- Đối với vùng không có yếu tố địa hình hạn chế, giá trị trung bình của đà gió D(m)
2.2.2 Công trình gia cố bờ (kè biển)
Việc lựa chọn dạng kết cấu phụ thuộc vào điều kiện địa hình, địa chất, yêu cầu sử dụng, điều kiện thi công, cần đề ra nhiều phương án, phân tích kinh tế - kĩ thuật là cơ sở cho việc lựa chọn.
Kết cấu kè biển có 3 loại: Kè mái nghiêng, kè tường đứng và kè hỗn hợp như (hình 2.17), (hình 2.18), (hình 2.19)
2.2.2.1 Chân kè (chân khay)
Chân kè là bộ phận kết cấu chuyển tiếp của mái kè với bãi trước đê biển, có tác dụng chống xói chân mái dốc và làm nền tựa cho thân kè. Tùy thuộc vào đặc điểm làm việc của đê biển, tình hình xâm thực bãi biển, chiều cao sóng Hs, chiều dài sóng Ls và chiều dày lớp phủ mái D để mà lựa chọn loại chân kè và kích thước cấu tạo chân kè phù hợp.
2.2.2.2 Thân kè
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng tuyến đê mà lựa chọn dạng kết cấu gia cố mái kè phù hợp
Bảng 2.18 Dạng kết cấu bảo vệ mái và điều kiện áp dụng
Kết cấu lớp gia cố mái Điều kiện áp dụng
1. Trồng cỏ
- Sóng có chiều cao không quá 0,5 m, vận tốc dòng chảy dưới 1,0 m/s hoặc có bãi cây ngập mặn trước đê;
- Mái đê có điều kiện phù hợp để cỏ phát triển.
2. Đá hộc thả rối -Có nguồn vật liệu đá phong phú;
-Mái đê thoải, yêu cầu mỹ quan ít.
3. Đá hộc lát khan -Có nguồn vật liệu đá hộc phong phú, đủ đáp ứng yêu cầu lát khan;
-Nền đê thoát nước tốt.
4. Đá hộc xây
-Có nguồn vật liệu đá hộc phong phú, đủ đáp ứng yêu cầu xây kè bảo vệ mái đê;
-Mái đê đáp ứng yêu cầu ổn định khi gia cố mái bằng đá xây; -Sóng lớn có Hs cao trên 0,5 m, vận tốc dòng chảy trên 1,0 m/s,
loại đá rời không đáp ứng yêu cầu.
5. Thảm rọ đá
-Có nguồn đá phong phú nhưng khả năng cung cấp đá có kích
thước lớn bị hạn chế ;
-Sóng lớn có Hs cao trên 0,5 m, vận tốc dòng chảy trên 1,0 m/s ; -Có rọ thép chịu mặn.
6. Tấm bê tông đúc sẵn, ghép rời
-Sóng lớn, dòng chảy mạnh;
-Yêu cầu mỹ quan.
7. Tấm bê tông đúc sẵn, liên kết mảng.
-Sóng lớn, dòng chảy mạnh; -Có yêu cầu mỹ quan;
-Mái đê đáp ứng yêu cầu ổn định khi gia cố mái bằng các tấm bê tông đúc sẵn, ít thoát nước;
-Có điều kiện thi công và chế tạo mảng.
8. Hỗn hợp nhiều loại -Mực nước dao động lớn, mái gia cố dài; -Yêu cầu sử dụng khác nhau.
2.2.2.3 Đỉnh kè
Trường hợp đê không có tường đỉnh, trên đỉnh kè lát mái (cũng là đỉnh đê) phải bố trí gờ có chiều cao từ 0,2 m đến 0,5 m để đảm bảo an toàn giao thông. Kích thước mặt cắt gờ đảm bảo điều kiện thi công. Gờ trên đỉnh kè có thể bố trí đứt quãng.
Trường hợp đỉnh đê có tường hắt sóng (tường đỉnh), khi thiết kế đỉnh tường phải kết hợp với kết cấu đỉnh kè cho phù hợp. Bố trí tường đỉnh phía mép ngoài đỉnh đê để giảm thể tích đất đắp. Tường đỉnh có thể là tường đứng hoặc có dạng cong hắt sóng ra phía biển.
2.2.2.4 Tính toán chiều dày tấm bê tông gia cố mái - Tính kích thước vật liệu bằng công thức Pilarczyk:
(2-47) Trong đó:
Hs: Chiều cao sóng thiết kế (m) : Hệ số sóng vỡ
: Hệ số phụ thuộc vào hình dạng và cách lắp đặt cấu kiện. Lấy theo bảng 2.19
Bảng 2.19: Hệ số theo cấu kiện và cách lắp đặt
Loại cấu kiện và cách lắp đặt
Tấm lát đặt nằm 4 ÷ 4,5
Tấm lát đặt trên lớp geotextile và nền đất sét tốt 5
Tấm lát tự chèn 6
Tấm lát tự chèn trên lớp đệm tốt 8
- Tính kích thước vật liệu bằng công thức Hudson:
(2-48) Trong đó:
: Đường kính cấu kiện
: Hệ số ổn định của cấu kiện : Tỉ trọng riêng tương đối
: Khối lượng riêng của vật liệu làm cấu kiện