Với bất kỳ một loại sản phẩm nào được sản xuất ra thì chất lượng của sản phẩm đó bao giờ cũng là vấn đề mà người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Đặc biệt đối với những sản phẩm là lương thực, thực phẩm, đồ uống thì chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu hàng đầu của người tiêu dùng. Cụ thể là đối với sản phẩm chè - nước giải khát thì chất lượng sản phẩm chè ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam tuy được đánh giá cao song so với yêu cầu cao của thị trường nhập khẩu thì chất lượng vẫn còn khá thấp, do nhiều nguyên nhân: “nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng vườn chè không được chăm sóc đúng kỹ thuật, không được bón phân hữu cơ, đất bị suy dinh dưỡng, độ ẩm ngày càng thấp…đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguyên liệu.
Chính sự kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ cộng vói kỹ thuật chế biến lạc hậu, công tác kiểm tra giám sát chất lượng còn hạn chế. Dẫn đến chất lượng sản phẩm chè rất kém ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm chè của Việt Nam. Trong khi đó, thời gian gần đây việc các nước nhập khẩu tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nhập khẩu, đặt ra yêu cầu cao cho các nước xuất khẩu
Hơn nữa chất lượng chè thấp ảnh hưởng đến giá chè xuất khẩu của Việt Nam. Do đó việc nâng cao chất lượng chè là chìa khóa để thành công trong việc
nâng cao năng lực cạnh trạnh của sản phẩm chè, nhất là trong điều kiện hội nhập WTO như hiện nay.
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi một biện pháp tổng hợp liên quan đến nhiều khâu của sản xuất chế biến chè. Từ khâu chọn giống phù hợp với khí hậu, đất đai từng vùng; đến kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch bảo quản nguyên liệu cho chế biến. Và khi đã có nguyên liệu tốt cho chế biến thì kỹ thuật chế biến ảnh hưởng đến hương vị, màu sắc, độ gẫy,..của chè thành phẩm. Nên đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nguyên liệu cho chế biến. Trong quá trình chế biến phải thường xuyên kiểm tra chất lượng từng công đoạn đảm bảo theo tiêu chuẩn đặt ra về yêu cầu cảm quan, mầu sắc, hương vị….Nâng cao chất lượng của từng khâu sẽ góp phần nâng cao chất lượng chè thành phẩm làm cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè trên thị trường.
Đối với nhà sản xuất:
- Tích cực tham gia vào các dịch vụ khuyến nông, các lớp tập huấn về phương pháp gieo trồng và quản lý chất lượng
- Tích cực tham gia vào chương trình quản lý sâu bệnh để học những kiến thức về sâu bệnh (bao gồm kiến thức về lượng và thành phần thuốc trừ sâu và phân bón) để hạn chế thiệt hại đối với môi trường, sức khỏe và chất lượng chè.
- Sử dụng phương pháp canh tác phù hợp thay thế phương pháp cũ. Ví dụ hái chè nhiều lần thay vì một lần, hái búp chè thay vì cả cuộng. đốn chè cũ hang năm, cắt bớt cây chè vào cuối mùa xuân thay vì cuối thu (bụi chè phải được đốn ít nhất 4 năm một lần để làm trẻ hóa cây chè và giữ cho cây có độ cao vừa phải khi hái chè), trồng cây che bong và che gió lạnh.
- Quản lý tốt hơn nguồn thủy lợi để đảm bảo thu hoạch vào mùa khô và sản xuất cả năm (dù quản lý nước không phải luôn luôn và hoàn toàn do người sử dụng quản lý )
- Giảm dần giống chè cũ bằng giống chè cao sản mới để sản xuất chè vừa có chất lượng cao vừa có sản lượng cao hơn. Một bụi chè được chè từ 50 đến 70 năm nhưng sau 30 năm sản lượng bắt đầu giảm do cây đã đạt được tuổi đời cho năng suất cao nhất.
- Trồng giống chè mới khi mở rộng diện tích trồng chè thay thế giống chè cũ.
- Tăng cường liên kết về phương pháp canh tác; sử dụng vật tư đầu vào và tiêu chuẩn chất lượng. Bằng cách sáng tạo và tham gia tích cực vào nhóm hoặc hội nông dân.
Đối với các nhà chế biến
- Tiếp nhận và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng liên kết để mua nguyên liệu thô
- Lựa chọn búp chè và để riêng chè chất lượng kém với chè chất lượng tốt
- Trả tiền cho nông dân theo chất lượng lá chè để khuyến khích họ sản xuất chè có chất lượng tốt hơn, thông báo cho họ các tiêu chí đánh giá chất lượng.
- Giảm dần các phương pháp chế biến Orthodox, thay bằng phương pháp CTC bởi phương pháp này cung cấp cánh chè nhỏ hơn phù hợp với chè túi. - Giảm dần các thiết bị chế biến cũ thay bằng thiết bị mới nhằm tăng chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường cũng như chi phí lao động.
- Đảm bảo lưu kho phù hợp cho chè đã được chế biến, loại trừ không khí, bao bì bảo quản phù hợp.
- Sử dụng quy trình đóng bao phù hợp nhằm giảm rủi ro thoái hóa do điều kiện vận chuyển không tốt.
- Thay thế đóng bao lớn bằng cách phân chia thành từng gói nhằm tránh thoái hóa do tiếp xúc độ ẩm