Tình hình xuất khẩu hàng Dệt may

Một phần của tài liệu Phát huy lợi so sánh Quốc gia Việt Nam lĩnh vực Dệt may với mục đích phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam (Trang 27 - 31)

3. Đánh giá việc phát huy lợi thế so sánh của ngành Dệt may trong thời gian qua

3.1.Tình hình xuất khẩu hàng Dệt may

Ngành Dệt may Việt Nam đã có những bớc tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xuất khẩu hàng Dệt may cũng đạt đợc những kết quả tăng trởng khá ấn tợng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng Dệt may đã tăng liên tục từ mức 1,15 tỷ USD vào năm 1996 lên gần 2 tỷ USD vào năm 2001 và xấp xỉ 7,8 tỷ USD vào năm

2007 và khoảng 9,1 tỷ USD vào năm 2008. Trong năm 2009, dới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành Dệt may vẫn đạt giá trị xuất khẩu gần 9,2 tỷ USD. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu đã tăng khá nhanh kể từ năm 2002 đến nay, với mức tăng trung bình trong giai đoạn 2002-2008 khoảng 22%/năm.

Theo thị trờng, Hoa Kỳ có mức tăng trởng xuất khẩu cao nhất, đặc biệt là kể từ năm 2002 trở lại đây khi Hiệp định Thơng mại song phơng Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Chỉ riêng trong năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may vào thị trờng Hoa Kỳ đã tăng hơn 21 lần lên hơn 950 triệu USD, so với mức 45 triệu USD của năm 2001. Kể từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu của hàng Dệt may vào thị tr- ờng Hoa Kỳ cũng luôn tăng trởng nhanh, đạt đỉnh mức 3,8 tỷ USD vào năm 2007.

Tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam cũng tăng tơng ứng, từ mức xấp xỉ 34,6% vào năm 2002 lên gần 50,7% vào năm 2007. Các thị trờng chủ yếu khác của hàng Dệt may Việt Nam là EU và Nhật Bản. Thị trờng EU có mức tăng khá ổn định, từ mức 225 triệu USD vào năm 1996 lên 1,5 tỷ USD vào năm 2007. Trong khi đó, xuất khẩu hàng Dệt may vào Nhật Bản có diễn biến phức tạp hơn, mặc dù vẫn thể hiện xu hớng tăng: giá trị xuất khẩu năm 2000 là 620 triệu USD, giảm xuống còn 514 triệu USD vào năm 2003 và tăng liên tục lên 800 triệu USD vào năm 2007. Chỉ riêng ba thị trờng này đã chiếm hơn 81% giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh điểm gần 85,9% vào năm 2004.

Việc mở rộng tiếp cận thị trờng xuất khẩu cũng góp phần tạo điều kiện cho ngành Dệt may không ngừng lớn mạnh. Trong giai đoạn 2000-2006, ngành đã tạo thêm việc làm cho khoảng 600.000 lao động. Tính theo giá so sánh (năm 1994), trong giai đoạn 2000-2008, giá trị sản xuất của ngành dệt đã tăng gần 2,7 lần, từ gần 10.040 tỷ đồng lên hơn 26.950 tỷ đồng. Ngành may mặc thậm chí còn đạt đ- ợc tốc độ tăng trởng nhanh hơn, từ mức 6.040 tỷ đồng lên gần 26.620 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, ngành dệt hầu nh cha đáp ứng đợc đủ yêu cầu (cả về số lợng và chất lợng) cho ngành may. Nói cách khác, mối liên kết giữa ngành

dệt và ngành may mặc còn cha thật sự chặt chẽ. Ngành dệt còn mang hơi hớng thay thế nhập khẩu, nhng lại cha đạt hiệu quả và quy mô sản xuất cần thiết. Trong khi đó, ngành may mặc có tính định hớng xuất khẩu cao, nhng lại phải dựa vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Bảng: Tình hình xuất nhập khẩu hàng Dệt may, 2000-2008

Đơn vị tính: Triệu USD

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nhập khẩu

Bông 105.4 190.2 167.21 219.0 268 468

Sợi 317.5 338.8 339.59 544.6 744 788

Vải các loại 1.805,4 1.926,7 2.398,96 2.984,0 3.980 4.454 Nguyên phụ liệu máy móc, phụ tùng 1.825,9 1.724,3 1.774,2 1.952,0 2.152 2.376 Cộng nhập (cha kể hóa chất thuốc

nhuộm) 4.054,2 4.180,0 4.679,96 5.699,6 7.144 8.086

Kim ngạch xuất khẩu 3.609,1 4.385,6 4.838,4 5.834,0 7.794 9.082 Nguồn: Tài liệu xúc tiến kêu gọi đầu t phát triển ngành Dệt may

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm đáng kể nhu cầu đối với hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều biện pháp điều chỉnh, nhng việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm 2009 của các doanh nghiệp Dệt may là khó khăn và chúng ta đã không đạt đợc mục đích. Tuy vậy, cho đến hết năm 2009 kim ngach xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam vẫn đạt hơn 9,1 tỷ USD bằng 95,5% so với kế hoạch.

Nguồn: Ban Thông tin & Truyền thông Tập đo n Dà ệt May Việt Nam

Tại thị trờng Hoa Kỳ - thị trờng lớn nhất với tỷ trọng trên 55% trong giá trị xuất khẩu dệt may - các doanh nghiệp đã nỗ lực phối hợp với các nhà nhập khẩu trong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý trên cơ sở vẫn giữ vững chất lợng sản phẩm và dịch vụ. Nhờ đó trong năm 2008, hàng Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch vào Hoa Kỳ trên 5,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2007. Trong 9 tháng đầu năm 2009, nhập khẩu hàng Dệt may của Hoa Kỳ giảm đến 12,7% và hàng nhập từ hầu hết các nớc sản xuất chính đều giảm (từ Hồng Kông giảm 21%, từ Indonesia giảm 2,9%, từ Thái Lan giảm 25,6% và từ ấn Độ giảm 7,7%). Tuy nhiên, hàng Dệt may Việt Nam xuất vào thị trờng này vẫn tăng 18% về lợng và chỉ giảm 4,5% về giá trị.

Tại thị trờng Châu Âu - chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp đã cải thiện chất lợng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng nh tuân thủ quy chế mới về an toàn cho ngời tiêu dùng. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu

9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trờng này giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trớc.

Tại thị trờng Nhật Bản - thị trờng lớn thứ ba của ngành Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp đã tăng cờng hoạt động xúc tiến hợp tác đầu t, thơng mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trờng này không ngừng tăng trởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3%). Đây là kết quả đáng ghi nhận trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến các thị trờng mới. Trong 9 tháng đầu năm 2009, hàng Dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đã tăng 50%, ảrập Xêut tăng 23%, Thụy Sĩ tăng 12,7% và các nớc ASEAN tăng 7,8%.

Tại thị trờng nội địa, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lợc phục vụ cho ngời tiêu dùng. Các biện pháp đã và đang đợc thực hiện bao gồm đầu t mạnh hơn vào nghiên cứu thị trờng, thị hiếu, tăng cờng công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chơng trình đa hàng về nông thôn và tăng uy tín thơng hiệu. Những biện pháp này cũng thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lợc lấy nội địa làm thị trờng cơ bản để tồn tại và vợt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát huy lợi so sánh Quốc gia Việt Nam lĩnh vực Dệt may với mục đích phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam (Trang 27 - 31)