạn đầu tư . Do đó viê ̣c tiếp câ ̣n và mở rô ̣ng cho vay đầu tư gă ̣p khó khăn.

. Về lãi suất vay vốn TDĐT hiện nay không còn ưu đãi nhiều so lãi suất NHTM. Ví dụ hiện nay, lãi suất TDĐT là 9,6%/ năm trong khi các NHTM cho vay 7 -8%/năm.

. Về thời gian cho vay còn bất cập chưa sát thực tế. Ví dụ các dự án xi măng, sắt thép thời gian thực tế để thu hồi vốn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh phải đến 20 năm nhưng thực tế theo quy định của Chính phủ dự án chỉ được tối đa 12 năm.

. Về quy trình thẩm định và các điều kiện cần thiết đối với chủ đầu tư và dự án đầu tư chặt chẽ hơn các NHTM, việc tiếp cận và hướng dẫn hồ sơ thẩm định, hồ sơ vay vốn các dự án gặp nhiều khó khăn do hồ sơ yêu cầu để cho vay rất nhiều và đòi hỏi chặt chẽ đúng TTĐTXDCB, trình tự đấu thầu vì vậy số dự án đủ điều kiện có thể thẩm định và cho vay được là không nhiều. Trong khi các NHTM hồ sơ cho vay đơn giản, việc thẩm định nhanh chóng hơn.

57

. Công tác phân loại nợ chưa được hướng dẫn và thực hiện phù hợp với thông lệ ngân hàng. Kết quả phân loại nợ thiếu cụ thể và không phù hợp với diễn biến thực tế của khoản nợ, của dự án nên khi đánh giá chung không phản ánh đúng thực chất của khoản nợ.

+ Trong thờ i gian qua, nền kinh tế có sự biến động khó lường về giá cả, sản xuất đình đốn, thiên tai, dịch bệnh… làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ vốn vay NHPT. Ở các thời điểm lãi suất lãi suất NHPT thấp hơn lãi suất NHTM, khi dự án gặp khó khăn về tài chính, chủ đầu tư thường có tư tưởng ưu tiên trả nợ các khoản vay có lãi suất cao trước và lợi dụng các khoản vay có lãi suất thấp của NHPT.

+ Do các nguyên nhân về thủ tục và hồ sơ giải ngân theo quy định của NHPT Việt Nam rất nhiều hồ sơ, thủ tục phức tạp hơn NHTM đặc biệt việc chủ đầu tư nếu vay trên 30% vốn TDNN phải tổ chức đấu thầu gây nhiều phức tạp cho khách hàng về việc hoàn thiện hồ sơ đấu thầu và gây lãng phí cho khách hàng khi phải tổ chức đấu thầu nên công tác giải ngân vốn vay trong thời gian qua cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu nguồn vốn đầu tư của các dự án. Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án cũng gây không ít khó khăn cho các chủ đầu tư nên khi thực hiện dự án do thiếu vốn tự có hoặc do không chứng minh hợp pháp được đối với nguồn vốn tự có đã đầu tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, dự án không thể hoàn thành hoặc hoàn thành không đúng tiến độ dẫn đến ảnh hưởng kế hoạch thu nợ theo đúng cam kết trong HĐTD. Nhiều dự án đã ký được HĐTD nhưng cũng không giải ngân được do khách hàng không hoàn thiện được hồ sơ theo đúng trình tự ĐTXDCB, đấu thầu.

- Các nguyên nhân chủ quan:

58

thập, xử lý, đánh giá thông tin của cán bộ tín dụng còn hạn chế; Một số kết luận thẩm định còn mang yếu tố chủ quan, chưa đầy đủ các căn cứ; Khả năng hiểu biết, chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, các ngành nghề cũng còn hạn chế dẫn đến việc xác định các thông số, các điều kiện tính toán hiệu qủa dự án bị hạn chế, chưa sát với thực tế thực hiện;

+ Quá trình thẩm định còn nặng về hồ sơ, tài liệu khách hàng gửi đến; việc khảo sát tình hình triển khai dự án , thẩm định thực tế còn hạn chế;

+ Chưa có hệ thống thông tin lưu trữ, đánh giá các dự án đã hoàn thành để tham khảo. Chi nhánh chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng và thông tin tín dụng để sử dụng cho việc quản lý dự án đầu tư;

+ Không phân cấp thẩm định cho các chi nhánh cụ thể tất cả các dự án đều được chuyển về NHPT thẩm định dẫn đến việc thẩm định kéo dài; Việc thẩm định tại Trung ương do 2 ban: Ban Tín dụng và Ban Thẩm định thực hiện thời gian kéo dài và các ý kiến chưa thống nhất chuyển qua lại về Chi nhánh mất nhiều thời gian.

+ Cơ chế phân công, phân nhiệm trong thẩm định chưa rõ ràng, chưa gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định đi đến cùng của dự án do theo quy trình của NHPT sau khi cán bộ thẩm định hoàn thiện công tác thẩm định và quyết định cho vay dự án được chuyển cán bộ tín dụng thực hiện quản lý và thu hồi nợ;

+ Do việc quản trị rủi ro của NHPT nói chung và Chi nhánh nói riêng còn chưa hiệu quả. Thêm vào đó, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin yếu kém, lạc hậu khiến cho việc thực hiện quản trị rủi ro chủ yếu làm theo phương pháp thủ công. Có thể nói đây là yếu kém lớn nhất, là một nguyên nhân của nhiều nguyên nhân về quản trị điều hành hiện nay.Việc quản trị rủi ro mới chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm và phương pháp thủ công, chưa có hệ thống quản trị danh mục đầu tư một cách khoa học và thống nhất. Bên cạnh đó, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59

NHPT cũng chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro chuẩn để các Chi nhánh có thể làm căn cứ chung trong quá trình quản trị rủi ro, vì thế, hầu hết các Chi nhánh đều chưa thể chủ động đón nhận rủi ro để có các giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả;

+ Trong công tác quản lý sau giải ngân : Một số cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm, chưa biết khai thác kịp thời thông tin báo cáo tài chính, thông tin khách hàng, còn hạn chế về khả năng phân tích và dự đoán tình hình hoạt động của dự án , chưa chủ động trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của dự án dẫn đến việc không phân tích được tình hình tài chính của khách hàng, phân tích nguồn trả nợ từ đó đôn đốc thu nợ.

60

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà nam luận văn ths (Trang 60 - 66)