- Đối với vùng không có yếu tố địa hình hạn chế, giá trị trung bình của đà gió D(m)
2.2 Yêu cầu tính toán lựa chọn hình thức kết cấu và kích thước công trình bảo vệ bờ biển
vệ bờ biển
2.2.1 Đê biển
Đê biển xây dọc theo bờ biển thường được đắp bằng đất, mặt và đáy đê phía biển được bảo vệ chống sóng, phía bờ có rãnh thoát nước. Mái đê tương đối thoải, thỉnh thoảng có lõi không thấm, có nhiệm vụ chính là ngăn sóng tràn và thấm xuyên qua đê, gây ngập lụt và xâm nhập mặn vào phần đất phía sau đê. Dựa vào đặc điểm hình dạng hình học của đê ở phía biển, mặt cắt đê biển có thể chia thành 3 loại: đê mái nghiêng, đê tường đứng (gồm cả tường dốc gần đứng) và đê hỗn hợp.
2.2.1.1 Đê biển mái nghiêng
Độ dốc mái phía biển thông thường có hệ số mái dốc m = cotgα > 1. Thân đê chủ yếu đắp bằng đất, mái đê có lớp gia cố. Lớp gia cố mái có rất nhiều loại: đá lát khan, đá xây, đá đổ, tấm bê tông đúc sẵn, bê tông đổ tại chỗ, bê tông nhựa đường, đất xi măng, lợp cỏ … Đặc điểm đê mái nghiêng là độ dốc mái phía biển tương đối thoải, tính ổn định tốt, phản xạ sóng trước đê ít, đáy đê rộng, ứng suất phân bố đều trên đất nền.
Hình 2.11 Mặt cắt ngang đê biển mái nghiêng
Hình 2.12 Mặt cắt ngang đê biển mái nghiêng có mái gãy
Hình 2.13 Đê biển mái nghiêng có mặt cắt phức hợp
Độ dốc mái phía biển m = cotgα < 1, sau tường đắp bồi đất, giữa chúng có tầng lọc. Khối tường có thể bằng đá xây hoặc bê tông. Với kết cấu đá xây có thể là khối đá xây khan không có vữa mà các tảng hoặc khối đá xếp chèn lên nhau.
Hình 2.14 Mặt cắt ngang đê biển dạng tường đứng
2.2.1.3 Đê biển dạng hỗn hợp
Mặt phía biển của loại này có cả phần mái nghiêng lẫn phần tường đứng. Có 2 loại tổ hợp là: Mái nghiêng phía trên, tường đứng phía dưới. Cao trình đỉnh tường đứng ở khoảng mực nước triều cao trung bình
Hình 2.15 Mặt cắt ngang đê biển dạng hỗn hợp trên nghiêng, dưới đứng Mái nghiêng phía dưới, tường đứng phía trên. Tường đứng được đặt trên bệ đá đổ mái nghiêng. Đỉnh lăng thể mái nghiêng ở khoảng mực nước triều cao.
Hình 2.16 Mặt cắt ngang đê biển dạng hỗn hợp trên đứng, dưới nghiêng
2.2.1.4 Xác định kích thước mặt cắt cơ bản của đê biển
Trước hết cần xác định phạm vi và mức độ quan trọng của đối tượng bảo vệ để đưa ra cấp công trình và quy định các tiêu chuẩn phòng chống cho các cấp đê, sau đó tính toán xác định các tần số lũy tích và chu kỳ lặp của mực nước triều, các yếu tố sóng tương ứng với tiêu chuẩn phòng chống đề ra.
Cao trình đỉnh đê
Cao trình đỉnh đê được xác định theo công thức:
Zđp = Zp + Hnd + Ru + ∆Z (2-45)
Trong đó:
– Mực nước biển cao thiết kế với tần suất p, m; – Chiều cao nước dâng do bão;
– Chiều cao sóng leo của sóng thiết kế, m; – Trị số gia tăng chiều cao an toàn, m;
Nếu Zp được xác định hoàn toàn bằng số liệu thực đo, trong đó đã bao gồm cả thành phần nước dâng thì không xét số hạng Hnd nữa.
Tần suất thiết kế của mực nước và chiều cao gia tăng an toàn được xác định tùy theo cấp đê.Trường hợp đã cho phép sóng tràn qua đỉnh thì = 0.
Chiều rộng đỉnh đê
Chiều rộng đê biển không nhỏ hơn 3 ÷ 4m, thường lấy 4 ÷ 6m. Ngoài ra do các yêu cầu sử dụng có thể mở rộng thêm.
Độ dốc mái đê
Mái đê có thể xác định sơ bộ theo bảng 2.17 sau đó cần kiểm chứng bằng tính toán ổn định và chiều cao sóng leo để chọn độ dốc mái đê hợp lý.
Bảng 2.17 Xác định độ dốc mái đê
Loại hình đê biển và gia cố mái Hệ số mái dốc phía biển Hệ số mái dốc phía trong Đê mái nghiêng Đá hộc lát khan 2,5 ÷ 3,0 - Trên nước: 2,0 ÷ 3,0 - Dưới nước: + Bùn lẫn cát: 5 ÷ 10 + Đất thịt: 5 ÷ 7 Đá xây vữa 2,0 ÷ 2,5 Đá đổ 2,0 Tấm bê tông đúc sẵn 1,5 ÷ 2,0 Dạng tường dốc 0,3 ÷ 0,5
Dạng hỗn hợp Tham khảo các loại tươngứng
Để hạn chế chiều cao sóng leo thì có thể bố trí thềm giảm sóng ở mái ngoài. Cao trình thềm giảm sóng thường bố trí ở khoảng mực nước cao thiết kế. Chiều rộng thềm giảm sóng thường lấy bằng 1 ÷ 2 lần chiều cao sóng thiết kế, không nhỏ hơn (2 ÷ 3) m.