Quy trình giải ngân

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà nam luận văn ths (Trang 29 - 31)

+ Lập KHGN tại Chi nhánh NHPT.

+ Xét duyệt và thông báo kế hoạch giải ngân tại Hội Sở chính NHPT. + Quy trình giải ngân: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân; Kiểm tra hồ sơ giải ngân; Trình duyệt giải ngân.

g) Kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay

Mục tiêu của việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay là đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và có những ứng xử thích

24

hợp kịp thời. Quá trình này bao gồm việc theo dõi khoản vay (thông tin khoản vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ, số nợ quá hạn…) và kiểm tra mục địch sử dụng vốn vay, kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hang, kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay…

h) Thu hồi vốn vay

Thu hồi vốn vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng (gồm cả hợp đồng sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng) đã ký giữa NHPT (Chi nhánh NHPT) và chủ đầu tư.

- Nguyên tắc thu hồi nợ: Chủ đầu tư trả nợ theo nguyên tắc trả nợ lãi trước (lãi quá hạn, lãi trong hạn); trả nợ gốc sau (gốc quá hạn, gốc trong hạn).

- Trong thời hạn ân hạn: Dự án phải thực hiện trả lãi vay hàng tháng kể từ khi phát sinh dư nợ.

- Trả nợ gốc: Căn cứ vào tính chất, khả năng trả nợ của dự án và khả năng huy động các nguồn vốn khác của chủ đầu tư.

Do hợp đồng cho vay vốn TDĐT thường kéo dài trong nhiều năm, việc thu hồi nợ gốc, nợ lãi phải được theo dõi khoa học, thuận tiện cho công tác phân loại nợ. NHPT có quyền thu hồi nợ trước hạn khi chủ đầu tư vi phạm các các cam kết trong hợp đồng về mục đích sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay… hoặc có nguy cơ rủi ro thanh toán.

1.2.2.11. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý TDĐT của Nhà nước * Các chỉ tiêu định lượng * Các chỉ tiêu định lượng

a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng

+ Quy mô cho vay, Dư nợ cho vay và Tốc độ tăng dư nợ vay

Quy mô cho vay (doanh số cho vay) là chỉ tiêu phản ánh chính xác và trung thực nhất về tình hình tín dụng mà Ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

25

Chỉ tiêu này có thể đánh giá ở mọi thời điểm và nó thể hiện quy mô hoạt động của Ngân hàng qua các năm.

Tuy nhiên, để đánh giá được hiệu quả quản lý tín dụng còn cần sử dụng chỉ tiêu Dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho dự án sau khi trừ đi số nợ gốc đã trả tại một thời điểm nhất định. Nếu doanh số cho vay và Dư nợ cho vay thấp chứng tỏ Ngân hàng có quy mô nhỏ, điều này có thể đánh giá được một phần khả năng hoạt động yếu kém của Ngân hàng, cán bộ tín dụng làm việc chưa hiệu quả.

Tốc độ tăng dư nợ vay được thể hiện qua công thức:

Tốc độ tăng dư nợ vay = ( Dư nợ cho vay kỳ này -1) * 100% Dư nợ cho vay kỳ trước

Dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng, còn tốc độ tăng dư nợ vay thể hiện mức độ mở rộng, tăng trưởng tín dụng qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay ngày càng tăng và Tốc độ tăng dư nợ cho vay càng lớn cho thấy vốn TDĐT của Nhà nước đã tham gia ngày càng nhiều dự án phát triển.

+ Tỷ lệ giải ngân vốn

Tỷ lệ giải ngân vốn = ( Số vốn đã giải ngân

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà nam luận văn ths (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)