Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà nam luận văn ths (Trang 38 - 40)

) * 100% Số vốn cho vay theo HĐTD

2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

2.1.1. Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu

a. Thống kê, thu thập các văn bản Pháp luật của Nhà nước, của NHPT về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Như nghị định 75/NĐ-CP về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các quy chế, quy trình quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do NHPT ban hành; Thu thập và nghiên cứu các giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. .v.v

b. Thống kê, thu thập các số liệu, tài liệu, báo cáo liên quan Nghiên cứu này, tác giả luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp:

- Các số liệu về báo cáo cho vay, thu nợ theo từng năm của Chi nhánh NHPT Hà Nam. Các số liệu được tính cho đơn vị 1 năm (không có số liệu theo tháng và theo quý).

- Báo cáo tình hình thực hiện thẩm định các dự án giai đoạn từ năm 2010-2014.

- Báo cáo tình hình cho vay theo lĩnh vực, ngành kinh tế giai đoạn từ năm 2010-2014.

- Báo cáo tình hình phân loại nợ, nợ xấu qua các năm giai đoạn từ năm 2010-2014.

33

Tác giả phải tổng hợp, so sánh báo cáo các năm với nhau để thấy được xu hướng, tốc độ tăng trưởng và tình hình quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Tác giả cũng tìm đọc một số luận án, luận văn nghiên cứu hình thành khung lý thuyết về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

2.1.2. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

2.1.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí về tình hình quản lý qua các năm…... Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý nguồn vốn tín dụng đầu tư. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận văn.

- Phân tích là chia vấn đề ra thành từng phần, tiếp cận chúng ở nhiều góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu, rồi tổng hợp lại thành quan điểm chung.

- Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về công tác thẩm định, quản lý qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).

34

- Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất để mô tả dữ liệu. - Các dự liệu sau khi được thống kê, mô tả, sẽ được tiến hành phân tích và tổng hợp để làm cơ sở cho các nhận định, đánh giá của tác giả đối với các vấn đề về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Có thể nói, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp sẽ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện Đề tài. Cụ thể: nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Nhận dạng các lợi ích, khó khăn, vướng mắc phổ biến trong quá trình quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,... từ đó tổng hợp, xác định rõ thực trạng quản lý và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà nam luận văn ths (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)