Phạm Tường 2000
Phạm Tường 2000 thể tập trung vào việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển trong một môi trường lành mạnh, an toàn mà không phải lo lắng về những bất ổn chính trị như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.
2.3.1.2. Kinh tế (Economy factors)
Trong bối cảnh nước ta đang tích cực mở cửa hội nhập với bằng chứng là đã gia nhập WTO, ký kết 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA),...và sắp tới là hàng loạt các hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì Việt Nam cũng đang tiến hành việc cắt giảm nhiều dòng thuế theo lộ trình đã cam kết. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp đã chính thức giảm xuống 20%-22% khi bước sang năm 2015 mới đây.
Tuy vậy, cũng theo dòng hội nhập thì từ nay đến năm 2018, thuế nhập khẩu của rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ các nước ASEAN cũng có sự sụt giảm mạnh, đặt ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Các doanh nghiệp Việt có nguy cơ phải đối mặt với các nhà bán lẻ nói chung và doanh nghiệp trong ngành thời trang may mặc nói riêng có quy mô hùng mạnh trong khu vực và trên khắp thế giới nhăm nhe gia nhập thị trường Việt Nam. Hơn nữa, các đối thủ tiềm tàng này hiện đang bỏ xa các doanh nghiệp nội địa nhờ vào cả tiềm lực và kinh nghiệm kinh doanh.
Theo xếp hạng của World Bank thì thị trường Việt Nam nằm trong top 25 thị trường tiềm năng nhất với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định và ở mức cao, năm 2014 tăng khoảng 5,98% - cao hơn mức tăng 5,42% năm 2013 và 5,25% năm 2012 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc (theo Tổng cục Thống kê năm 2014). Ngoài ra ngành bán lẻ ở thị trường Việt Nam luôn được đánh giá rất tiềm năng với sức mua lớn cũng như tốc độ tăng trưởng ổn định. Sức cầu nói chung và trong ngành thời trang nói riêng vẫn tiếp tục tăng, thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá quý I năm 2015 đạt 604,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10%