Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ liên quan

Một phần của tài liệu Phát huy lợi so sánh Quốc gia Việt Nam lĩnh vực Dệt may với mục đích phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam (Trang 64 - 68)

III. Một số giải pháp nâng cao lợi thế so sánh quốc gia của ngành dệt may Việt Nam

3.Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ liên quan

Công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng năm luôn đứng thứ 2 (sau dầu khí), do đó, việc tập trung phát triển ngành công nghiệp này theo hớng chuyên môn hoá và thu đợc giá trị gia tăng cao luôn là vấn đề đợc Chính phủ cũng nh các chuyên gia kinh tế quan tâm.

Song, bất cứ một ngành công nghiệp nào muốn phát triển mạnh mẽ đều phải dựa trên một nền tảng vững chắc, cũng nh có một mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp cả theo chiều dọc và chiều ngang. Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này đợc biểu hiện dới dạng chuỗi giá trị nh sau:

Trong chuỗi giá trị trên, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải đợc gọi là khu vực thợng nguồn, hay đây cũng chính là các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan chặt chẽ đến ngành may. Còn các giai đoạn cắt may, phân phối hàng may đợc gọi là khu vực hạ nguồn và là “động lực” thúc đẩy khu vực thợng nguồn phát triển. Trong thực tế, mặc dù không nhất thiết cần phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, song nếu tạo ra đợc mối liên hệ hữu cơ giữa các khâu trong những điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động lớn lao vào việc đảm bảo tính chủ động, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trờng trong nớc và thế giới.

Sự cần thiết phải tăng cờng quan hệ giữa ngành dệt và ngành may đợc thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:

Một là, liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lợng nguyên liệu các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu. Ngành may mặc, dù có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, song muốn tránh khỏi tình trạng gia công hàng hoá, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu FOB thì cần chú trọng đến sự phát

triển của ngành dệt. Bên cạnh đó, những khó khăn về thơng hiệu, nguồn vải và phụ liệu ổn định, kịp thời và đảm bảo chất lợng cũng là một đòi hỏi cần thiết đối với các doanh nghiệp ngành may.

Hai là, việc tăng cờng liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi phí do giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỉ lệ nội điạ hoá đợc nâng cao.

Ba là, liên kết dệt may giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nớc ngoài, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia.

Bốn là, liên kết dệt may góp phần tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu. Thực tế nhiều nớc cho thấy, việc nhập khẩu vải sợi và phụ liệu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, không chủ động đợc tiến độ sản xuất cũng nh thời gian giao hàng. Có nhiều doanh nghiệp, do vải và phụ liệu nhập khẩu bị chậm trễ, chịu chi phí bổ sung cao do vận chuyển bằng đ- ờng hàng không để đảm bảo thời gian giao hàng và giữ chữ tín với đối tác. Tuy nhiên, việc làm này chỉ có thể là giải pháp tạm thời, trong lâu dài sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ và bị phá sản. Vì vậy, nếu đợc cung cấp vải và phụ liệu từ nguồn nguyên liệu ổn định trong nớc các doanh nghiệp may sẽ giảm bớt rủi ro xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong nớc, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp dệt.

Năm là, liên kết dệt may tạo điều kiện mở rộng thị trờng ngành dệt, từ đó tăng qui mô sản xuất để đạt lợi thế về qui mô, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt, thu hút đầu t trực tiếp nớc ngoài, tăng tích luỹ để tiếp tục tái đầu t cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may

Bởi vậy, việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ là vô cùng quan trọng đối với phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng. Trên tinh thần đó cần có một chiến lợc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể, có mục đích rõ rằng, phơng án thực hiện khả thi. Để khắc phục sự yếu của ngành công nghiệp dệt may cần:

Một là, nâng cao trình độ thiết bị máy móc của các nhà máy cơ khí trong ngành, phải đổi mới thờng xuyên thiết bị, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về chất lợng cũng nh thời gian giao hàng. Nhà nớc cần xây

dựng và ban hành một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật chất lợng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, làm căn cứ cho định hớng phát triển. Cần nâng cấp, hoàn thiện các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lợng sản phẩm phụ trợ đạt trình độ quốc tế. Nhà nớc cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam, cũng nh hỗ trợ kinh phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghiệp phụ trợ.

Hai là, hạn chế và dần tiến tới không để xảy ra tình trạng nhập khẩu lậu các phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may vào Việt Nam từ Trung Quốc. Đồng thời khắc phục tình trạng tâm lý các doanh nghiệp không muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụ tùng, vì sợ không cạnh tranh nổi với sản phẩm của Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, nhất là cơ chế thị trờng hiện nay;

Ba là, Nhà nớc nên có những chính sách cũng nh những biện pháp làm bình ổn giá sắt thép trong nớc, không để xảy ra tình trạng giá sắt thép thờng xuyên biến động tăng cao, dẫn đến sản xuất phụ tùng không có hiệu quả;

Bốn là, do phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lợng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ khí trong ngành cha đủ vốn để đầu t. Bởi vậy, Nhà nớc nên có các giải pháp về tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong ngành đầu t nâng cấp, đổi mới trang thiết bị;

Năm là, giải pháp tạo dựng môi trờng đầu t, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Dựa trên cơ sở 5 nhóm ngành u tiên, xây dựng các chơng trình phát triển từng nhóm sản phẩm phụ trợ thích ứng. Nhằm thực hiện đợc các chơng trình này sẽ có các chính sách thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nớc, đồng thời có chính sách khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành. Trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển thì cần giúp đỡ, hớng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất các loại sản phẩm phụ trợ, cung ứng linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu cho sản xuất phụ trợ.

Sáu là, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. Nhân lực là khâu có ý nghĩa quyết định đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có công

nghiệp phụ trợ còn đang ở giai đoạn sơ khai. Để đảm bảo cho công nghiệp này phát triển, hoạt động, đáp ứng yêu cầu sẽ cần nhiều cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học có khả năng làm chủ các công nghệ đợc chuyển giao. Để vơn lên tầm cao, đủ sức cạnh tranh trên trờng quốc tế, cán bộ ngành này còn phải có năng lực, trình độ nghiên cứu, thiết kế, tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Do đó cần tích cực cải tiến, đổi mới giáo dục đào tạo, bồi dỡng cán bộ bằng mọi hình thức thiết thực, có hiệu quả.

Bảy là, giải pháp về hạ tầng cơ sở. Giao thông vận tải hiện nay ở nớc ta rất

yếu kém, cần phải tích cực đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện cả các mặt đờng bộ, đ- ờng sắt, đờng biển và đờng không. Các sân bay, hệ thống cảng cần đợc nâng cấp, đáp ứng chuyên chở hành khách và hàng hoá ngày càng tăng. Các kho hàng, các điểm tập trung hàng hoá ở các vùng kinh tế trọng điểm cần đợc mở rộng và xây dựng hiện đại hơn, phù hợp hơn.

Tám là, giải pháp về tài chính. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tợng hoạt

động chủ yếu trong lĩnh vực này nên cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ấy tiếp cận đợc với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu t phát triển. Trong việc đầu t nghiên cứu và phát triển sản xuất phụ trợ cũng cần tích cực hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nớc khác, đặc biệt là Nhật Bản để thành lập hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nớc cũng cần tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ.

Chín là, Để bắt nhịp với làn sóng nội địa hoá, Việt Nam cần sớm xây dựng

các cơ sở dữ liệu hiệu quả, một doanh nghiệp nên có đủ các thông tin về chính sách, các khả năng đặc biệt và kinh nghiệm của công ty, trang thiết bị sản xuất, độ chính xác chế tạo tính bằng minimet, chứng chỉ chất lợng, các khách hàng chính, doanh số bán hàng hằng năm, tổng vốn và số lao động sử dụng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong nớc, thiết lập quan hệ với các công ty sản xuất nớc ngoài.

Một phần của tài liệu Phát huy lợi so sánh Quốc gia Việt Nam lĩnh vực Dệt may với mục đích phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam (Trang 64 - 68)